1. Đặt vấn đề
3.4.3. Một số giải pháp góp phần cho công tác PCCCR tại địa bàn nghiên cứu
nghiên cứu
Căn cứ vào kết quả điều tra về phương pháp tổ chức thực hiện công tác PCCCR tại khu vực nghiên cứu. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. Những mặt thuận lợi và khó khăn hạn chế trong công tác PCCCR. Đề tài đưa ra một số giải pháp như sau:
3.4.3.1. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục, công tác dân vận và nâng cao năng lực cộng đồng trong PCCCR
* Về tuyên truyềngiáo dục:
Tuyên truyền giáo dục là biện pháp hàng đầu trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR. Do vậy phải được làm thường xuyên và liên tục, có trọng tâm, trọng điểm bằng nhiều hình thức phong phú, sâu rộng trong nhân dân. Nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá việc bảo vệ rừng nhất là vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Phối hợp giữa lực lượng Kiểm lâm với các ban ngành, đoàn thể để phát huy sức mạnh tổng hợp toàn dân tham gia bảo vệ rừng và PCCCR.
Nội dung tuyên truyền:
- Các văn bản pháp luật của Nhà nước về bảo vệ rừng, PCCCR... với nhiều hình thức. Trên các phương tiện thông tin đại chúng (Báo, Đài phát thanh - Truyền hình) in các ấn phẩm, tờ rơi về PCCCR, biên soạn các tài liệu ngắn gọn mở cuộc thi tìm hiểu về Luật Lâm nghiệp ở các xã. Xây dựng các bảng tin, biển báo và xây dựng quy ước bảo vệ rừng ở các thôn, bản tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng.
- Biên tập và in ấn áp phích, tờ rơi với các nội dung về bảo vệ rừng và PCCCR, những quy trình về sản xuất nương rẫy, những quy định sử dụng lửa... phát đến các hộ gia đình đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa ở các vùng trọng điểm PCCCR.
- Đi đôi với tuyên truyền cần tổ chức tốt việc tập huấn, học tập nghiệp vụ nhằm nâng cao nghiệp vụ PCCCR và bảo vệ rừng
* Tổ chức thực hiện và nâng cao năng lực PCCCR:
- Kiện toàn, củng cố bộ máy Ban chỉ huy công tác PCCCR từ Trung ương xuống địa phương, phải đồng bộ chặt chẽ và thống nhất.
- Ban chỉ huy PCCCR thường xuyên chỉđạo các ban chỉ huy PCCCR ở cấp xã và các tổđội xung kích PCCCR ở các Khu dân cư.
- Hàng năm vào đầu mùa khô, tăng cường tập huấn, diễn tập chữa cháy rừng cho lực lượng PCCCR và người dân trong xã.
- Mọi lực lượng, phương tiện phải chuẩn bị chu đáo, sẵn sàng phối hợp cứu chữa khi xảy ra cháy rừng.
- UBND các xã thực hiện tốt các nội dung về công tác QLBVR: Xác định rõ diện tích từng loại rừng, ranh giới các khu rừng, các hợp đồng giao nhận khoán bảo vệ, khoanh tái sinh và trồng rừng của các tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân. Chỉ đạo các Khu dân cư xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, xây dựng và sử dụng các khu rừng theo đúng pháp luật hiện hành. Phối hợp với cán bộ Kiểm lâm địa bàn chỉ đạo lực lượng Công an, dân quân tự vệ, tổ chức quần chúng bảo vệ rừng trên địa bàn xã, phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại tới rừng. Tuyên truyền vận động, hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp PCCCR, huy động lực lượng, phương tiện tại chỗ khẩn trương giúp chủ rừng chữa cháy khi xảy ra cháy rừng.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác giao khoản bảo vệ rừng để rừng thực sự có chủ. Gắn trách nhiệm và quyền lợi của chủ rừng trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR.
- Nâng cao trình độ dân trí và nhận thức của người dân trong công tác QLBVR và PCCCR.
- Cần có những chính sách đãi ngộ thoả đáng với những người làm nhiệm vụ PCCCR, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ rừng và PCCCR; khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo vệ rừng và PCCCR.
3.4.3.2. Giải pháp về kỹ thuật:
Khi sản xuất nương rẫy, trồng rừng phải tuyệt đối tuân theo đúng quy hoạch được phê duyệt. Các khu vực trồng rừng theo kế hoạch phải tiến hành phân chia theo các lô có ranh giới phòng cháy bởi các đường băng cản lửa. Căn cứ vào quy chế quản lý bảo vệ rừng các chủ rừng phải chủ động trích kinh phí để xây dựng các đường băng cản lửa, các đường băng cản lửa có thể là băng trắng hoặc băng xanh.
Hệ thống đường băng cản lửa được thiết kế và xây dựng phù hợp với điều kiện địa phương ở những khu vực trọng điểm dễ cháy rừng để kịp thời ngăn cản nguy cơ lan rộng. Trước mắt tu sửa lại hệ thống đường băng trắng đã có và xây dựng đường băng xanh cản lửa với loài cây bản địa như: Lim
xanh, Huỷnh, Giổi xanh, Trám… và những cây thường xanh quanh năm nhiều tầng tán khó cháy.
- Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm dễ cháy trên toàn huyện. - Quản lý vật liệu cháy, xử lý và dọn VLC trước mùa cháy rừng.
- Dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng thường xuyên, đặc biệt là các tháng khô hanh từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm, lúc này khi độ ẩm không khí thấp, ẩm độ vật liệu cháy thấp và khô.
- Phục hồi rừng sau cháy rừng.
- Trồng rừng hỗn giao có xen các cây có lá thường xanh như: Lim xanh, Huỷnh, Giổi xanh, Trám…
- Xây dựng đai cây xanh phòng cháy.
3.4.3.3. Giải pháp kinh tế xã hội
- Nâng cao trình độ dân trí và nhận thức của người dân, hỗ trợ người dân trong xã xoá đói giảm nghèo bằng việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới đến những thôn, bản vùng sâu, vùng xa.
- Hướng dẫn người dân phát triền nguồn tài nguyên rừng gắn với lợi ích kinh tế như các mô hình sản xuất NLKH ở các diện tích có độ dốc nhỏ.