Khái quát về Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập tuyển chọn vi sinh vật phân giải xenlulo nhằm phân hủy nhanh vật liệu cháy dưới tán rừng thông mã vĩ tại tỉnh cao bằng (Trang 30 - 33)

L ỜI CAM Đ OAN

1.3.1. Khái quát về Cao Bằng

1.3.1.1. Địa hình

Cao Bằng là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam. Hai mặt Bắc và Đông giáp với tỉnh Quảng Tây Trung Quốc, với đường biên giới dài trên 332 km, phía Nam giáp tỉnh Bắc Cạn, phía Tây giáp tỉnh Hà Giang. Cao Bằng có hệ toạ độ địa lý từ: 22022’ đến 23008’ vĩ độ Bắc; từ 105016’ đến 106051’ kinh độĐông, cách Thủđô Hà Nội gần 300 km.

Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 672.462 ha, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đông có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng non tái sinh. Toàn tỉnh có 13 huyện, thị, bao gồm 199 xã, phường, thị trấn.

Địa hình của tỉnh Cao Bằng là loại địa hình phức tạp, được thể hiện trên 3 miền địa hình chủ yếu:

Miền địa hình Karstơ - Chiếm diện tích ở hầu hết các huyện miền đông của tỉnh: Trà Lĩnh, Trùng Khánh, Quảng Uyên, Phục Hoà, Hà Quảng, Thông Nông... Địa hình miền này rất phức tạp, gồm các hệ thống dãy núi đá vôi phân cách mãnh liệt với các đỉnh nhọn dạng tai mèo, gồ ghề lởm chởm cao thấp khác nhau, hang hốc tự nhiên nhiều. Có phương kéo dài chung theo hướng tây bắc - đông nam. Xen kẽ các dãy núi là thung lũng hẹp với nhiều hình, nhiều vẻ khác nhau.

Miền địa hình núi cao - Chủ yếu phân bố ở các huyện miền tây thuộc tỉnh (Nguyên Bình, Bảo Lạc, Thạch An) và một phần diện tích phía nam Hoà An. Đáng chú ý nhất là:

* Hệ thống núi cao Bảo Lạc - Nguyên Bình: Bao gồm nhiều dãy núi cao kéo dài từ phía tây nam huyện Bảo Lạc qua phần diện tích phía tây nam huyện Nguyên Bình, Với các đỉnh cao tiêu biểu: Phja dạ (Bảo Lạc) 1.980 m so với mặt nước biển; Phja đén (Nguyên Bình) 1.428 m; Phja Oắc (Nguyên Bình) 1.931 m. Cấu tạo nên hệ thống núi cao này là trầm tích của điệp sông Hiến và các đá macma xâm nhập axit - Grannit.

* Hệ thống núi cao Thạch An: Bao gồm các hệ thống núi xếp theo dãy, kéo dài từ phía bắc-tây bắc huyện Ngân Sơn (Bắc Cạn) qua thị trấn Ngân Sơn, Bằng Khẩu và qua phần diện tích phía tây-tây bắc huyện Thạch An rồi vượt sang phía tây-tây nam tỉnh Lạng Sơn.Với các đỉnh cao tiêu biểu: Pù Tang Lam 1.639 m so với mặt nước biển; Khau Pàu: 1.188m. Cấu tạo định hình này chủ yêú là các đá trầm tích điệp sông Hiến và một phần không đáng kể của trầm tích Paleozoi sớm giữa (Pt1 và Pt2).

Nhìn chung cả hai hệ thống này đều có phương phát triển theo hướng tây bắc- đông nam với hệ thống đường phân thuỷ có nhiều vẻ khác nhau, song vẫn mang sắc thái phát triển của toàn vùng.

Miền địa hình núi thấp thung lũng

Xen kẽ các hệ thống núi cao là các thung lũng, núi thấp sông suối với những kích thước lớn, nhỏ hình thái nhiều vẻ khác nhau. Các thung lũng lớn như: Hoà An, Nguyên Bình, Thạch An, thung lũng sông Bắc Vọng... Trong đó, đáng chú ý hơn là thung lũng Hoà An - vựa lúa của tỉnh, nằm trùng với phần phía bắc của lòng máng Cao - Lạng, dài gần 30 km. Điểm bắt đầu từ Mỏ Sắt (Dân Chủ - Hoà An) kéo dài hết xã Chu Trinh (Hoà An), chạy dọc theo đường đứt gãy Cao Bằng - Lạng Sơn, bao gồm những cánh đồng phì nhiêu, tương đối bằng phẳng, xen giữa các cánh đồng là đồi núi thấp sắp xếp không liên tục theo kiểu bát úp. Trong phạm vi thung lũng này xuất hiện các mỏ

khoáng sản: Sắt, fosphorit rải rác với chất lượng rất cao dễ tìm kiếm và khai thác. Ngoài ra các thung lũng khác còn chứa nhiều khoáng sản quý...

1.3.1.2. Khí hậu:

Cao Bằng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Đông Bắc, một năm có 4 mùa rõ rệt. Mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm, mùa xuân, thu khí hậu ôn hoà. Nhiệt độ trung bình 22-230c, độẩm dao động lớn từ 73-87%. Chế độ gió: về mùa hè chủ yếu là gió Đông Nam ấm và ẩm hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10; mùa Đông ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa Đông Bắc lạnh và khô, hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Cơ chế gió kết hợp với địa hình phức tạp đã làm phân hoá điều kiện tiểu khí hậu trên qui mô toàn tỉnh, đặc biệt là phân hoá lượng mưa trên những vùng đồi núi.

Lượng mưa hàng năm thay đổi theo địa phương, tập trung tới 85% vào các tháng mùa hạ. Mùa khô lượng mưa, độ ẩm không khí thấp thường là mùa dễ xảy ra cháy rừng. Do có sự phân bố về lượng mưa trên, ở những địa phương khác nhau, mùa cháy và khả năng cháy rừng cũng thay đổi theo từng vùng.

Cao Bằng có các lưu vực sông như: Sông Gâm, Quây Sơn. Sông Hiến,.. lưu lượng lớn và có nước quanh năm, ngoài ra còn có hệ thống suối, hồ, ao,...đan xen, đủ khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt, các ngành kinh tế và công tác PCCCR trên địa bàn tỉnh.

Từ những đặc điểm trên, công tác PCCCR trên địa bàn cần được quan tâm chú trọng và đầu tư đúng mức và cần thiết phải xây dựng các phương án PCCCR phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân lập tuyển chọn vi sinh vật phân giải xenlulo nhằm phân hủy nhanh vật liệu cháy dưới tán rừng thông mã vĩ tại tỉnh cao bằng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)