Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28)

Tình hình ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm tăng lên, các nước trên thế giới không ngừng cải tiến con giống cũng như dinh dưỡng để đưa năng suất

chất lượng chăn nuôi gia cầm phát triển vượt bậc, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn nhưng khắt khe của thị trường.

Gia cầm nói chung, gà nói riêng có nguồn gốc từ chim hoang dã. Qua quá trình thuần hóa, nuôi dưỡng hàng nghìn năm, con người đã tạo nên các giống gia cầm ngày nay.

Hầu hết các nhà khoa học nghiên cứu về gia cầm trên thế giới đều cho rằng tổ tiên của gia cầm sống hoang dã. Bằng chứng là gà hoang miền Bắc Ấn Độ hay gà Banquiva (Gallus Gallus murghi) - một trong bốn loại hình của gà rừng được thuần hóa đầu tiên.

Với việc đưa các giống gà siêu thịt như: Hybro (Hv 85 - Hà lan), AA (Abor Acres, Mỹ) Avian (Mỹ), Lohman meat (Đức)… các giống hướng trứng như: Goldline 54 (Hà Lan), Leghorn (Italia)… giống gà kiêm dụng: Tam Hoàng, Lương Phượng (Trung Quốc), Sasso (Pháp), Kabir (Israel)… vào nuôi thâm canh đã đưa năng suất chăn nuôi lên rất cao, song các giống gà trên chỉ thích nghi trong một số điều kiện nhất định của môi trường.

Sau những thành công về chăn nuôi công nghiệp ở trình độ cao, từ năm 1980 trở lại đây một số nước như: Nhật Bản, Pháp, Israel… có xu hướng thay đổi phương thức chăn nuôi để sản phẩm gia cầm có mùi vị thơm ngon hơn. Việc lai tạo các giống gà với nhau cũng được thúc đẩy mạnh mẽ nhằm giữ lại các đặc điểm quý, cải thiện những tính trạng còn hạn chế và dần hình thành một số giống mới có khả năng sản xuất tốt, đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của con người.

2.4. Giới thiệu vài nét về gà lai (♂ Mía x ♀ Lương Phượng)

Gà Mía Là giống gà hướng thịt, có tầm vóc to và có ngoại hình thô với mình ngắn, đùi to và thô, đi lại chậm. Gà 6 tháng tuổi con trống đạt 3,1 kg, con mái 2,4 kg. Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẽ lông màu đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh xanh biếc. Con mái có lông màu vàng nhạt xen kẽ lông đen ở cánh đuôi, lông cổ có màu. Tuổi đẻ trứng của chúng khá muộn

7-8 tháng, sản lượng trứng 50 - 55 quả/mái/năm, khối lượng trứng 50 - 55 g. Gà Lương Phượng được nhập khẩu vào nước ta qua cửa khẩu quốc tế Quảng Ninh năm 1998. Trung tâm nghiên cứu gia cầm Vạn Phúc đã nhập 1900 con nuôi tại trại nuôi thí nghiệm và được nhân dân ta nuôi ở nhiều nơi.

Theo tài liệu Trần Thanh Vân và cs (2015) [11], gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt bán công nghiệp hay thả vườn. Do có những ưu điểm trên hiện nay gà Lương Phượng đã được nuôi nhiều ở các trang trại và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị và được người chăn nuôi ưa chuộng.

Gà lai (♂ Mía x ♀ Lương Phượng) được tạo ra từ công thức lai gà trống Mía lai với gà mái Lương Phượng. Gà lai có màu lông đẹp, tỷ lệ nuôi sống từ 1 - 19 tuần tuổi là 89 - 91 %, khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi đạt 1,9 - 2,2 kg. Gà lai thương phẩm nuôi nhốt đến 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống 95 - 97%, khối lượng cơ thể 1,7 - 2,0 kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 3,2 - 3,3 kg. Nuôi bán chăn thả đến 12 tuần tuổi có tỷ lệ nuôi sống đạt 94 - 96%, khối lượng cơ thể 1,8 - 2,1 kg/con; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể là 2,8 - 3,0 kg, chất lượng thịt ngon như gà Ri.

Phần 3

ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1. Đối tượng

- Đối tượng: Gà lai (♂ Mía x ♀ Lương Phượng)

3.2. Thời gian và địa điểm tiến hành

- Thời gian: Từ ngày 19 tháng 11 năm 2019 đến 20 tháng 5 năm 2020 - Địa điểm: Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.

3.3. Nội dung thực hiện

- Thực hiện quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc đàn gà (♂ Mía x ♀ Lương Phượng).

- Thực hiện quy trình phòng và trị bệnh trên đàn gà (♂ Mía x ♀ Lương Phượng).

3.4. Phương pháp thực hiện

3.4.1. Phương pháp theo dõi

Bảng 3.1. Sơ đồ theo dõi đàn gà

Diễn giải Đơn vị Lô gà theo dõi

Gà nuôi TN (♂ Mía x ♀ Lương Phượng)

Tuổi bắt đầu TN Ngày 01

Khối lượng TN Gam 38,85

Thời gian TN Ngày 77

Số con Con 600

Phương thức nuôi Nhốt, chuồng hở

3.4.2. Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh

3.4.2.1. Chăm sóc và nuôi dưỡng

nhiệt độ giảm 2 - 3C. Sau 3 tuần, nhiệt độ 21 - 24C. Chế độ chiếu sáng

Bảng 3.2. Thời gian và cường độ chiếu sáng

Thời gian Chế độ chiếu sáng Cường độ chiếu sáng (w/m2 nền chuồng)

1 - 3 ngày tuổi 4 - 5 ngày tuổi Sau 5 tuần tuổi

24 giờ/ngày đêm 23 giờ/ngày đêm 22 - 23 giờ/ ngày đêm

3,5 - 4 2 0,2 - 0,4

Qua bảng 3.2 ta có thể thấy được gà càng lớn thời gian chiều sáng càng giảm và cường độ chiếu sáng cũng giảm, theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [11].

Nuôi dưỡng: Thức ăn và nước uống được cung cấp tự do theo nhu cầu của gà.

Bảng 3.3. Thành phần giá trị dinh dưỡng trong thức ăn của gà 1 - 21 ngày tuổi và gà 22 ngày tuổi đến xuất bán

Thành phần Gà từ 1-21

ngày tuổi

Gà từ 22- xuất bán

Đạm tối thiểu (min %) 21 18

Ẩm độ (max %) 14 14

Ca (min-max %) 0,5-1,5 0,5-1,5

P (min%) 0,5-1,5 0,5-1,5

Xơ (max %) 5,0 7,0

Năng lượng trao đổi ME (min Kcal/kg) 3.100 3.100

Lysine tổng số ( min %) 1,2 0,8

Methionine + Cystine tổng số (min %) 0,8 0,45

3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi

Để thực hiện được nội dung trên cần tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ nuôi sống (%).

- Sinh trưởng tích luỹ (g/con)

-Lượng thức ăn tiêu thụ (gam/con/ngày).

3.4.4. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

* Tỷ lệ nuôi sống: Hàng ngày kiểm tra sức khỏe đàn gà trên mỗi lô,

phát hiện những con bị bệnh, xác định số con bị nhiễm bệnh đang theo dõi, ghi chép lại đầy đủ, từ đó theo dõi tỷ lệ nuôi sống của mỗi lô gà đến 11 tuần tuổi theo công thức sau:

Tỷ lệ nuôi sống (%) = Tổng số gà cuối kỳ x 100 Tổng số gà đầu kỳ

* Chỉ tiêu về sinh trưởng

Cân ngẫu nhiên gà lúc sơ sinh, hàng tuần và lúc 12 tuần tuổi. Cân vào buổi sáng sớm trước khi cho ăn (chỉ cho uống nước). Cố định loại cân và người cân. Ở lúc sơ sinh, tuần 1, tuần 2 gà được cân bằng cân Ohous của Mỹ với độ chính xác 0,1 gam. Từ tuần thứ 3 đến tuần 11 cân bằng cân đồng hồ Nhơn Hòa có độ chính xác từ 5 - 10 gam.

Khối lượng trung bình của gà (g) =  Khối lượng gà được cân (g) Số gà được cân (con)

* Khả năng tiêu thụ và chuyển hóa thức ăn

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học của

Trương Hữu Dũng và sc (2018) [1]

Tổng tiêu thụ thức ăn trong tuần (g) Tiêu thụ thức ăn (g/con/ngày) =

Phần 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả chăm sóc, nuôi dưỡng đàn gà thịt

Trong quá trình thực tập tại Trung tâm Đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên , được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô giáo, cùng với sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, em đã học hỏi được những kinh nghiệm quý báu và đạt được một số kết quả như sau:

- Công tác chuẩn bị chuồng trại nuôi gà

Trước khi nhận gà vào nuôi, chuồng đã được để trống ít nhất 15 ngày, chuồng được quét dọn sạch sẽ bên trong và bên ngoài, hệ thống cống rãnh thoát nước, nền chuồng, vách ngăn được quét xi măng đặc. Sau đó được tiến hành phun thuốc sát trùng bằng dung dịch Iodine với tỷ lệ pha loãng là 2%. Cây cỏ xung quanh khu vực nuôi được phát quang, đặt các miếng dính chuột để hạn chế sự tiếp xúc của các tác nhân gây bệnh.

Dải trấu làm đệm lót dày từ 5 - 7 cm, phun thuốc sát trùng đệm lót. Tất cả các dụng cụ chăn nuôi như: khay ăn, máng ăn, máng uống… đều được cọ rửa sạch sẽ, ngâm thuốc sát trùng, sau đó được tráng rửa dưới vòi nước sạch và phơi nắng trước khi đưa vào chuồng nuôi.

- Công tác chọn giống

Tiến hành chọn những con giống khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mắt sáng, lông mượt, chân bóng, không hở rốn, khoèo chân, vẹo mỏ, đảm bảo so với tiếu chuẩn giống.Những gà nhỏ không đảm bảo tiêu chuẩn tiến hành loại bỏ.

- Công tác chăm sóc và nuôi dưỡng

+ Giai đoạn úm gà con: trước khi nhập chuẩn bị sẵn nước uống và thức ăn cho gà tập ăn, bật bóng hồng ngoại sao cho nhiệt độ trong chuồng ấm trước khi thả gà vào 2 tiếng. Nước uống của gà là nước sôi để nguội đã pha đường glucose với tỉ lệ 5g/lít. Khi nhập gà về, em tiến hành cân khối lượng, ghi chép

lại sau đó cho gà con vào ô úm đã có sẵn nước, sau khi gà uống nước và nghỉ ngơi được 2 giờ đồng hồ thì tiến hành cho thức ăn vào khay ăn.

Giai đoạn này yếu tố nhiệt độ rất quan trọng, nhiệt độ trong ô úm phải đảm bảo 33 - 350C, sau một tuần tuổi nhiệt độ chuồng nuôi giảm dần theo ngày tuổi (3 ngày giảm 10C) và khi gà từ 3 tuần tuổi trở đi nhiệt độ của chuồng đạt 22 - 250C.

Thường xuyên theo dõi đàn gà để điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp với sự phát triển của gà. Ô úm, máng uống, máng ăn đều được điều chỉnh phù hợp theo ngày của tuổi gà, ánh sáng được đảm bảo cho gà hoạt động bình thường.

+ Giai đoạn nuôi thịt: ở giai đoạn này máng ăn nhỏ và khay tập ăn được thay dần bằng máng ăn lớn. Những dụng cụ được thay thế phải được cọ rửa, sát trùng và phơi nắng trước khi sử dụng. Hàng ngày vào các buổi sáng sớm và đầu giờ chiều tiến hành cọ rửa máng uống, thu dọn máng ăn đảm bảo máng ăn, máng uống luôn sạch sẽ. Nhu cầu nước uống, thức ăn của gà tăng dần theo lứa tuổi. Lượng thức ăn còn thay đổi theo sức khỏe của gà và thời tiết.

- Chế độ chiếu sáng

Ở giai đoạn úm gà, gà cần nhiều ánh sáng để phát triển do đó chế độ chiếu sáng ở giai đoạn này thường lớn. Tuy nhiên khi gà lớn thì chế độ chiếu sáng cần ít đi. Vì ánh sáng mạnh sẽ kích thích gà vận động làm giảm khả năng tích lũy của gà, do đó phải giảm ánh sáng để gà tăng trưởng nhanh hơn và tránh hiện tượng gà mổ nhau.

Thức ăn cho gà: Sử dụng thức ăn của công ty thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ, ăn tự do, giai đoạn từ 1-21 ngày tuổi ăn thức ăn G400, giai đoạn từ 22- xuất bán ăn thức ăn G500

Ở mỗi giai đoạn tuần tuổi khác nhau nhu cầu đáp ứng dinh dưỡng cho gà cũng khác nhau. Do đó thức ăn giai đoạn úm trại sử dụng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của Công ty thức ăn chăn nuôi Phú Sỹ,Gà 1 ngày tuổi đến 21 ngày tuổi ăn thức ăn G400, từ giai đoạn sau 21 ngày tuổi đến lúc xuất bán sử dụng thức

ăn G500.

4.2. Kết quả theo dõi tỉ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng và tiêu thụ thức ăn của đàn gà thức ăn của đàn gà

4.2.1. Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà trực tiếp theo dõi

Trong thời gian thực tập 6 tháng tại cơ sở, em được trực tiếp thực hiện hoàn chỉnh quy trình nuôi gà (♂ Mía x ♀ Lương Phượng). Qua theo dõi và ghi chép tỷ lệ nuôi sống của gà từng ngày, ở các tuần tuổi, em đã đánh giá được một phần của hiệu quả nuôi gà thịt giai đoạn từ 1 - 11 tuần tuổi. Kết quả được trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà giai đoạn 1 - 11 tuần tuổi Tuần Tuổi Số con còn sống (con) Cộng dồn (%) Ss 600 100 1 598 99,67 2 596 99,33 3 596 99,33 4 596 99,33 5 596 99,33 6 596 99,33 7 595 99,17 8 595 99,17 9 595 99,17 10 594 99,00 11 592 98,67

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: thông qua kết quả theo dõi tỷ lệ sống của đàn gà, với tổng số gà /lần nuôi là 600 con. Tại 3 tuần, tỷ lệ nuôi sống đạt 99,33%. Kết thúc lúc 11 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà đạt 98,67%. Kết quả

này cho thấy hoàn toàn phù hợp với quy định cho phép của giống, gà lai nuôi nhốt đến 12 tuần tuổi có tỉ lệ nuôi sống đạt 95-97% theo tài liệu Trần Thanh Vân và cs (2015) [11]. Trong giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi trại cũng áp dụng theo đúng quy định trong chăn nuôi gà lông màu mà em đã được học đó là: đối với những gà chết trong thời gian 1 - 3 ngày tuổi và những gà yếu, không đạt tiêu chuẩn thì được loại trực tiếp. Căn cứ vào kết quả theo dõi đàn gà mà em trực tiếp nuôi, đây là trại nuôi gà chuồng hở, nên các các yếu tố về tiểu khí hậu chuồng nuôi chưa được đáp ứng đúng chuẩn theo lý thuyết đưa ra. Vì vậy, tỷ lệ hao hụt của gà đến khi xuất chuồng là 1,33%.

Qua thời gian làm trực tiếp tại trại, em cũng rút ra được những lưu ý quan trọng trong quá trình úm gà đó là:

- Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của chuồng nuôi: nhiệt độ chuồng nuôi ngày đầu tiên là 33 - 350C; lúc 7 ngày tuổi thì nhiệt độ là 30 0C và 14 ngày thì nhiệt độ là 27 0C. Nhiệt độ chuồng nuôi phải được điều chỉnh phù hợp với thời tiết và mùa vụ. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi tập tính của gà để xác định và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho đàn gà.

- Cần kiểm tra chất lượng không khí chuồng nuôi: chất thải từ phân của gà, từ chất độn chuồng có thể sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng không khí của chuồng nuôi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của đàn gà. Ngoài việc bố trí các thiết bị hỗ trợ đo lượng CO2, NH3 ở trong chuồng nuôi, người chăn nuôi còn phải sử dụng những kinh nghiệm để đánh giá bằng cảm quan, nếu lượng NH3 thải ra trong phân gà nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự thông thoáng của chuồng nuôi. Đối với gà con giai đoạn nuôi úm nếu hàm lượng này quá cao, sẽ cản trở việc hấp thu khí O2 và có hại cho gà con. Chính vì vậy cần phải theo dõi thường xuyên.

- Quản lý tốt về thức ăn, nước uống: cần phải làm sạch và sát trùng đường nước trước khi sử dụng cho gà. Vì nước là dinh dưỡng thiết yếu tác động mạnh

đến tất cả các chức năng sinh lý của cơ thể động vật. Thức ăn cũng phải đảm bảo về dinh dưỡng và chất lượng cho gà ở từng giai đoạn tuổi. Đối với gà nuôi giai đoạn úm, kỹ thuật quan trọng nhất đó là phải thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn trong diều của gà bằng cách dùng tay sờ diều để kiểm tra lượng thức ăn trong diều gà. Từ đó, đánh giá được tình trạng sức khỏe và khả năng thu nhận thức ăn của gà và có những điều chỉnh kịp thời nhất.

4.2.2. Sinh trưởng tích lũy của đàn gà trực tiếp theo dõi

Trong 11 tuần theo dõi khả năng sinh trưởng của gà, em tiến hành cân gà từ lúc sơ sinh đến 11 tuần tuổi, cố định 1 ngày trong tuần để cân, cân trước khi cho gà ăn. Kết quả sinh trưởng tích lũy của đàn gà em trực tiếp theo dõi được thể hiện tại bảng 4.2

Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của gà qua các tuần tuổi

Tuần tuổi X ± mx CV SS 38,85 ± 0,83 11,62

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)