1. Đặt vấn đề
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu
a) Vị trí địa lý:
Huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình có vị trí địa lý từ: 16055’ đến 17022’ vĩđộ Bắc, và từ 106025’ đến 106059’ độ kinh Đông; có ranh giới:
- Phía Bắc giáp huyện Quảng Ninh.
- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị). - Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Savanakhẹt của nước Cộng hoà DCND Lào. (UBND huyện Lệ Thủy 2017).
Hình 1.2. Sơđồ vị trí huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
b) Đất đai, thổ nhưỡng:
Kết quả điều tra phân loại cho thấy toàn huyện có 8 nhóm đất với 33 đơn vịđất, số lượng và chất lượng các đơn vịđất như sau:
- Nhóm đất cát: Diện tích khoảng 16,1 nghìn ha chiếm 11,46 % diện tích đất tự nhiên toàn huyện, và gần 45 % diện tích vùng cát toàn tỉnh.
- Nhóm đất mặn: Được hình thành từ những sản phẩm phù sa sông, lắng đọng trong môi trường nước mặn, có diện tích 545 ha chiếm 0,39 % diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới trung bình hoặc nhẹ, càng gần cửa sông càng nặng hơn. Hiện nay loại đất đang được sử dụng trồng 1 - 2 vụ lúa. Tuy nhiên về mùa khô hạn nơi nào chưa chủđộng được nước ngọt thường bị bốc mặn làm năng suất lúa bị giảm mạnh.
- Nhóm đất phèn: Diện tích khoảng 2.752 ha, chiếm 1,95 % diện tích tự nhiên. Đất có thành phần cơ giới thường là thịt nặng ởđịa hình thấp, khá bằng phẳng dễ bị ngập úng.
- Nhóm đất phù sa: Diện tích 6.035 ha, chiếm 4,28% diện tích tự nhiên. Hầu hết diện tích đất phù sa ở những nơi cao trồng các loại cây trồng ngắn ngày, ở những nơi thấp trồng 2 vụ lúa cho năng suất khá cao.
- Nhóm đất gley: Diện tích 1.327 ha, chiếm 0,94% diện tích tự nhiên. Đây là loại đất có độ phì khá nhưng do ở vùng thấp trũng khó thoát nước nên đất chặt bí, chua nhiều.
- Nhóm đất mới biến đổi: Diện tích 1.008 ha, chiếm 0,71 % diện tích tự nhiên. Loại đất này thích hợp với lúa và các loại cây ngắn ngày.
- Đất có tầng loang lổ: Diện tích 716 ha, chiếm 0,51 % diện tích tự nhiên. Đất có phản ứng chua, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp.
- Nhóm đất xám: Diện tích 101,1 nghìn ha, chiếm 71,72 % diện tích tự nhiên. Đất được hình thành, phát triển trên các loại đá mẹ khác nhau như: đá sa phiến thạch, granit.
- Nhóm đất đỏ: Diện tích 1,3 nghìn ha, chiếm 0,16 % diện tích tự nhiên. Đất có độ phì khá, kết cấu tốt, thích hợp với cây công nghiệp dài ngày.
- Đất tầng mỏng: Diện tích có 6,3 nghìn ha, chiếm 4,49 % diện tích tự nhiên. Loại đất này có tầng đất mỏng lẫn nhiều đá và kết von, ít thích hợp với sản xuất nông nghiệp, chỉ nên phát triển lâm nghiệp, trồng những cây phát triển nhanh, che phủđất, cải tạo môi sinh (UBND huyện Lệ Thủy 2017).
c) Khí hậu, thủy văn:
Huyện Lệ Thủy mang đặc trưng chế độ khí hậu Nhiệt đới gió mùa, trung bình một năm có 1.750 - 1.900 giờ nắng; một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 9 và kết thúc vào tháng 02 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 24,6 0C, tháng giêng có nhiệt độ thấp nhất là 16,9 0C, tháng cao nhất (tháng 6) là 34,3 0C. Lượng
mưa hàng năm dao động trong khoảng 1.448 mm - 3.000 mm, lượng mưa cả năm cao nhưng phân bổ vào các tháng không đều, mưa lớn tập trung vào các tháng 9, 10, 11 riêng lượng mưa tháng 10, 11 chiếm hơn 75% lượng mưa cả năm (từ 1.150 - 1.455 mm). Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 có nền nhiệt độ cao; trong mùa khô thường có gió mùa Tây Nam sau khi đi qua lục địa Thái - Lào và dãy Trường Sơn bị mất độ ẩm nên gây ra khô nóng gay gắt (UBND huyện Lệ Thủy 2017).
Khác với nhiều con sông khác ở miền Trung, sông Kiến Giang bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy về biển, nhưng khi đến vùng đồng bằng bị dãy cát ven biển chặn lại nên chảy về phía Bắc, gặp sông Đại Giang tại xã Hiền Ninh huyện Quảng Ninh thành sông Nhật Lệ và đổ ra biển tại cửa Nhật Lệ, thành phốĐồng Hới. Nhờ sông Kiến Giang uốn lợn quanh co nên nhận thêm các phụ lưu chính như: Rào Con, Rào Ngò, Rào Sen, Rào Phú Hoà, Phú Kỳ, MỹĐức nên tạo ra vùng đồng bằng 2 huyện Quảng Ninh - Lệ Thủy rộng lớn, màu mỡ cùng nhiều đầm phá nước lợ với sự đa dạng sinh học cao. Sông suối ở Lệ Thuỷ có đặc điểm là chiều dài ngắn, dốc nên tốc độ dòng chảy lớn. Sự phân bố dòng chảy ở Lệ Thuỷ theo mùa rõ rệt. Mùa mưa thường gây lũ lụt. Mùa khô ít mưa, vùng đất thấp ở hạ lưu sông Kiến Giang nhiễm mặn, phèn ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp (UBND huyện Lệ Thủy 2017).
1.2.2. Điều kiện dân sinh - kinh tế
a) Dân cư:
Theo số liệu thống kê năm 2008: dân số của huyện Lệ Thuỷ là 143.702 người, trong đó có 71.483 người nam và 72.219 người nữ; có 11.776 người ở thành thị, 131.926 người sống ở nông thôn; mật độ dân cư trung bình là 102,5 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số của huyện là 0,95% [28].
Đại bộ phận dân cư huyện Lệ Thuỷ là người Kinh phân bố trên hầu khắp các địa bàn của huyện từ đồng bằng ven sông, ven biển đến gò đồi trung du, từ thị trấn đến các vùng nông thôn. Phía Tây huyện có đồng bào dân tộc
Vân Kiều ở 3 xã vùng cao Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy; mật độ dân cư thưa thớt, trình độ dân trí và phương thức canh tác còn lạc hậu, kém hiểu biết về kinh tế thị trường (UBND huyện Lệ Thủy 2017).
b) Về xã hội:
Huyện Lệ Thủy có cơ sở hạ tầng khá, hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn tương đối thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá nông lâm nghiệp (UBND huyện Lệ Thủy 2017).
c) Giao thông:
Nhờ huy động được nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng, đến nay mạng lưới giao thông trên địa bàn huyện đã có bước phát triển tương đối khá, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển, đảm bảo các nhu cầu xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn. Cụ thể:
- Đường quốc lộ (QL 1A, đường Hồ Chí Minh Đông Tây) có chiều dài 110,5 km, mặt đường nhựa và Bê tông xi măng.
- Đường tỉnh lộ có chiều dài 134 km, tỉnh lộ 560 (TL 10 củ), TL 565 (TL16 củ), đường ven biển 569) trong đó mặt đường nhựa 80 km, mặt đường đất 55 km.
- Đường liên xã có chiều dài 296,7 km, trong đó mặt đường nhựa 102,3 km, mặt đường Bê tông xi măng 18,2 km, mặt đường cấp phối 126,2 km, đường đất 48 km.
- Đường liên thôn, xóm có chiều dài 640 km, có 93 km đã được bê tông hóa, còn 597 km đường đất, cấp phối.
- Đường nội thôn, bản chiều dài 500 km, trong đó khoảng 150 km mặt đường Bê tông xi măng, còn lại là mặt đường cấp phối và đường đất.
- Các tuyến đường đến đồng ruộng dài 156 km, trong đó 42 km mặt cấp phối và đường đất.
- Công trình giao thông: Có 39 cầu với chiều dài 2.321 m và khoảng 400 cống với chiều dài 600 m.
+ Đường sắt: Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua huyện có chiều dài 31,5 km, có 4 ga: Thượng Lâm, Mỹ Trạch, Phú Hòa và MỹĐức.
+ Đường thuỷ:
Đường sông: Sông Kiến Giang 52 km chia làm 3 đoạn: đoạn Xóm Bang - Trốc Vực dài 14 km, về mùa hè thường bị cạn, đoạn Trốc Vực - An Lạc dài 18 km, đoạn An Lạc - Nhật Lệ dài 20 km đảm bảo cho loại tàu 30 - 50 tấn đi lại.
Đường biển: đường ven biển qua 3 xã Ngư Thuỷ Bắc, Ngư Thuỷ Trung và Ngư Thuỷ Nam có chiều dài 34 km (UBND huyện Lệ Thủy 2017).
d) Y tế:
Thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, y tế dự phòng, các cấp chính quyền đầu tư xây dựng, mua sắm trang thiết bị, bổ sung cán bộ chuyên môn cho các bệnh viện huyện, trung tâm y tế và hệ thống y tế xã, thị trấn nên đã đạt được nhiều thành tựu tích cực (UBND huyện Lệ Thủy 2017).
Nhờ cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư nâng cấp; đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường số lượng và nâng cao chất lượng nên chất lượng khám, chữa bệnh được nâng lên, đảm bảo chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Toàn huyện có 37 cơ sở y tế, trong đó gồm bệnh viện trung tâm, trung tâm y tế và 28 cơ sở y tế xã, thị trấn và phòng khám tư nhân phân bố khá hợp lý trên địa bàn. Tổng số giường bệnh là 338 giường, đạt 24,1 giường bệnh/10.000 dân; tổng số cán bộ y tế 340 người, trong đó ngành y có 300 người, bình quân có 4,2 bác sỹ trên 10.000 dân (UBND huyện Lệ Thủy 2017).
e) Giáo dục:
Sự nghiệp giáo dục, đào tạo của huyện Lệ Thủy phát triển khá toàn diện và ổn định. Chất lượng giáo dục luôn được coi trọng, các điều kiện phục vụ cho giảng dạy được quan tâm, từng bước đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn quốc gia. Đến nay, trên địa bàn huyện có 04 trường Trung học phổ
thông, 01 trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, 01 trường Trung học phổ thông kỹ thuật, 01 Trung tâm giáo dục thường xuyên, 24 trường Trung học cơ sở, 32 trường Tiểu học (trong đó có 01 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật), 05 trường Tiểu học và Trung học cơ sở và 30 trường Mầm non. Hệ thống trường lớp các cấp được phân bố khá hợp lý ở các vùng trên địa bàn huyện, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập, đào tạo và rèn luyện của con em trong huyện, nhất là bậc học mầm non, tiểu học, THCS và THPT; Trung tâm GDTX, Trường trung học phổ thông kỹ thuật đã góp phần việc nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn (UBND huyện Lệ Thủy 2017).