Tình hình quản lý đất đai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 44)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.1. Tình hình quản lý đất đai

Để đánh giá tình hình quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện A Lưới, đề tài đã đánh giá theo 8 nhóm nội dung quản lý nhà nước với đầy đủ 15 nội dung như sau:

3.2.1.1. Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền, phổ biến pháp luật đất đai

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định và Thông tư hướng dẫn, các văn bản quy định của UBND cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân huyện đã cử cán bộ công chức chuyên môn tham dự các lớp tập huấn do Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở ngành tổ chức, đồng thời cũng tổ chức các buổi tập huấn để triển khai, tuyên truyền, phổ biến pháp luật sâu rộng đến toàn thể cán bộ và nhân dân trên địa bàn.

Qua các đợt tuyên truyền phổ biến pháp luật với các hình thức khác nhau đã giúp người dân có được nhận thức đúng đắn và chấp hành tốt các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường.

- Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ, kịp thời đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc áp dụng vào thực tế tại địa phương.

- Các văn bản quy phạm pháp luật ban hành mới được tập huấn, phổ biến đầy đủ, kịp thời, đã góp phần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ chuyên môn.

- Các văn bản quy định, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đều phù hợp với quy định của pháp luật đất đai hiện hành, trên cơ sở đó quy định chi tiết để phù hợp với tình hình ở địa phương.

- Do trình độ nhận thức, hiểu biết về pháp luật của một bộ phận người dân vẫn còn hạn chế nến gây nhiều khó khăn cho công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nhất là những quy định mang tính chất chuyên môn cao.

- Cơ sở vật chất hạ tầng, đội ngũ cán bộ chuyên môn ở cấp cơ sở vẫn còn thiếu và có phần hạn chế nên việc thực hiện nhiệm vụ chưa được kịp thời, nhanh chóng.

3.2.1.2. Về lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ủy ban nhân dân huyện đã phối hợp với đơn vị tư vấn xây dựng hoàn thiện Phương án Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2010 - 2015) của huyện A Lưới. Đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại quyết định số 2722/QĐ-UBND ngày 13/12/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2010 - 2015) huyện A Lưới.

Ủy ban nhân dân huyện A Lưới đã chỉ đạo các địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức rà soát, đăng ký các công trình, dự án có nhu cầu thu hồi đất, chuyển

mục đích sử dụng đất. Hiện tại đang phối hợp với đơn vị tư vấn để xây dựng phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

Sau khi quy hoạch sử dụng đất của huyện A Lưới giai đoạn 2010 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm từ 2010 - 2015 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2722/QĐ-UBND ngày 13/12/2013; kế hoạch sử dụng đất 2015 của huyện A Lưới được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 793/QĐ-UBND ngày 04/5/2015, kế hoạch sử dụng đất 2016 của huyện A Lưới được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 524/QĐ- UBND ngày 17/3/2016, kế hoạch sử dụng đất năm 2017 của huyện A Lưới được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 17/01/2017, huyện đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc góp phần đưa công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện đi vào nề nếp và phục vụ tốt nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra.

Nhìn chung, việc thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất và chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất của huyện đã theo sát các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Quá trình sử dụng đất đều dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng hợp lý và hiệu quả quỹ đất, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Qua thực hiện kế hoạch sử dụng đất đã cơ cấu lại việc sử dụng đất phù hợp với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp, nông thôn phù hợp với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Những công trình, dự án không thực hiện được rà soát, hủy bỏ.

Một số công trình đã và đang thực hiện đã góp phần vào việc phát triển kinh tế trên địa bàn huyện như hoàn thành công tác thu hồi đất để phục vụ xây dựng các công trình thủy điện A Lưới, thủy điện A Roàng, thủy điện A Lin B1 cung cấp mạng lưới điện cho sản xuất cũng như sinh hoạt cho người dân. Các công trình xây dựng đường giao thông chính, đường giao thông nông thôn, cầu cống, đường nội thị như công trình đường giao thông Quốc lộ 49A, công trình đường từ xã A Roàng ra biên giới, cầu Ưng Hồng... Cũng được thực hiện tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa giao thương và đảm bảo vấn đề an ninh quốc phòng giữa các vùng trong huyện.

Việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (thông qua tiến độ, quy trình thực hiện; việc lấy ý kiến nhân dân; việc thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất); đều tuân thủ các quy định của Luật Đất đai ngày 29/11/2013; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai; Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/06/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Quá trình lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đều tuân theo các quy trình, có sự tham gia từ người dân, cấp cơ sở do đó đảm bảo về mặt chất lượng và có tính khả thi

cao.

Kết quả thực hiện các nội dung quản lý quy hoạch sử dụng đất: rà soát, điều chỉnh, hủy bỏ các dự án, công trình đã quá 3 năm nhưng chưa thực hiện ở địa phương; việc công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở các cấp; kết quả việc cắm mốc ranh giới quy hoạch sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, …

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được phê duyệt được tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả, qua các đợt lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các dự án không phù hợp được rà soát, hủy bỏ để không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Việc cắm mốc ranh giới quy hoạch sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, rừng phòng hộ chưa được thực hiện do thiếu kinh phí, nhân lực.

3.2.1.3. Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện dựa trên các quy định của Luật đất đai năm 2013, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai trên cơ sở tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư thuận lợi trong quá trình xin giao, thuê đất.

Kết quả giao đất, cho thuê đất trong năm xảy ra tương đối ít. Số trường hợp giao đất thông qua đấu giá là 15 trường hợp, diện tích 0,186 ha; giao đất không thông qua đấu giá là 04 trường hợp, diện tích 0,036 ha. Số trường hợp cho thuê đất là 2 trường hợp, diện tích 1,14 ha.

Kết quả thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất: Việc chuyển mục đích sử dụng đất chủ yếu ở đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp (46,05ha) để thực hiện công trình dự án, trong đó chủ yếu là chuyển mục đích sử dụng của đất rừng sản xuất (23,38 ha).

Đất phi nông nghiệp không phải đất ở chuyển sang đất ở là 1,33 ha.

3.2.1.4. Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Trong năm 2018 trên địa bàn huyện đã tiến hành thu hồi tổng diện tích là 7,09 ha để thực hiện các công trình dự án, trong đó có 0,67 ha đất trồng lúa, còn lại là các loại đất khác. Việc thu hồi đất không làm các hộ bị ảnh hưởng phải di dời, tái định cư.

Việc thu hồi đất thực hiện nghiêm túc theo các quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Trong năm 2018 chưa thu hồi trường hợp có đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.

Bên cạnh những ưu điểm trên còn có những tồn tại và khó khăn như một bộ phận người dân chưa am hiểu về pháp luật đất đai nên còn xảy ra hiện tượng không phối hợp tốt trong quá trình đoàn công tác kiểm đếm, thống kê thiệt hại. Trang thiết bị phục vụ cho công tác GPMB như máy tính, máy đo đạc còn thiếu trong khi một số dự án thực

hiện ở vùng có địa hình khó khăn, hiểm trở (như dự án thủy điện Sông Bồ, thủy điện A Lin).

3.2.1.5. Việc đo đạc, đăng ký đất đai, lập và quản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCN) và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính

Đối với đất lâm nghiệp, đất đồi núi chưa sử dụng đã được đo đạc bản đồ địa chính đồng loạt từ năm 2007 – 2008 trên địa bàn toàn huyện với tỷ lệ 1/10.000 và 1/5.000, ngoài ra trong thời gian qua còn thực hiện một số trường hợp nhỏ lẻ cho các hộ dân có nhu cầu. Năm 2013 đã thực hiện dự án đo đạc bản đồ địa chính đối với các loại đất khác trên địa bàn 20 xã, trong năm 2017 đã thực hiện công tác đo đạc, chỉnh lý bản đồ địa chính của thị trấn A Lưới với tỷ lệ 1/1.000, 1.2000, …

Trên địa bàn huyện từ trước đến nay chỉ sử dụng sổ địa chính dạng giấy, chưa sử dụng sổ địa chính điện tử. Hiện nay huyện A Lưới đang xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo mô hình thống nhất từ cấp huyện đến toàn tỉnh; đưa vào khai thác sử dụng và được cập nhật, chỉnh lý biến động thường xuyên trên file số.

Thời gian qua huyện A Lưới được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, đầu tư ngân sách cho đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai nên đến nay hệ thống dữ liệu về đất đai dần dần được hoàn thiện, từng bước hiện đại hóa;

Hệ thống dữ liệu địa chính như bản đồ, sổ mục kê đất đai, sổ địa chính, việc lập bản mô tả thửa đất ở, việc đo vẽ ranh giới thửa đất trong trường hợp có biến động; việc trích đo địa chính; … đều được thực hiện theo các quy định mới về biểu mẫu và cách thức thực hiện.

3.2.1.6. Thống kê, kiểm kê đất đai

Thực hiện đồng bộ kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 theo đúng yêu cầu và thời gian quy định, được Đoàn kiểm tra của Tổng cục quản lý đất đai đánh giá cao; thực hiện tốt việc theo dõi và cập nhật biến động đất đai lên bản đồ hiện trạng sử dụng đất các xã theo quy định.

3.2.1.7. Về tài chính đất đai và giá đất

Do có sự thay đổi, biến động về giá đất nên Ủy ban nhân dân huyện A Lưới đã phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định điều chỉnh, bổ sung bảng giá đất năm 2015, áp dụng 5 năm (2015 - 2019); ban hành hệ số điều chỉnh giá đất phù hợp với thực tiễn của địa phương và tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà. Tạo điều kiện thuận lợi để xác định giá khởi điểm để đấu giá thu tiền sử dụng đất.

Trong năm 2018 trên địa bàn thu được từ tiền sử dụng đất là 1,23 tỷ đồng, tiền thuê đất 303,14 triệu đồng, tiền thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất là 168,86

triệu đồng, tiền phí và lệ phí 359,92 triệu đồng, tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất 911,04 triệu đồng. Trong thời gian tới tiếp tục lập các thủ tục, hồ sơ định giá đất cụ thể theo quy định của pháp luật để thực hiện công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở với các dự án: Khu quy hoạch Vườn Tràm, Khu quy hoạch bến xe A Lưới, khu đất xen ghép trong khu dân cư, …

Bên cạnh những vấn đề đạt được còn có những vấn đề tồn tại, hạn chế sau đây: - Việc thực hiện quy định về xác định giá đất, nhất là các quy định đổi mới về xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và định giá đất cụ thể do mới bước đầu thay đổi quy trình xác định giá đất nên việc tiếp cận văn bản còn gặp nhiều khó khăn.

- Việc thực hiện các quy định về đấu giá quyền sử dụng đất như: Quy trình đấu giá đất được thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật. Tuy được hướng dẫn chi tiết nhưng trong quá trình xác định giá đất còn có những khó khăn trong thực hiện trình tự thủ tục do còn nhiều văn bản chưa thống nhất.

- Việc thực hiện các quy định về phát triển quỹ đất và việc bố trí nguồn vốn cho Quỹ phát triển đất đa số đều là nguồn ngân sách của huyện, do nguồn kinh phí của huyện còn hạn chế nên không đủ điều kiện để xây dựng cơ sở hạ tầng đầu tư để bán đấu giá.

3.2.1.8. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

- Từ đầu năm đến nay, đã thành lập 03 đoàn kiểm tra (trong đó 01 đoàn theo Quyết định số 422/QĐ-UBND ngày 03/03/2016 của Ủy ban nhân dân huyện A Lưới về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành pháp luật đất đai đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất trên địa bàn huyện A Lưới); bao gồm: Hoạt động thăm dò khoáng sản (vàng gốc) tại khu vực A Pey B, xã Hồng Thủy của Công ty Cổ phần khoáng sản Đông Trường Sơn; Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường và việc thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của các tổ chức: Hợp tác xã sản xuất thương mại và dịch vụ A Sao; Doanh nghiệp tư nhân Linh Sơn; Hợp tác xã Niềm tin Trường Sơn; Hợp tác xã Dệt may thổ cẩm thị trấn A Lưới (Dệt Zèng); Công ty TNHH Thái Hòa sử dụng để trồng cà phê tại xã Hồng Thủy, việc chấp hành pháp luật của các cơ sở cưa xẻ mộc dân dụng...

Uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, quyết định xử lý của thanh tra, từ đó tiến hành các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm bảo đảm nâng cao hiệu quả việc thi hành các kết luận, quyết định xử lý về thanh tra.

thanh tra, đã có kết quả cụ thể đều được công bố công khai, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Xét thấy việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai luôn là vấn đề nóng, nhạy cảm do đó chính quyền địa phương các cấp luôn quan tâm công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Tập trung giải quyết dứt điểm các vướng mắc xảy ra. Nhờ vậy, nhiều “điểm nóng”, nhiều vụ việc phức tạp đã được giải quyết, góp phần ổn định tình hình an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giao đất, giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)