Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 41)

1. Đặt vấn đề

2.4. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện những mục tiêu trên đề tài tiến hành nghiên cứu những nội dung chủ yếu sau:

Ni dung 1. Đặc đim điu kin t nhiên, kinh tế, xã hi nh hưởng ti công tác PCCCR ti huyn L Thy, tnh Qung Bình

* Các nhân tố tự nhiên:

- Địa hình, đất đai, độ dốc; - Đặc điểm điều kiện khí tượng;

- Đặc điểm của vật liệu cháy: Độ dày vật liệu cháy của tầng thảm khô, độẩm của vật liệu cháy.

* Tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến cháy rừng

- Điều kiện kinh tế, đời sống người dân, trình độ dân trí của vùng nghiên cứu;

- Các tác động của người dân đến rừng (Đốt rừng làm nương rẫy, khai thác gỗ củi, săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, dùng lửa trái phép trong rừng) có thể dẫn đến cháy rừng.

Ni dung 2. Hin trng tài nguyên rng và tình hình cháy rng ti khu vc nghiên cu giai đon 2015 - 2019

* Diện tích rừng và đất rừng, loài cây trồng rừng * Đánh giá thực trạng công tác phòng cháy rừng

- Tuyên truyền giáo dục; - Biện pháp kỹ thuật lâm sinh;

- Tình hình phòng cháy, chữa cháy rừng: Lực lượng PCCCR; - Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác PCCCR;

- Công tác phòng cháy rừng;

- Số vụ cháy (Nguyên nhân gây cháy, loại rừng bị cháy, diện tích cháy, thiệt hại, hình thức xử lý);

- Công tác chữa cháy rừng; - Công tác dự báo cháy rừng.

Ni dung 3. Nghiên cu xác định phân vùng trng đim cháy rng ti khu vc nghiên cu

- Xác định mùa cháy rừng tại khu vực nghiên cứu; - Thảm thực vật rừng (loài, đặc điểm rụng lá); - Phân vùng trọng điểm dễ cháy rừng;

- Công tác phòng chống cháy rừng chủđạo;

- Các văn bản chỉ đạo trực tiếp của địa phương liên quan tới công tác phòng chống cháy rừng;

- Sự tham gia của người dân trong phòng chống cháy rừng; - Các biện pháp PCCCR.

Ni dung 4. Đề xut các gii pháp góp phn cho công tác phòng chng cháy rng ti huyn L Thy, tnh Qung Bình trong thi gian ti.

- Giải pháp về thể chế - chính sách. - Giải pháp về kỹ thuật:

+ Xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm dễ cháy; + Quản lý vật liệu cháy;

+ Dự báo và cảnh báo nguy cơ cháy rừng; + Phục hồi rừng sau cháy;

+ Trồng rừng hỗn giao. - Giải pháp kinh tế - xã hội.

2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Quan đim nghiên cu và cách tiếp cn ca đề tài

Đối với hoạt động phòng cháy rừng, đây là lĩnh vực đòi hỏi phải có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, mọi tổ chức, cá nhân và là trách nhiệm của toàn dân; chính vì vậy mà quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài phải có sự tham gia và tính kế thừa, chọn lọc.

Đề tài xuất phát từ việc thống kê các kết quả điều tra về nguyên nhân của các vụ cháy rừng trên địa bàn huyện Lệ Thủy từ năm 2015 đến nay; trên cơ sở các nguyên nhân gây cháy rừng ta tiến hành điều tra, đánh giá các yếu tố chi phối đặc thù đến việc xuất hiện các nguyên nhân gây cháy rừng như: thực trạng tài nguyên rừng, ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội; thể chế, chính sách, tài chính hiện hành, các phương pháp phòng cháy đang được áp dụng và diễn biến tình hình cháy rừng qua các năm từ đó nhìn nhận rõ mối quan hệ giữa nguyên nhân của các vụ cháy rừng đối với các yếu tốđiều tra để thấy rõ được những ưu điểm, nhược điểm cần khắc phục làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phòng cháy rừng có hiệu quả tại huyện Lệ Thủy.

Sơđồ 2.1: Phương hướng giải quyết vấn đề của đề tài

2.5.2. Phương pháp nghiên cu c th

2.5.2.1. Phương pháp thừa kế số liệu có chọn lọc

- Kế thừa có chọn lọc các tài liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu, báo cáo tổng kết của Hạt Kiểm lâm huyện,

Phòng chữa cháy rừng Khảo sát, điều tra, đánh giá các vấn đề liên quan đến PCR Phân tích ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên, KT-XH đến CR Các biện pháp phòng cháy rừng đang được áp dụng Diễn biến tình hình cháy rừng từ năm 2015 đến nay Điều tra thực trạng tài nguyên rừng Xác định các vấn đề liên quan đến cháy rừng Đề xuất các giải pháp phòng cháy rừng

UBND xã, Trạm Kiểm lâm theo từng năm về công tác quản lý bảo vệ rừng từ năm 2015 - 2019.

- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan về công tác PCCCR giai đoạn 2015 - 2019.

- Tìm hiểu luật và các văn bản dưới luật liên quan đến công tác PCCCR, hướng dẫn về công tác PCCCR của tỉnh Quảng Bình nói chung và huyện Lệ Thủy nói riêng.

2.5.2.2. Phương pháp điều tra nhanh nông thôn (PRA)

Thông qua việc đi quan sát thực tế và phỏng vấn một số cán bộ và người dân tham gia công tác PCCCR để thu thập những thông tin cần thiết phục vụđề tài với công cụ phỏng vấn cá nhân với bộ câu hỏi đã xây dựng trước.

Tại các xã nghiên cứu sẽ tiến hành phỏng vấn cụ thể như: Cán bộ phỏng vấn 10 người là cán bộ làm công tác chuyên trách bảo vệ rừng, cán bộ địa phương liên quan đến bảo vệ rừng và phòng chữa cháy rừng. Người dân tiến hành phỏng vấn 30 người, họ là những người dân có tham gia và hiểu biết về PCCCR, nhưng người này đại diện về tuổi, giới tính, dân tộc.

2.5.2.3. Nghiên cứu thực nghiệm tìm ảnh hưởng của thảm thực vật, vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng.

Để tìm hiểu ảnh hưởng của thảm thực vật, vật liệu cháy ảnh hưởng đến cháy rừng. Trên một số loại rừng: Rừng keo, rừng thông, rừng tự nhiên để thu thập các chỉ tiêu cần điều tra, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn (OTC). Đề tài đã tiến hành lập 9 OTC ở xã Kim Thủy, 9 OTC ở xã Ngân Thủy và 9 OTC ở xã Lâm Thủy. Trong đó mỗi loại rừng lập 3 OTC tại 3 vị trí chân đồi, sườn đồi, đỉnh đồi, diện tích mỗi ô tiêu chuẩn là 1000m2 (50m x 20m), trên mỗi ô tiêu chuẩn tiến hành điều tra các cây tầng cao với các nhân tố điều tra H(vn); D1.3; Dt (rừng trồng điều tra 30 cây tiêu chuẩn/OTC).

Mẫu bảng 01: Điều tra tầng cây cao

Số ÔTC: Lô: Loại đá mẹ

Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra:

Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra:

Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:

TT Loài

cây

D1.3 (cm) Dt(m) H(m) Ghi

chú

ĐT NB TB ĐT NB TB Hvn Hdc

*Điều tra cây bụi thảm tươi: tiến hành lập 5 ô dạng bản đểđiều tra cây bụi thảm tươi, cây tái sinh.

- Cây bụi thảm tươi được điều tra trên 5 ô dạng bản phân bổở bốn góc của ô tiêu chuẩn và giữa ô tiêu chuẩn, diện tích mỗi ô dạng bản là 25m2.

- Chiều cao cây bụi thảm tươi được đo bằng sào có độ chính xác đến deximet (dm).

- Độ che phủ chung của cây bụi thảm tươi được xác định trên các ô dạng bản, xác định độ che phủ của cây bụi thảm tươi thiêu hệ thống điểm: Nếu điểm điều tra có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 1, nếu không có tán che của cây bụi thảm tươi ghi 0. Độ tàn che của cây bụi thảm tươi chung cho toàn ô tiêu chuẩn được tính bằng tỷ số giữa tổng số điểm điều tra có giá trị che phủ bằng 1 trên tổng số điểm điều tra (90 điểm). Kết quả được ghi vào mẫu bảng 02.

Mẫu bảng 02: Điều tra cây bụi thảm tươi

Số ÔTC: Lô: Loại đá mẹ

Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra:

Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra:

Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:

STT

* Điều tra cây tái sinh: được điều tra trên 5 ô dạng bản.

- Chiều cao cây tái sinh xác định bằng sào có độ chính xác đến decimet (dm).

- Chất lượng cây tái sinh được đánh giá qua hình dạng, hình dạng tán cây tái sinh và phân ra 3 cấp tốt, trung bình, xấu kết quả điều tra ghi vào mẫu bảng 03.

Mẫu bảng 03: Điều tra cây tái sinh

Số ÔTC: Lô: Loại đá mẹ

Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra:

Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra:

Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:

TT

ODB Loài cây Phân c

ấp chiều cao Dt(m) Ghi

chú <0,5m 0,5-1m ≥1m Tốt TB Xấu

* Điều tra đặc điểm vật liệu cháy:

Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 1 m2 phân bổ ở góc và giữa các ô dạng bản 25 m2 của ô tiêu chuẩn. Điều tra thành phần của thảm khô, thảm tươi và xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cân. Số liệu điều tra được thống kê vào mẫu bảng 04.

Mẫu bảng 04: Điều tra vật liệu cháy

Số ÔTC: Lô: Loại đá mẹ

Độ cao: Khoảnh: Ngày điều tra:

Độ dốc: Tiều khu: Người điều tra:

Địa điểm: Độ tàn che: Người kiểm tra:

TT ODB Thành phần vật liệu cháy Khối lượng VL cháy (kg/m2) Ghi chú Thảm tươi Thảm khô Dễ cháy Khó cháy

* Xác định ẩm độ của vật liệu cháy:

Phương pháp điều tra thực hiện trên các ô tiêu chuẩn. Tại các trạng thái rừng tự nhiên, mỗi trạng thái bố trí 3 Ô tiêu chuẩn điển hình ở các vị trí: Chân đồi - sườn đồi - đỉnh đồi. Đối với rừng trồng trên địa bàn xã điều tra trên rừng trồng 3 năm tuổi trở lên, mỗi loại rừng trồng bố trí 03 OTC. Đối với rừng tự nhiên, diện tích OTC là 1000 m2 (25m x 40m), đối với rừng trồng là 500 m2

(20m x 25m). Vật liệu cháy được điều tra trên 5 ô dạng bản có diện tích 25m2

(5mx5m) phân bốở 4 góc và giữa các ô tiêu chuẩn để xác định sinh khối cây bụi thảm tươi và thảm khô.

Xác định khối lượng của vật liệu cháy bằng cách thu gom toàn bộ vật liệu cháy trong ô dạng bản gồm 02 loại: Thảm khô và thảm tươi và xác định sinh khối của vật liệu cháy bằng cân khối lượng. Đối với thảm khô thu gom toàn bộ cành khô, lá rụng; đối với thảm tươi tiến hành chặt toàn bộ cây bụi.

Để quy đổi lượng vật liệu cháy xác định ở hiện trường thành lượng khô của chúng (xác định độ ẩm VLC), trên mỗi OTC của từng trạng thái lấy 01 kg/ 01 mẫu về sấy VLC ở 105oC tại phòng thí nghiệm từ 6 đến 8 giờ đến khối lượng không đổi. Tính độẩm vật liệu cháy theo công thức sau:

W = ((Q0 - Q)/Q0)*100% Trong đó:

Q0: Khối lượng mẫu trước khi sấy.

Q: Khối lượng khô tuyệt đối sấy ở 105oC.

2.5.2.4. Phương pháp tính mùa cháy rừng

Sử dụng phương pháp chỉ số khô hạn của GS.TS. Thái Văn Trừng (1970) để tính mùa cháy rừng theo công thức :

X = S;A;D Trong đó:

S: Số tháng khô: là những tháng có lượng mưa trung bình (P) nằm trong giới hạn của nhiệt độ trung bình (T) là: T<P<2T.

A: Số tháng hạn: là những tháng có lượng mưa trung bình nằm trong giới hạn: 5mm<P≤T.

D: Số tháng kiệt (là những tháng có lượng mưa ≤5mm)

2.5.2.5 Phương pháp phân tích số liệu

Dựa vào số liệu đã thu thập tại khu vực nghiên cứu, tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu để đánh giá được thực trạng công tác PCCCR giai đoạn 2015 - 2019 theo từng nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến cháy rừng; - Ảnh hưởng của điều kiện xã hội đến cháy rừng; - Ảnh hương của phương pháp tổ chức đến cháy rừng; - Ảnh hưởng của chính sách đến công tác PCCCR;

- Phân tích các kết quả, tồn tại, nguyên nhân của các tồn tại trong phòng cháy rừng;

- Tổng hợp những đề xuất khắc phục khó khăn từ đối tượng điều tra và viết luận văn.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp góp phần cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng tại huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)