Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 48 - 52)

Để có phác đồ điều trị chính xác, ngoài việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng trên gà mắc bệnh, em còn mổ khám gà để kiểm tra các cơ quan bên trong. Kết quả mổ khám bệnh tích của gà mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.10.

Bệnh Bạch lỵ ở gà, đối với gà 1 ngày tuổi khi mổ khám chủ yếu thấy gan và phổi xung huyết đỏ bầm. Gà ở 2 tuần tuổi thì tim và phổi có nhiều điểm hoại tử trắng xám nhạt. Lách sưng to, thận xung huyết đỏ.

Đối với gà 1 - 3 ngày tuổi khi mổ khám thấy phần lớn bụng chướng to có hơi, lòng đỏ không tiêu, và lỗ huyệt có phân dính khô lại làm cho gà không thải phân được.

Bệnh Bạch lỵ chủ yếu xảy ra ở gà từ khi mới nở đến 2 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh cao nhất từ lúc 24 - 48h sau khi nở, còn gà lớn mắc bệnh chỉ ở thể mạn

tính. Vì vậy để phòng tránh bệnh nên phòng từ trạm ấp bằng cách vệ sinh thú y tổng hợp trạm ấp để tránh truyền dọc từ gà mẹ bị bệnh sang trứng giống, nên khi mới nở ra gà con sẽ nhiễm bệnh hoặc sẽ chết ngay từ giai đoạn ấp cuối.

Bảng 4.7. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh Tên bệnh Cơ quan, bộ phận của gà Biểu hiện bệnh tích Số lượng gà mổ khám (con) Số lượng gà có bệnh tích điển hình (con) Tỷ lệ (%) Bệnh bạch lỵ

Ruột Không sưng, có vệt

hoại tử màu trắng 2 2 100,00

Gan, phổi Sung huyết đỏ bầm hoặc có điểm hoại tử trắng 2 1 50,00

Lách Sưng to 2 1 50,00 Thận Sung huyết 2 1 50,00 Bệnh cầu trùng Thành ruột

Sưng dày lên, có

những nốt xuất huyết 3 3 100,00

Manh tràng

Phình to, chứa đầy hơi và máu, viêm xuất huyết 3 2 66,67 Niêm mạc ruột non Trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử trắng xám 3 2 66,67 Niêm mạc ruột già Trên bề mặt có nhiều điểm hoại tử trắng 3 2 66,67 Bệnh CRD

Đầu, mắt Mắt gà sưng, chảy

nước mắt, nước mũi 2 2 100,00

Phổi, túi

khí Phù thũng, viêm 2 1 50,00

Màng

bao tim Viêm 2 1 50,00

Khí quản Nhiều dịch viêm có màu hơi vàng 2 2 100,00 Đối với bệnh cầu trùng của gà, đây là bệnh điển hình nhất có thể chẩn đoán bằng lâm sàng. Khi mổ khám sẽ giúp người chăn nuôi biết chính xác

tình trạng của bệnh. Bệnh tích điển hình nhất của bệnh khi khám cơ quan tiêu hóa đó là toàn bộ bề mặt của ruột non bị sung huyết, có các mạch máu nổi lên trên bề mặt. Nếu gà bị nặng tình trạng này nhìn rất rõ. Hai manh tràng phình to, chứa đầy hơi và có máu, khi cắt ruột ra để kiểm tra niêm mạc ruột sẽ thấy trên bề mặt ruột non có nhiều điểm trắng xám, xuất huyết rõ rệt, chất chứa trong manh tràng chủ yếu là máu. Phần ruột già khi kiểm tra niêm mạc thấy có thể có hiện tượng hoại tử đối với trường hợp gà bị cầu trùng nặng.

Bệnh Cầu trùng có thể mắc ở tất cả các loại gà và lứa tuổi khác nhau, vì vậy việc dùng thuốc để phòng cầu trùng cho gà trong thời gian nuôi là rất cần thiết.

Đối với bệnh đường hô hấp mãn tính, ngoài triệu chứng lâm sàng như mắt gà sưng, mắt, mũi chảy nước, thì khi mổ khám cơ quan hô hấp thấy bệnh tích điển hình biểu hiện trên cơ quan hô hấp như: đường dẫn khí có nhiều dịch màu hơi vàng, phổi và túi khí có hiện tượng viêm, phù thũng, một số gà khi kiểm tra màng bao tim có hiện tượng viêm màng bao tim.

Trong thực tế cho thấy bệnh CRD thường hay ghép với bệnh E. coli, khi gà bị CRD ghép với E. coli thì gà thường sốt cao, tỷ lệ chết có thể lên đến 30%. Bệnh thường xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, hoặc khi gà bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ đó là vệ sinh chuồng trại và sử dụng kháng sinh để điều trị và kết hợp với sử dụng thuốc tăng sức đề kháng cho gà.

Trong quá trình thăm khám chẩn đoán bệnh cho gà ở trang trại, phương pháp khám mà em thường sử dụng như sau:

* Phương pháp chẩn đoán lâm sàng đối với gà bị bệnh

- Phương pháp quan sát: đây là phương pháp khám bệnh đơn giản nhưng chính xác, được sử dụng trong khám lâm sàng thú y. Khi quan sát đàn gà cần quan sát cẩn thận để nhận biết được trạng thái sức khỏe của đàn gà, cách đi đứng, màu sắc và tình trạng lông, da, niêm mạc và các triệu chứng khác của con vật. Ngoài ra quan sát trạng thái và màu sắc của phân

trên nền chuồng. Từ đó có thể giúp ta sàng lọc được những con có nghi vấn mắc bệnh. Khi quan sát đàn gà nên quan sát từ xa đến gần, nên quan sát dưới ánh sáng ban ngày.

- Phương pháp nghe: để chẩn đoán gà bị bệnh đường hô hấp, sử dụng phương pháp nghe, dùng tai, áp sát gần vào cơ thể gà để nghe tiếng thở, nhịp thở của gà.

* Phương pháp mổ khám chẩn đoán bệnh trên gà: việc này sẽ mang lại hiệu quả cao cho việc điều trị đàn gia cầm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Khám tổng thể bên ngoài.

+ Kiểm tra thể trạng của gà nghi mắc bệnh xem gầy hay béo.

+ Kiểm tra phần đầu: dịch mũi, mào, màu sắc mào, dịch nhầy ở mắt và miệng. + Khám lông, da.

- Mổ khám:

+ Làm chết gia cầm bằng phương pháp cắt tiết. + Làm ướt lông và da của gia cầm.

+ Đặt gia cầm nằm ngửa: mở mỏ, cắt dọc cổ theo thực quản để kiểm tra hầu họng. Sau đó cắt vùng da tiếp giáp giữa lườn và đùi, bẻ doãng chân ra hai bên, mở xác gia cầm quan sát, tạo một lỗ khuyết áo ở cuối chạc xương đòn, rạch thẳng qua xương đòn, cắt dọc theo xương sườn, nâng chạc xương đòn về phía đầu, quan sát túi khí và các cơ quan (tim và gan), quan sát các cơ quan trước khi tiến hành mổ phanh và lấy mẫu.

+ Quan sát cơ quan tiêu hóa: cần quan sát dạ dày tuyến và dạ dày cơ, quan sát niêm mạc, chất chứa và tìm những bệnh tích xuất huyết hay lở loét, tiếp đến quan sát manh tràng, hồi tràng, trực tràng (quan sát niêm mạc và chất chứa trong ruột). Kiểm tra gan và túi mật, độ rắn chắc của túi mật, quan sát hình dáng, màu sắc của tuyến tụy.

+ Quan sát cơ quan hô hấp: quan sát trạng thái của khí quản, quan sát phổi và khám các túi khí vùng ngực, bụng.

+ Quan sát hệ thống sinh dục: quan sát buồng trứng, ống dẫn trứng đối với con mái và quan sát tinh hoàn, vị trí, màu sắc, kích thước đối với con trống.

+ Quan sát cơ quan miễn dịch: quan sát hình dáng, màu sắc, kích thước và độ rắn chắc của lách.

+ Quan sát túi fabricius ở gần lỗ huyệt: quan sát hình dáng, kích thước và màng nhày của túi fabricius...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 48 - 52)