Trong qua trình thực tập, em đã vận dụng kiến thức đã học vào công tác chẩn đoán bệnh cho gà và đã chẩn đoán, điểu trị một số bệnh như: Cầu trùng, Bạch lỵ, CRD. Sau khi chẩn đoán bệnh, chúng em tiến hành điều trị theo phác đồ tại bảng 4.9 dưới đây.
4.5. Kết quả điều trị gà mắc bệnh trong quá trình thực tập
Trong quá trình thăm khám và mổ khám một số gà mắc bệnh, trên cơ sở các bệnh tích điển hình của gà mắc bệnh, với sự hướng dẫn của kỹ thuật, em đã xác định được đúng bệnh và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả đối với một số bệnh. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Một số phác đồ sử dụng điều trị bệnh cho đàn gà đạt hiệu quả
Tên
bệnh Thuốc điều trị Liệu trình
Số gà được điều trị (con) Kết quả điều trị Bạch lỵ gà con RTD - AMOXY - COMBY Kết hợp Bcomplex, điện giải. 1g/lít nước uống liên tục 5 ngày 598 An toàn Cầu trùng ANTI COCCID
Bổ sung thêm vitamin K
1g/lít, uống liên tục trong 5 - 7 ngày 596 An toàn CRD BIO - TILMICOSIN 0,3ml/lít nước uống 3 - 5 ngày liên tục 592 An toàn
Kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: về nguyên tắc khi phát hiện trong đàn gà có một số gà có biểu hiện mắc bệnh, và khi đã xác định được đúng bệnh, trang trại dùng thuốc để điều trị cho toàn đàn gà. Vì vậy khó có thể tính toán được tỷ lệ phần trăm một cách chính xác tỷ lệ khỏi bệnh của đàn gà, cũng như không thể kết luận đàn gà “sạch bệnh”, do đó kết quả ở bảng 4.9 không có tỷ lệ khỏi bệnh.
Trong quá trình theo dõi, tùy thuộc vào đặc điểm của bệnh mà mức độ mắc bệnh của đàn gà, thì thời gian điều trị của từng đàn có thể khác nhau. Tuy nhiên, khi áp dụng phác đồ điều trị ở bảng 4.9 thì số gà mắc bệnh giảm đi rõ rệt, thông qua thăm khám lâm sàng không còn thấy các triệu chứng của gà mắc bệnh, số gà chết rải rác không còn sau khi được điều trị, từ đó có thể đưa ra kết luận chung là đàn gà an toàn.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Qua đợt thực tập này, em nhận thấy mình đã trưởng thành hơn về nhiều mặt và bằng sự nỗ lực của bản thân em đã hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Điều quan trọng hơn là em đã rút ra được bài học kinh nghiệm bổ ích về chuyên môn từ thực tiễn sản xuất. Cụ thể là:
-Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý trong chăn nuôi gà.
-Biết cách sử dụng một số loại vaccine phòng bệnh và thuốc điều trị bệnh trong chăn nuôi.
-Chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị một số bệnh thông thường. -Hiểu biết về xã hội, cách sống và quan hệ trong một tập thể. -Nâng cao niềm tin và lòng yêu nghề của bản thân.
Từ kết quả thu được qua theo dõi đàn gà, chúng em sơ bộ rút ra một số kết luận sau:
- Tình hình chăm sóc nuôi dưỡng gà tại trang trại: Tỷ lệ nuôi sống của gà tại 11 tuần tuổi đạt là 98,67%
Sinh trưởng tích lũy của gà lúc 11 tuần tuổi đạt 1900,16g, tiêu thụ hết 5475,89g thức ăn.
Áp dụng quy trình phòng bệnh cho đàn gà, đã đạt được một số kết quả như sau:
+ Phòng các bệnh Newcastle, Gumboro, Bệnh đường hô hấp mãn tính và bổ sung thêm thuốc tăng sức đề kháng và phòng một số bệnh. Kết quả đều an toàn.
+ Trại chăn nuôi áp dụng nghiêm ngặt quy trình phòng bệnh bằng vệ sinh, sát trùng chuồng nuôi và khu vực chăn nuôi, tạo vành đai chăn nuôi an toàn.
- Áp dụng quy trình chẩn đoán lâm sàng và bệnh tích một số bệnh trên gà thịt.
Các bệnh thường gặp tại trại đó là: Bệnh bạch lỵ, Cầu trùng, CRD. Mỗi bệnh đều có triệu chứng lâm sàng và bệnh tích điển hình và rất rõ rệt.
- Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp: về nguyên tắc là điều trị cho toàn đàn, kết quả sau điều trị đều được đánh giá là an toàn và bảo hộ được đàn gà.
5.2. Kiến nghị
Tiếp tục cho các lớp sinh viên được tham gia thực tập nhiều hơn tại cơ sở chăn nuôi, để sinh viên được trải nghiệm và học tập thực tiễn nhiều hơn. Từ đó, củng cố kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp một cách hiệu quả nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nước
1. Trương Hữu Dũng, Phan Đình Thắm, Trần Văn Thăng (2018), Giáo trình
phương pháp thí nghiệm trong chăn nuôi - thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
2. Nguyễn Văn Đại, Trần Thanh Vân, Trần Long, Đặng Đình Hanh (2001), “Đặc điểm ngoại hình và khả năng sinh trưởng, cho thịt của gà lai F1 (Trống Mía x mái Kabir) nuôi nhốt và bán chăn thả tại Thái Nguyên”.
Tạp chí chăn nuôi số 5 - 2001.
3. Từ Quang Hiển, Trần Văn Phùng, Phan Đình Thắm, Trần Thanh Vân, Từ Trung Kiên (2013), Dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
4. Nguyễn Duy Hoan (2010), Dinh dưỡng protein gia cầm, Nxb Đại học Thái Nguyên. 5. Dương Mạnh Hùng, Trần Huê Viên, Phan Đình Thắm, Nguyễn Mạnh Hà,
Nguyễn Hưng Quang, Hồ Thị Bích Ngọc (2017), Chọn lọc và nhân
giống vật nuôi, Nxb Nông nghiệp.
6. Đào Văn Khanh (2000), “Nghiên cứu năng suất thịt gà broiler giống Tam Hoàng 882 nuôi ở các mùa vụ khác nhau của vùng sinh thái Thái Nguyên’’. Kết quả nghiên cứu Khoa học và chuyển giao Công nghệ
nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập trường ĐHNL, Nxb Nông Nghiệp.
7. Bùi Đức Lũng, Lê Hồng Mận (2003), Nuôi gà Broiler đạt năng suất cao,
Nxb Nông nghiệp, trang 21 - 23.
8. Lê Hồng Mận, Nguyễn Duy Nhị, Ngô Giản Luyện, Nguyễn Huy Đạt, NguyễnVăn Trung, Nguyễn Thành Đồng (1996), “Chọn lọc và nhân thuần 10 đời các dòng gà thịt thuần chủng Plymouth Rock”, Tuyển tập
công trình nghiên cứu khọc kỹ thuật gia cầm, Liên hiệp xí nghiệp gia
cầm Việt Nam 1986 - 1996.
(2005), Chọn giống và nhân giống gia súc, Nxb Nông Nghiệp.
10. Phùng Đức Tiến (1996), “Nghiên cứu một số tổ hợp lai gà broiler giữa các dòng gà hướng thịt giống Ross 208 và Hybro HV 85”, Luận án tiến sĩ
khoa học Nông nghiệp - Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam.
11. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo
trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông Nghiệp Hà Nội.
II. Tài liệu nước ngoài
12. Cerniglia J.A, Herrtand A.B Walt (1983), “The effect of constant ambient temperature and ration on the performance of Sussex broiler”. Poultry
Science 62.
13. Chambers J.R (1990), Genetic of growth and Meat production in chicken, Edited by R.D Craw ford - Elsevier - Amsterdam - Oxford - Tokyo, pp.9. 14. Godfry E.F and Jaap R.G (1992), Evirence of breed and sex differnces in
the weight of chicken hat cher from eggs sinrilar weight, Pouitry Sci, pp. 22.
15. Nir I. (1992), “Israel optimization of poultry diets in hot climates”. Proceedings world Poultry congress vol 2, pp. 71 - 75.
16. Jaap and Morris (1997), “Genetic differences in eight weeks of weight”
Poultry Science 16, Page 44, 48.
17. Wash Bun K.W (1992), “Influence of body weight on response to a heat stress environment”, World's Poultry Congress No 9 vol 2/1992, pp.53 - 56.
Một số hình ảnh trong quá trình thực tập
Hình 1: Cho gà uống nước Hình 2: cho gà ăn