1. Đặt vấn đề
3.4.4. Biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ rừng và PCCCR trong nhân dân bằng nhiều hình thức phong phú qua các phương tiện thông tin đại chúng, tờ rơi, áp phích, đội tuyên truyền lưu động... chú trọng đến các đối tượng như người làm nương rẫy, học sinh trong nhà trường, thanh thiếu niên.
- Cần quán triệt phương châm chỉ đạo: “Phòng là chính, cứu chữa kịp thời” không để xảy ra cháy lan, thực hiện tốt phương châm 4 tại chỗ trong chữa cháy rừng đó là: Lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ. Củng cố và tăng cường các hoạt động của Ban chỉ huy
PCCCR từ tỉnh đến cơ sở, các tổ, đội xung kích bảo vệ rừng của xã, Công ty lâm nghiệp quốc doanh.
- Phát động toàn dân tích cực tham gia sự nghiệp bảo vệ rừng và phát triển rừng, phát triển mạnh trồng rừng kinh tế để đem lại thu nhập cho người dân, góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc đồng thời cung cấp gỗ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và gỗ củi cho nhân dân, giảm sự lệ thuộc vào khai thác tài nguyên rừng tự nhiên.
- Tăng cường lực lượng Kiểm lâm cho các vùng trọng điểm vào mùa khô, đưa Kiểm lâm về công tác tại xã để làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền xã về PCCCR. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Công an, Quân đội để thực hiện các phương án PCCCR đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khi cháy rừng xảy ra cần nhanh chóng huy động lực lượng tại chỗđể khoanh vùng chia cắt đám cháy, phát dọn sạch thực bì không để cháy có điều kiện lan rộng, dập tắt đám cháy xong sau đó phải tổ chức khắc phục hậu quả.
- Hướng dẫn các chủ rừng thực hiện các biện pháp PCCCR. Khi người dân đốt nương làm rẫy phải báo trước với chính quyền địa phương để cử người cùng canh gác, không được đốt gần rừng mà phải cách xa bìa rừng, khi lửa tắt hết mới được ra về…
KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ