Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 27 - 28)

Ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam đã có từ lâu đời với quy mô nhỏ, mỗi gia đình chỉ nuôi vài con đến vài chục con, chăn nuôi theo phương thức quảng canh nên năng suất thấp.

Trong những năm gần đây, do áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta đã phát triển nhanh và đạt được những tiến bộ rõ rệt.

Để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng muốn có giống gà có chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc, ngoại hình giống với gà địa phương và thích nghi tốt với khí hậu, các nhà khoa học nước ta đã dày công lai tạo các giống gà lông màu nhập nội với gà địa phương nhằm tạo ra con lai có tốc độ tăng trưởng nhanh nhưng phải đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng.

Gần đây có rất nhiều những công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này, một trong những công trình đó là công trình nghiên cứu về: “Đặc điểm

ngoại hình và khả năng sinh trưởng cho thịt của gà lai F1 (Mía x Kabir), nuôi nhốt và nuôi bán chăn thả tại Thái Nguyên” của tác giả: Nguyễn Văn Đại và cs (2001) [2], sau khi nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra kết luận: gà lai F1 - MK có màu lông phong phú, chân, da, mỏ vàng, gà rắn chắc, ham chạy nhảy, đến 12 tuần tuổi khối lượng trung bình là: 1.851,24 g ở phương thức nuôi nhốt. Gà lai có tốc độ sinh trưởng tuyệt đối cao nhất ở giai đoạn 8 - 9 tuần tuổi, đạt 33,92 g/con/ngày ở phương thức bán chăn thả và đạt 35,49 g/con/ngày ở phương thức nuôi nhốt. Sinh trưởng tương đối cao nhất ở tuần 0 - 1 đạt 37,35 % ở phương thức nuôi bán chăn thả và 67,02 % ở phương thức nuôi nhốt, thấp nhất là ở 11 - 12 tuần tuổi đạt tương ứng là 6,74 % và 6,41 %.

Theo Đào Văn Khanh (2000) [6], các giống gà lông màu được nuôi tại Thái Nguyên như: Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng đều thích nghi với điều kiện nuôi chăn thả và có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp, dễ nuôi, giống Kabir có sức sinh trưởng nhanh nhất sau đó đến Lương Phượng, Tam Hoàng, tiêu tốn thức ăn của cả 3 đều thấp, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 27 - 28)