3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài
1.4.2. Tính chất hóa lý
1.4.2.1. Tính chất vật lý
- Tinh dầu có dạng lỏng ở nhiệt độ thường, trừ một số trường hợp đặc biệt như menthol, camphor là ở thể rắn.
- Tinh dầu có mùi thơm, ít khi có màu hoặc màu vàng nhạt, tuy nhiên có những tinh dầu chứa azulen có màu xanh, nâu sẫm như tinh dầu quế, và đỏ như tinh dầu Thymus.
- Vị của tinh dầu thường cay, hắc và một số có vị ngọt như tinh dầu quế.
- Tinh dầu không tan hoặc tan ít trong nước, tan tốt trong cồn, dầu béo hay trong các dung môi hữu cơ khác, có thể tan một phần trong các dung dịch kiềm nên ta có thể dùng một số dung môi đó để chiết xuất một số loại tinh dầu.
- Tinh dầu có chỉ số khúc xạ cao, thường có năng suất quay cực. Chỉ số khúc xạ của tinh dầu vào khoảng 1,45 – 1,56. Chỉ số khúc xạ cao hay thấp tùy theo các thành phần hydrocarbon no, không no hoặc nhân thơm. Nếu tinh dầu có nhiều thành phần chứa nhiều dây nối đôi thì chỉ số khúc xạ lớn.
- Tinh dầu không có nhiệt độ sôi nhất định. Điểm sôi của tinh dầu thay đổi theo hợp chất. Khi chưng cất có thể lấy riêng từng thành phần trong tinh dầu.
1.4.2.2. Tính chất hóa học
- Nhiều thành phần có chứa các nhóm chức khác nhau có thể tham gia phản ứng hoá học có thể làm thay đổi tính chất của tinh dầu.
- Dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, ánh sáng, không khí, nước tinh dầu dễ bị oxi hóa và biến thành nhựa. Khi bị oxy hoá các thành phần dễ thay đổi như alcol biến thành aldehyd, aldehyd biến thành acid [28].
- Các hợp chất aceton và aldehyd dễ bị andol hoá để biến thành nhựa khi có mặt kiềm. Các hợp chất có nối đôi dễ tham gia phản ứng cộng. Các dạng phản ứng khác nhau tùy theo điều kiện phản ứng, xúc tác, nhiệt độ… làm biến đổi những chất trong tinh dầu thành những chất khác nhau [28].
- Tinh dầu không gây hại môi trường và dễ phân hủy [28].