Phương pháp xử lý số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 33)

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của

Trương Hữu Dũng và sc (2018) [1]

Tổng tiêu thụ thức ăn trong tuần (g) Tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) =

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thịt

Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên , được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau:

- Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà

Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống ít nhất 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn được quét xi măng đặc. Sau đó được tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Iodine với tỷ lệ pha loãng là 2%. Cây cỏ xung quanh khu vực nuôi được phát quang, đặt các miếng dính chuột để hạn chế sự tiếp xúc của các tác nhân gây bệnh.

Dải trấu làm đệm lót dày từ 5 - 7 cm, phun thuốc sát trùng đệm lót. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: khay ăn, máng ăn, máng uống… đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng, sau đó được tráng rửa dưới vòi nước sạch và phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi.

- Công tác chọn giống

Tiến hành chọn những con giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo so với tiếu chuẩn giống.Những gà nhỏ không đảm bảo tiêu chuẩn tiến hành loại bỏ.

- Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng

+ Giai đoạn úm gà con: trước khi nhập chuẩn bị sẵn nước uống và thức ăn cho gà tập ăn, bật bóng hồng ngoại sao cho nhiệt độ trong chuồng ấm trước khi thả gà vào 2 tiếng. Nước uống của gà là nước sôi để nguội đã pha đường glucose với tỉ lệ 5g/lít. Khi nhập gà về, em tiến hành cân khối lượng, ghi chép

lại sau đó cho gà con vào ô úm đã có sẵn nước, sau khi gà uống nước và nghỉ ngơi được 2 giờ đồng hồ thì tiến hành cho thức ăn vào khay ăn.

Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, nhiệt độ trong ô úm phải đảm bảo 33 - 350C, sau một tuần tuổi nhiệt độ chuồng nuôi giảm dần theo ngày tuổi (3 ngày giảm 10C) và khi gà từ 3 tuần tuổi trở đi nhiệt độ của chuồng đạt 22 - 250C.

Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với sự phát triển của gà. Ô úm, máng uống, máng ăn đều được điều chỉnh phù hợp theo ngày của tuổi gà, ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.

+ Giai đoạn nuôi thịt: ở giai đoạn này máng ăn nhỏ và khay tập ăn được thay dần bằng máng ăn lớn. Những dụng cụ được thay thế phải được cọ rửa, sát trùng và phơi nắng trước khi sử dụng. Hàng ngày vào các buổi sáng sớm và đầu giờ chiều tiến hành cọ rửa máng uống, thu dọn máng ăn đảm bảo máng ăn, máng uống luôn sạch sẽ. Nhu cầu nước uống, thức ăn của gà tăng dần theo lứa tuổi. Lượng thức ăn còn thay đổi theo sức khỏe của gà và thời tiết.

- Chế độ chiếu sáng

Ở giai đoạn úm gà, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn. Tuy nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần ít đi. Vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, do đó phải giảm ánh sáng để gà tăng trưởng nhanh hơn và tránh hiện tượng gà mổ nhau.

Thức ăn cho gà: Sử dụng thức ăn của công ty thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ, ăn tự do, giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi ăn thức ăn G400, giai đoạn từ 22- xuất bán ăn thức ăn G500

Ở mỗi giai đoạn tuần tuổi khác nhau nhu cầu đáp ứng dinh dưỡng cho gà cũng khác nhau. Do đó thức ăn giai đoạn úm trại sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của Công ty thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ,Gà 1 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi ăn thức ăn G400, từ giai đoạn sau 21 ngày tuổi đến lúc xuất bán sử dụng thức

ăn G500.

4.2. Kết quả theo dõi tỉ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn của đàn gà thức ăn của đàn gà

4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà trực tiếp theo dõi

Trong thời gian thực tập 6 tháng tại cơ sở, em được trực tiếp thực hiện hoàn chỉnh quy trình nuôi gà (♂ Mía x ♀ Lương Phượng). Qua theo dõi và ghi chép tỷ lệ nuôi sống của gà từng ngày, ở các tuần tuổi, em đã đánh giá được một phần của hiệu quả nuôi gà thịt giai đoạn từ 1 - 11 tuần tuổi. Kết quả được trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà giai đoạn 1 - 11 tuần tuổi Tuần Tuổi Số con còn sống (con) Cộng dồn (%) Ss 600 100 1 598 99,67 2 596 99,33 3 596 99,33 4 596 99,33 5 596 99,33 6 596 99,33 7 595 99,17 8 595 99,17 9 595 99,17 10 594 99,00 11 592 98,67

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: thông qua kết quả theo dõi tỷ lệ sống của đàn gà, với tổng số gà /lần nuôi là 600 con. Tại 3 tuần, tỷ lệ nuôi sống đạt 99,33%. Kết thúc lúc 11 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà đạt 98,67%. Kết quả

này cho thấy hoàn toàn phù hợp với quy định cho phép của giống, gà lai nuôi nhốt đến 12 tuần tuổi có tỉ lệ nuôi sống đạt 95-97% theo tài liệu Trần Thanh Vân và cs (2015) [11]. Trong giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi trại cũng áp dụng theo đúng quy định trong chăn nuôi gà lông màu mà em đã được học đó là: đối với những gà chết trong thời gian 1 - 3 ngày tuổi và những gà yếu, không đạt tiêu chuẩn thì được loại trực tiếp. Căn cứ vào kết quả theo dõi đàn gà mà em trực tiếp nuôi, đây là trại nuôi gà chuồng hở, nên các các yếu tố về tiểu khí hậu chuồng nuôi chưa được đáp ứng đúng chuẩn theo lý thuyết đưa ra. Vì vậy, tỷ lệ hao hụt của gà đến khi xuất chuồng là 1,33%.

Qua thời gian làm trực tiếp tại trại, em cũng rút ra được những lưu ý quan trọng trong quá trình úm gà đó là:

- Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của chuồng nuôi: nhiệt độ chuồng nuôi ngày đầu tiên là 33 - 350C; lúc 7 ngày tuổi thì nhiệt độ là 30 0C và 14 ngày thì nhiệt độ là 27 0C. Nhiệt độ chuồng nuôi phải được điều chỉnh phù hợp với thời tiết và mùa vụ. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi tập tính của gà để xác định và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho đàn gà.

- Cần kiểm tra chất lượng không khí chuồng nuôi: chất thải từ phân của gà, từ chất độn chuồng có thể sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng không khí của chuồng nuôi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của đàn gà. Ngoài việc bố trí các thiết bị hỗ trợ đo lượng CO2, NH3 ở trong chuồng nuôi, người chăn nuôi còn phải sử dụng những kinh nghiệm để đánh giá bằng cảm quan, nếu lượng NH3 thải ra trong phân gà nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự thông thoáng của chuồng nuôi. Đối với gà con giai đoạn nuôi úm nếu hàm lượng này quá cao, sẽ cản trở việc hấp thu khí O2 và có hại cho gà con. Chính vì vậy cần phải theo dõi thường xuyên.

- Quản lý tốt về thức ăn, nước uống: cần phải làm sạch và sát trùng đường nước trước khi sử dụng cho gà. Vì nước là dinh dưỡng thiết yếu tác động mạnh

đến tất cả các chức năng sinh lý của cơ thể động vật. Thức ăn cũng phải đảm bảo về dinh dưỡng và chất lượng cho gà ở từng giai đoạn tuổi. Đối với gà nuôi giai đoạn úm, kỹ thuật quan trọng nhất đó là phải thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn trong diều của gà bằng cách dùng tay sờ diều để kiểm tra lượng thức ăn trong diều gà. Từ đó, đánh giá được tình trạng sức khỏe và khả năng thu nhận thức ăn của gà và có những điều chỉnh kịp thời nhất.

4.2.2. Sinh trưởng tích lũy của đàn gà trực tiếp theo dõi

Trong 11 tuần theo dõi khả năng sinh trưởng của gà, em tiến hành cân gà từ lúc sơ sinh đến 11 tuần tuổi, cố định 1 ngày trong tuần để cân, cân trước khi cho gà ăn. Kết quả sinh trưởng tích lũy của đàn gà em trực tiếp theo dõi được thể hiện tại bảng 4.2

Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi

Tuần tuổi X ± mx CV SS 38,85 ± 0,83 11,62 1 82,93 ± 1,63 7,56 2 157,60 ± 1,53 5,22 3 238,14 ± 4,15 9,37 4 409,02 ± 1,51 1,99 5 525,16 ±0,91 0,93 6 692,89 ± 9,39 7,30 7 746,76 ± 6,46 4,66 8 1035,36 ± 40,47 21,45 9 1579,01 ± 56,12 19,14 10 1683,37 ± 11,31 3,62 11 1900,16 ± 16,05 4,55

Bảng 4.2 cho biết sinh trưởng tích lũy của đàn gà từ 01 đến 11 tuần tuổi. Trong suốt thời gian theo dõi gà từ 01 đến 11 tuần tuổi, em tiến hành cân

gà định kì vào mỗi thứ 2 hàng tuần. Từ sơ sinh đến 11 tuần tuổi cân 50 gà. Kết thúc lúc 11 tuần tuổi khối lượng trung bình của đàn gà đạt 1.900,16g. Kết quả này phù hợp với yêu cầu đặt ra của giống, gà (♂ Mía x ♀ Lương Phượng)

nuôi nhốt đến 12 tuần tuổi có khối lượng cơ thể 1,7 đến 2,0 kg theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [11].

4.2.3. Khả năng thu nhận thức ăn

Thức ăn cho gà là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và được theo dõi về số lượng thức ăn tiêu thụ theo hàng tuần. Sáng thứ 2 hàng tuần sau khi tiến hành cân gà để theo dõi sinh trưởng tích lũy em sẽ thống kê và tính toán lượng thức ăn đã tiêu thụ trong tuần, đơn vị tính là gam/con/tuần. Tính đến thời điểm 11 tuần tuổi, trung bình mỗi gà tiêu thụ hết 5.475,89g thức ăn. Lượng thức ăn tiêu thụ trong tuần của gà được trình bày ở bảng 4.3.

Bảng 4.3. Khả năng tiêu thụ thức ăn của đàn gà trực tiếp theo dõi Tuần tuổi g/con/ngày Lô gà theo dõi (gam/con/tuần)

1 11,64 81,48 2 19,23 134,61 3 32,92 230,44 4 42,34 296,38 5 48,78 341,53 6 62,98 440,86 7 75,01 525,07 8 113,32 793,24 9 120,35 842,45 10 125,07 875,49 11 130,62 914,34 Tổng 657,19 5475,89

Em đã theo dõi và tính được lượng thức ăn thu nhận hàng ngày của đàn gà qua các tuần tuổi được thể hiện ở bảng 4.3. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà tăng dần theo tuần tuổi, giai đoạn sau tổng lượng thức ăn tiêu thụ của một gà sau khi kết thúc thí nghiệm là: 5.475,89g. Kết quả cho thấy khả năng tiêu thụ thức ăn phù hợp với yêu cầu đặt ra của giống, các giống gà lông màu nuôi tại Thái Nguyên tiêu tốn thức ăn thấp, phù hợp với điều kiện chăn nuôi ở nông thôn theo Đào Văn Khanh (2006) [6].

Trong thời gian thực tập tại trại, từ những kiến thức lý thuyết được trang bị trong trường, qua sách vở, tài liệu và qua trải nghiệm của bản thân từ thực tế sản xuất, bản thân em nhận thấy rằng: đối với chăn nuôi gà thịt, một trong những giai đoạn quyết định đến sự thành công đem lại hiệu quả kinh tế cho chăn nuôi chính là giai đoạn úm gà. Đây là giai đoạn đầu tiên của vòng đời gà thịt và được xem là thời kỳ dễ bị tổn thương nhất bởi gà con thay đổi từ chế độ điều chỉnh nhiệt chưa hoàn thiện đến chế độ điều chỉnh thân nhiệt của con vật trưởng thành. Chính vì vậy, chăm sóc giai đoạn úm tốt sẽ làm cho độ đồng đều của đàn tốt hơn. Độ đồng đều là điều then chốt cho kết quả tốt và ổn định.

4.3. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho gà thịt

4.3.1. Kết quả thực hiện quy trình phòng bệnh cho gà thịt bằng vắc xin

Phát triển chăn nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao, an toàn cho môi trường, đảm bảo sức khoẻ cho con người trong tình hình dịch bệnh ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp là một trong những mong muốn mà người chăn nuôi, người quản lý hướng tới. Sử dụng vắc xin phòng bệnh cho gia cầm là một trong những yếu tố làm hạn chế dịch bệnh và công tác quản lý dịch bệnh được tốt hơn, góp phần thúc đẩy phát triển chăn nuôi, giúp cho người dân chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trong thực tế chăn nuôi, với thời gian nuôi gà dài ngày thì gà có thể mắc phải một số bệnh gây thiệt hại lớn đến kinh tế như: Newcastle, Gumboro,

cầu trùng... Do đó trại tiến hành phòng bệnh cho gà với những bệnh trên.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc cho gà Tuổi (ngày) Loại vắc xin và thuốc Phương pháp sử dụng Giới thiệu thuốc và vắc xin Tác dụng Kết quả thực hiện Tỷ lệ an toàn (%)

1 Kháng sinh Pha nước cho uống Úm gia cầm. Colistin Chống nhiễm khuẩn do vận chuyển, tăng sức đề kháng cho gà 600 100 2 Kháng sinh Pha nước

cho uống 3 Kháng sinh Pha nước cho uống 5 Vắc xin ND-IB (Vắc xin sống) Nhỏ mắt ND-IB Phòng được bệnh Dịch tả (ND) + Viêm phế quản truyền nhiễm(IB) 599 100 Vitamin +

chất điện giải Pha nước cho uống

Điện giải + Vitamin C Giảm stress do làm vắc xin 599 100 7 Vắc xin Gumboro (vắc xin sống) Đậu gà Nhỏ miệng Chủng màng cánh Gum lần1 Glucovit C Phòng được bệnh Gumboro Phòng được bệnh đậu gà 598 100 14 Vắc xin Gumboro (vắc xin sống) Vắc xin ND_IB Nhỏ miệng Nhỏ mắt Glucovit C Gum lần 2 Phòng được bệnh Gumboro Phòng bệnh Dịch tả (ND) + Viêm phế quản truyền nhiễm(IB) 596 100 14 -

16 Cầu trùng Pha nước uống COCCID ANTI - Gluco K-C Phòng được bệnh cầu trùng 596 100 28 Vắc xin H5N1 Tiêm dưới da cổ Phòng cúm gia cầm 596 100 Trong thực tiễn sản xuất mà em đã được tiếp xúc, phụ thuộc tình hình dịch tễ, giống, thời gian nuôi, số lượng nuôi,... mà trang trại sẽ có những quy trình vắc xin và thuốc phòng bệnh khác nhau (tiêm vắc xin tái tổ hợp K-NEW H5 dạng nhũ dầu phòng bệnh Newcastle và Cúm gia cầm cho gà vào 7 ngày tuổi, tiêm vắc xin Cozyra phòng bệnh sưng phù đầu cho gà vào 43 ngày

tuổi...). Xét tình hình dịch tễ và thực tiễn sản xuất tại trại, em tiến hành phòng bệnh cho đàn gà (♂ Mía x ♀ Lương Phượng) theo qui trình vắc xin trên và vẫn đảm bảo được sức khỏe của gà cũng như an toàn dịch bệnh.

Cũng qua đợt thực tế này, bản thân em được trực tiếp tham gia làm vắc xin cho gà nuôi tại trang trại, em đã rút ra được một số kinh nghiệm trong quá trình làm vắc xin để đạt hiệu quả cao, cụ thể như:

- Thực hiện nghiêm ngặt lịch làm vắc xin, tuyệt đối không được bỏ qua một giai đoạn làm vắc xin nào thì hiệu quả vắc xin mới phát huy được tác dụng cao nhất. Hạn chế tối đa việc xê dịch ngày làm vắc xin.

- Chỉ nên sử dụng vắc xin cho đàn gà khỏe mạnh, trong trường hợp phát hiện đàn gà đang bị bệnh thì không nên sử dụng vắc xin phòng bệnh, nếu dùng vắc xin phải có sự kiểm soát và cố vấn của kỹ thuật.

- Để giảm stress cho gà, trước và sau khi làm vắc xin nên cho gà uống thêm điện giải. Tuyệt đối không cho đàn gà uống nước có sử dụng thuốc sát trùng (nước máy thường có chất sát trùng).

- Khi pha vắc xin thao tác pha phải nhẹ nhàng, không lắc mạnh tay, khi pha nên sử dụng dung dịch pha có sự tương đồng về nhiệt độ với nhiệt độ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)