3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.5.3. Các giải pháp PCCCR
Căn cứ vào kết quả điều tra về phương pháp tổ chức thực hiện công tác PCCCR tại khu vực nghiên cứu. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Những mặt thuận lợi và khó khăn hạn chế trong công tác PCCCR. Đề tài đưa ra một số giải pháp như sau:
3.5.3.1. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân tích cực tham gia PCCCR
Tuyên truyền giáo dục là biện pháp hàng đầu trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Do vậy phải được làm thường xuyên và liên tục có trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức phong phú, sâu rộng trong nhân dân. Nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá việc bảo vệ rừng nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Phối hợp giữa lực lượng kiểm lâm với
73
các ban ngành đoàn thể để phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR.
* Nội dung tuyên truyền:
- Các văn bản pháp luật của Nhà nước về bảo vệ rừng, PCCCR ... với nhiều hình thức. Trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài phát thanh - Truyền hình) in các ấn phẩm, tờ rơi về PCCCR, biên soạn các tài liệu ngắn gọn mở cuộc thi tìm hiểu (Luật Lâm nghiệp) ở các xã. Xây dựng các bảng tin, biển báo và xây dựng quy ước bảo vệ rừng ở các thôn, bản tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
- Đi đôi với tuyên truyền cần tổ chức tốt việc tập huấn, học tập nghiệp vụ nhằm nâng cao nghiệp vụ PCCCR và bảo vệ rừng.
- Biên tập và in ấn áp phích, tờ rơi với các nội dung về bảo vệ rừng và PCCCR, những quy trình về sản xuất nương rẫy, những quy định sử dụng lửa...phát đến các hộ gia đình đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa ở các vùng trọng điểm PCCCR.
3.5.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện và nâng cao năng lực PCCCR.
- Kiện toàn, củng cố bộ máy Ban chỉ huy công tác PCCCR từ Trung ương xuống địa phương, phải đồng bộ chặt chẽ và thống nhất. Ban chỉ huy PCCCR thường xuyên chỉ đạo các ban chỉ huy PCCCR ở cấp xã và các tổ đội xung kích PCCCR ở các Khu dân cư.
- Hàng năm vào đầu mùa khô, tăng cường tập huấn, diễn tập chữa cháy rừng cho lực lượng PCCCR và người dân trong xã.
- Mọi lực lượng, phương tiện phải chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng phối hợp cứu chữa khi xảy ra cháy rừng.
- UBND các xã thực hiện tốt các nội dung về công tác quản lý bảo vệ rừng: Xác định rõ diện tích từng loại rừng, ranh giới các khu rừng, các hợp đồng giao nhận khoán bảo vệ, khoanh tái sinh và trồng rừng của các tổ chức, hộ gia
74
đình và cá nhân. Chỉ đạo các Khu dân cư xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng theo đúng pháp luật hiện hành. Phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn chỉ đạo lực lượng Công an, dân quân tự vệ, tổ chức quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn xã, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại tới rừng. Tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp PCCCR, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ khẩn trương giúp chủ rừng chữa cháy khi xảy ra cháy rừng.
3.5.3.3. Giải pháp về thể chế và chính sách
- Nâng cao trình độ dân trí và nhận thức của người dân hỗ trợ người dân trong xã, xoá đói giảm nghèo bằng việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đến những thôn, bản vùng sâu, vùng xa.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao khoản bảo vệ rừng, để rừng thực sự có chủ. Gắn trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
- Tăng cường nguồn kinh phí, đầu tư các trang thiết bị PCCCR tại chỗ cho lực lượng chữa cháy rừng như: Máy bơm nước, bể chứa nước, bình nước đeo vai, quần áo, dày dép và những trang thiết bị: Bàn dập lửa, dao phát, cuốc xẻng, cưa xăng…
- Cần có những chính sách đãi ngộ thoả đáng với những người làm nhiệm vụ PCCCR, khen thưởng các tổ chức, cán nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng và PCCCR. Để công tác PCCCR tại địa bàn nghiên cứu hoạt động có hiệu quả. Đề nghị Ban chỉ huy PCCCR tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa hỗ trợ nguồn kinh phí thường xuyên để duy trì hoạt động công tác PCCCR, chi trả công cho người đi tuần tra canh gác, người tham gia chữa cháy, khen thưởng người có thành tích trong công tác PCCCR.
75
Địa phương cần tiếp tục rà soát các vùng rừng dễ cháy để quy vùng sản xuất nương rẫy để phòng cháy lan vào rừng, vì qua nghiên cứu phần lớn các vụ cháy xảy ra chủ yếu do người dân địa phương đốt nương rẫy gây cháy lan vào rừng. Khi sản xuất nương rẫy, trồng rừng phải tuyệt đối tuân theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Các khu vực rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh theo kế hoạch phải tiến hành phân chia theo các lô có ranh giới phòng cháy bởi các đường băng cản lửa. Căn cứ vào quy chế quản lý bảo vệ rừng các chủ rừng phải chủ động trích kinh phí để xây dựng các đường băng cản lửa, các đường băng cản lửa có thể là băng trắng hoặc băng xanh.
Hệ thống đường băng cản lửa được thiết kế và xây dựng phù hợp với điều kiện địa phương ở những khu vực trọng điểm dễ cháy rừng để kịp thời ngăn cản nguy cơ lan rộng. Trước mắt tu sửa lại hệ thống đường băng trắng đã có và xây dựng đường băng xanh cản lửa với loài cây bản địa như: Vối thuốc, Thẩu tấu, Dứa dại,… và những cây thường xanh quanh năm nhiều tầng tán khó cháy.
* Phương pháp trồng rừng hỗn giao và đường băng xanh cản lửa
Đây là phương pháp trồng loại cây trồng chính và các loài cây bản địa khác có khả năng chịu lửa cao như: Thẩu tấu, Dứa dại…, nhằm hạn chế tối đa nạn cháy rừng ở các diện tích rừng trồng, phương pháp là trồng hỗn giao, theo băng. Biện pháp này có tác dụng hạn chế được cháy lan, giảm xói mòn đất đồng thời còn sử dụng đường ranh giới rừng của các chủ rừng.
* Phương pháp đốt dọn thực bì, giảm vật liệu cháy:
Hàng năm, trước mùa khô hanh, các chủ rừng phải chủ động tiến hành tu sửa đường băng cản lửa. Công việc cụ thể là phải dọn sạch toàn bộ thực bì xới mặt đất lại một lần nữa trên đường băng cũ vận chuyển ra ngoài mép đường băng theo đúng quy trình kỹ thuật. Đây là biện pháp thiết thực trong công tác PCCCR, không tốn nhiều công sức mà hạn chế được cháy lan.
76
- Xây dựng hệ thống trị canh và dụng cụ PCCCR cần được chuẩn bị sẵn sàng trước mùa khô hanh.
- Thường xuyên tu sửa, thay thế các thiết bị PCCCR, các cọc mốc biển báo ở các khu vực trọng điểm.
3.5.3.5. Giải pháp kinh tế xã hội
- Để nâng cao hiệu quả của công tác PCCCR, quan trọng nhất là có sự tham gia tích cực của người dân địa phương. Vì vậy cần nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân. Muốn vậy cần những cơ chế chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế, có như vậy mới làm giảm được sức ép vào rừng tự nhiên.
- Thu hồi đất rừng của các tổ chức sử dụng không hiệu quả giao lại cho người dân địa phương để quản lý bảo vệ và phát triển rừng. Ưu tiên cho các hộ dân chưa được giao đất, giao rừng, thiếu đất sản xuất.
- Quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy cố định cho người dân. Vùng sản xuất nương rẫy phải được xác lập cụ thể, phân vùng, cắm mốc, niêm yết ngoài thực địa và được thể hiện trong bản đồ hiện trạng.
- Hỗ trợ đào tạo nghề cho người dân tộc thiểu số; đưa vào áp dụng các mô hình nông lâm kết hợp có hiệu quả cao; cung cấp các nguồn giống cây rừng có chất lượng đến người dân.
- Tận dụng các chính sách của nhà nước về BV&PTR và các chương trình dự án đầu tư để hỗ trợ người dân trong khoán bảo vệ rừng tự nhiên, cũng như phát triển rừng trồng.