Kích thước nguyên liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến nén khô và tinh dầu nén (Trang 53 - 55)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài

3.3.3. Kích thước nguyên liệu

Ngoài những yếu tố như dung môi, thời gian trích ly, kích thước nguyên liệu cũng ảnh hưởng tới hiệu suất trích ly do nó ảnh hưởng tới diện tích tiếp xúc bề mặt giữa nguyên liệu với dung môi.

Để lựa chọn được kích thước nguyên liệu thích hợp nhất, chúng tôi tiến hành chưng ninh với 3 dạng nguyên liệu của nén sấy: Nguyên lát (CT1), nghiền thô (CT2), nghiền mịn (CT3). Củ nén sau khi xử lý và xay nhỏ được ngâm chiết 10 giờ với tỷ lệ dung môi 1/8, nhiệt độ 40oC.

Hình 3.8. Dịch chiết thu được từ các kích thước nguyên liệu khác nhau

Sau đó, để xác định được hiệu suất trích ly, chúng tôi tiến hành đo mật độ quang với bước sóng 240 nm. Kết quả thu được là giá trị trung bình của 3 lần lặp được thể hiện trong hình 3.9.

Hình 3.9. Ảnh hưởng của trạng kích thước nguyên liệu đến hiệu suất trích ly

tinh dầu nén

Ghi chú: Các giá trị trung bình của mật độ quang có cùng ít nhất một chữ cái

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4

Nguyên lát Nghiền thô Nghiền mịn

Mật độ quang 0.374a 0.361ab M ật đ q u an g 0.192c

Từ kết quả thực nghiệm cho thấy: kích thước nguyên liệu ảnh hưởng đến giá trị mật độ quang của dịch chiết sau trích ly. Nguyên liệu ở dạng nguyên lát (CT1) cho giá trị mật độ quang thấp nhất (0,192). Mẫu nén nghiền thô (CT2), và nghiền mịn (CT3) cho giá trị mật độ quang lớn hơn nhiều so với kích thước nguyên lát (CT1). Giá trị mật độ quang của dịch chiết thu được đối với dạng ngiền thô cao hơn một ít so với dạng nghiền mịn. Có thể giải thích như sau:

- Ở dạng nguyên lát: các túi tinh dầu ít bị phá vỡ, đồng thời kích thước nguyên liệu ở dạng này lớn, nên quá trình dung môi thẩm thấu vào bên trong nguyên liệu và lôi kéo tinh dầu ra khỏi các mô khó khăn hơn, chính vì thế giá trị mật độ quang đo được thấp nhất, hiệu suất của quá trình tách chiết không cao.

- Ở dạng nghiền thô: các túi tinh dầu bị phá vỡ đáng kể. Đồng thời, khả năng tiếp xúc giữa dung môi và mô củ được tăng cường nên dung môi dễ dàng thẩm thấu vào bên trong và lôi kéo tinh dầu ra khỏi các mô dễ dàng hơn.

- Ở kích thước nghiền mịn (kích thước ≤ 1 mm): các túi tinh dầu bị phá vỡ đáng kể trong quá trình nghiền làm cho một phần tinh dầu bị bay hơi, gây thất thoát tinh dầu. Bên cạnh đó, ở kích thước nghiền mịn, độ chặt khít của nguyên liêu lớn, gây cản trở cho quá trình thẩm thấu của dung môi vào sâu bên trong nguyên liệu so với trường hợp nghiền thô. Do vậy, giá trị mật độ quang thu được thấp hơn so với kích thước nguyên liệu xay thô.

Từ số liệu thể hiện trên đồ thị ta thấy, nghiền thô và nghiền mịn không có sự sai khác ý nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, giá trị mật độ quang ứng với kích thước nghiền thô cao hơn, quá trình xử lí nguyên liệu đơn giản hơn. Vậy nên, chúng tôi tiến hành chọn kích thước nghiền thô (CT2) cho các quá trình nghiên cứu tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng quy trình chế biến nén khô và tinh dầu nén (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)