Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác PCCCR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 41 - 44)

1. Đặt vấn đề

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới công tác PCCCR

hưởng tới công tác PCCCR tại huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

3.1.1. Đặc đim v điu kin t nhiên nh hưởng ti công tác PCCCR PCCCR

Huyện Lệ Thủy mang đặc trưng chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, trung bình một năm có 1.750 - 1.900 giờ nắng; một năm được chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu vào giữa tháng 9 và kết thúc vào tháng 2 năm sau. Nhiệt độ trung bình năm là 24,6 0C, tháng giêng có nhiệt độ thấp nhất là 16,9 0C, tháng cao nhất (tháng 6) là 34,3 0C. Lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 1.448 mm - 3.000 mm, lượng mưa cả năm cao nhưng phân bổ vào các tháng không đều, mưa lớn tập trung vào các tháng 9, 10, 11 riêng lượng mưa tháng 10, 11 chiếm hơn 75% lượng mưa cả năm (từ 1.150 - 1.455 mm). Mùa khô từ tháng 4 đến tháng 8 có nền nhiệt độ cao; trong mùa khô thường có gió mùa Tây Nam sau khi đi qua lục địa Thái - Lào và dãy Trường Sơn bị mất độẩm nên gây ra khô nóng gay gắt.

Địa bàn khu vực nghiên cứu có diện tích khá rộng, địa hình cơ bản là đồi núi đan xen tiếp giáp các khu vực thường xảy ra cháy rừng của các xã Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy cùng với diễn biến thời tiết hết sức phức tạp, mùa khô hanh khô, nắng nóng kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm, thường xuyên xuất hiện những đợt gió thổi mạnh vì vậy luôn có nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng cao.

Hệ thống các suối nhỏ chạy từ các khe ở các vùng đồi núi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt, tuy nhiên vào mùa khô lưu lượng nước ít, gây khô hạn kéo dài.

Khu vực nghiên cứu tại 03 xã Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy có khí hậu ảnh hưởng khu vực phía Bắc Trung Bộ nhiều hơn. Nhiệt độ và lượng

mưa phân bố không đều, tháng nóng nhất là tháng 7 nhiệt độ lên đến 38 - 390C, tháng rét đậm nhất vào tháng 01 nhiệt độ xuống thấp 15 - 19 0C. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa lớn nhất trong tháng lên đến gần 155 mm, mùa khô có tháng lượng mưa chỉ khoảng 13 mm, lượng mưa thấp cùng độ ẩm không khí thấp làm rút ngắn quá trình khô của vật liệu cháy cùng với làm nóng và khô nhanh mặt đất kéo theo lớp không khí sát mặt đất nóng lên bằng các phương thức.

Rừng ở khu vực nghiên cứu có cả rừng tự nhiên và rừng trồng. Trong đó rừng trồng ở các xã chủ yếu là các loài Keo, đây là loài cây dễ bén lửa và rụng nhiều lá hơn vào mùa khô, từđó dẫn đến tính dễ bắt lửa và nguy cơ cháy rừng. Rừng tự nhiên với các loài cây chủ yếu như: Gõ, Huỵnh, Chủa, Lim xanh… phần lớn cũng là các loài cây rụng lá theo mùa, bên cạnh đó thảm thực vật cây bụi thảm tươi chủ yếu là cỏ tranh, sim, mua... chúng sinh trưởng phát triển tốt vào mùa mưa và khô héo vào mùa khô tạo ra một khối lượng lớn vật liệu cháy vào mỗi mùa khô, từ đó dẫn đến tính dễ bắt lửa và nguy cơ gây cháy rừng khi con người dùng lửa thiếu kiểm soát.

3.1.2. Đặc đim điu kin kinh tế xã hi

3.1.2.1. Tập quán cánh tác của người dân địa phương ảnh hưởng đến cháy rừng:

Khu vực nghiên cứu chủ yếu là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Nhìn chung trình độ nhận thức của bà con về công tác PCCCR còn thấp, phương thức canh tác vẫn lạc hậu. Một số hộ gia đình sống phân tán cả ngoài bìa rừng và trong rừng để tiện cho việc khai thác, đốt nương làm rẫy, đốt ong, lấy củi để phục vụ cho cuộc sống. Các hoạt động này thường gắn liền với việc sử dụng lửa tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao. Theo thống kê của Hạt Kiểm lâm Lệ Thủy và UBND các xã Kim Thủy, Ngân Thủy và Lâm Thủy thì đa số vụ cháy rừng là do hoạt động sử dụng lửa ở trong rừng và bìa rừng của người dân, nguyên nhân chủ yếu là do người dân xử lí thực bì chưa tốt. Xử lý ngay

sát rừng, thường đốt thực bì khi thời tiết khô hanh. Trong khi đó VLC ở các trạng thái rừng có khối lượng lớn và dễ bắt lửa, và khi đốt đã không báo chính quyền địa phương và lực lượng Kiểm lâm địa bàn để phối hợp cử người cùng canh gác. Vì vậy, nếu có nguồn lửa, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ bùng phát thành đám cháy, không đủ sước khống chế để ngọn lửa cháy lan vào rừng.

Theo thống kê tại địa phương thì khoảng thời gian mà người dân xử lý phát dọn và đốt thực bì thường từ tháng 4 đến tháng 8 trong năm để làm đất canh tác. Vào khoảng tời gian này chính là thời kỳ cao điểm thời tiết khô hanh nên rất dễ gây cháy lan vào rừng.

3.1.2.2. Áp lực về dân số:

Áp lực về dân số hiện nay cũng đang tác động tới tài nguyên rừng tại địa bàn nghiên cứu. Người dân mở rộng các diện tích canh tác, chủ yếu bằng hình thức đốt nương rẫy. Ở những bản xa địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, người dân có trình độ văn hóa còn thấp, phương thức canh tác vẫn lạc hậu, chủ yếu là đốt rừng làm rẫy.

3.1.2.3.Thiếu bãi chăn thả gia súc:

Chăn nuôi trên địa bàn 3 xã có sự tăng trưởng nhưng chưa có quy hoạch vùng chăn thả gia súc. Trâu bò được chăn thả tự nhiên trong rừng, đi chăn thả chủ yếu là trẻ em, vì vậy các em chưa ý thức được sự nguy hiểm của việc đốt lửa sưởi ấm trong rừng trong giai đoạn mùa đông và đây cũng là giai đoạn mùa khô rất dễ xảy ra cháy rừng.

Từ những nguyên nhân trên cho thấy tình hình kinh tế xã hội tại khu vực đã ảnh hưởng không nhỏ tới sự xuất hiện của các vụ cháy rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)