Tỷ lệ nuôi sống của đàn gà trực tiếp theo dõi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 38)

Trong thời gian thực tập 6 tháng tại cơ sở, em được trực tiếp thực hiện hoàn chỉnh quy trình nuôi gà (♂ Mía x ♀ Lương Phượng). Qua theo dõi và ghi chép tỷ lệ nuôi sống của gà từng ngày, ở các tuần tuổi, em đã đánh giá được một phần của hiệu quả nuôi gà thịt giai đoạn từ 1 - 11 tuần tuổi. Kết quả được trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà giai đoạn 1 - 11 tuần tuổi Tuần Tuổi Số con còn sống (con) Cộng dồn (%) Ss 600 100 1 598 99,67 2 596 99,33 3 596 99,33 4 596 99,33 5 596 99,33 6 596 99,33 7 595 99,17 8 595 99,17 9 595 99,17 10 594 99,00 11 592 98,67

Kết quả bảng 4.1 cho thấy: thông qua kết quả theo dõi tỷ lệ sống của đàn gà, với tổng số gà /lần nuôi là 600 con. Tại 3 tuần, tỷ lệ nuôi sống đạt 99,33%. Kết thúc lúc 11 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà đạt 98,67%. Kết quả

này cho thấy hoàn toàn phù hợp với quy định cho phép của giống, gà lai nuôi nhốt đến 12 tuần tuổi có tỉ lệ nuôi sống đạt 95-97% theo tài liệu Trần Thanh Vân và cs (2015) [11]. Trong giai đoạn từ 1 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi trại cũng áp dụng theo đúng quy định trong chăn nuôi gà lông màu mà em đã được học đó là: đối với những gà chết trong thời gian 1 - 3 ngày tuổi và những gà yếu, không đạt tiêu chuẩn thì được loại trực tiếp. Căn cứ vào kết quả theo dõi đàn gà mà em trực tiếp nuôi, đây là trại nuôi gà chuồng hở, nên các các yếu tố về tiểu khí hậu chuồng nuôi chưa được đáp ứng đúng chuẩn theo lý thuyết đưa ra. Vì vậy, tỷ lệ hao hụt của gà đến khi xuất chuồng là 1,33%.

Qua thời gian làm trực tiếp tại trại, em cũng rút ra được những lưu ý quan trọng trong quá trình úm gà đó là:

- Luôn luôn kiểm tra nhiệt độ của chuồng nuôi: nhiệt độ chuồng nuôi ngày đầu tiên là 33 - 350C; lúc 7 ngày tuổi thì nhiệt độ là 30 0C và 14 ngày thì nhiệt độ là 27 0C. Nhiệt độ chuồng nuôi phải được điều chỉnh phù hợp với thời tiết và mùa vụ. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi tập tính của gà để xác định và điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho đàn gà.

- Cần kiểm tra chất lượng không khí chuồng nuôi: chất thải từ phân của gà, từ chất độn chuồng có thể sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng không khí của chuồng nuôi và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của đàn gà. Ngoài việc bố trí các thiết bị hỗ trợ đo lượng CO2, NH3 ở trong chuồng nuôi, người chăn nuôi còn phải sử dụng những kinh nghiệm để đánh giá bằng cảm quan, nếu lượng NH3 thải ra trong phân gà nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự thông thoáng của chuồng nuôi. Đối với gà con giai đoạn nuôi úm nếu hàm lượng này quá cao, sẽ cản trở việc hấp thu khí O2 và có hại cho gà con. Chính vì vậy cần phải theo dõi thường xuyên.

- Quản lý tốt về thức ăn, nước uống: cần phải làm sạch và sát trùng đường nước trước khi sử dụng cho gà. Vì nước là dinh dưỡng thiết yếu tác động mạnh

đến tất cả các chức năng sinh lý của cơ thể động vật. Thức ăn cũng phải đảm bảo về dinh dưỡng và chất lượng cho gà ở từng giai đoạn tuổi. Đối với gà nuôi giai đoạn úm, kỹ thuật quan trọng nhất đó là phải thường xuyên kiểm tra lượng thức ăn trong diều của gà bằng cách dùng tay sờ diều để kiểm tra lượng thức ăn trong diều gà. Từ đó, đánh giá được tình trạng sức khỏe và khả năng thu nhận thức ăn của gà và có những điều chỉnh kịp thời nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh trên đàn gà tại trung tâm đào tạo, nghiên cứu giống cây trồng và vật nuôi, trường đại học nông lâm thái nguyên (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)