3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Huyện Quảng Ninh nằm ở vĩ độ từ 17004’ đến 17026’ vĩ độ Bắc và từ 106017’ đến 106048’ độ kinh Đông.
- Phía Bắc giáp huyện Bố Trạch và thành phố Đồng Hới; - Phía Nam giáp huyện Lệ Thuỷ;
- Phía Đông giáp Biển Đông;
- Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Huyện Quảng Ninh có 15 xã, thị trấn. Trong đó, 2 xã miền núi, 1 xã ven biển, 11 xã thuộc vùng đồng bằng và 1 thị trấn. Ở vào vị trí trung độ của cả nước, có các tuyến giao thông huyết mạch của quốc gia đi qua, có bờ biển dài 17km. Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi trong tiếp cận và tiếp thu những công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến, giao lưu thông thương với các địa phương trong và ngoài nước. Vì vậy, huyện Quảng Ninh có một vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Bình.
* Địa hình, địa mạo
Quảng Ninh nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn, độ dốc nghiêng dần từ Tây sang Đông. Địa hình của huyện có thể phân thành 4 dạng như sau:
- Địa hình vùng rừng núi:
Bao gồm vùng núi cao chiếm 83,72% tổng diện tích tự nhiên. Đây là vùng có địa hình hiểm trở với nhiều dãy núi đá vôi là vùng có nguồn tài nguyên rừng phong phú với nhiều loại gỗ quý hiếm như: mun, lim, gụ, sến, táu và đa dạng về thực vật, động vật.
- Địa hình vùng đồi:
Huyện Quảng Ninh có tổng diện tích 119.169,19 ha, trong đó diện tích vùng đồi núi 92.940 ha chiếm 78% tổng diện tích tự nhiên. Từ Tây Bắc xuống Tây Nam, phía Bắc sông Long Đại địa hình đồi thấp, đồi bát úp. Từ Nam sông Long Đại trở vào, địa hình thung lũng với nhiều hợp thuỷ nhỏ xen kẽ với đồi thấp và núi đá vôi. Đây là vùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế vườn đồi, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc.
- Vùng đồng bằng:
Có diện tích chiếm 9,5% tổng diện tích tự nhiên, chiều ngang hẹp bị chia cắt bởi 2 con sông Kiến Giang và Long Đại hợp thành sông Nhật Lệ tạo ra 3 tiểu vùng địa hình , có điều kiện phát triển nông nghiệp toàn diện.
- Vùng đất cát ven biển:
Chạy dọc bờ biển với chiều dài 17km, địa hình gồ ghề vời nhiều đụn cát và cồn cát xen lẫn các vùng bằng phẳng. Đây là vùng tiếp giáp với biển Đông nên có điều kiện nuôi trồng thuỷ, hải sản tập trung thâm canh dạng trang trại, trồng cây lâm nghiệp và các mô hình phát triển kinh tế khác như dịch vụ, du lịch...
* Khí hậu
Huyện Quảng Ninh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng của khí hậu vùng Bắc Trung Bộ có mùa đông lạnh, mưa nhiều; mùa hè nóng, mưa ít.
* Nhiệt độ:
- Nhiệt độ trung bình năm: 25,10C
- Nhiệt độ cao nhất trong năm: khoảng40,1 - 40,60C(vào tháng 6, tháng 7) - Nhiệt độ thấp nhất trong năm: khoảng 7,8 - 9,40C (vào tháng 12, tháng 1) - Tổng tích ôn trong năm 9160,60C. Biên độ ngày và đêm 5 - 80C.
- Số giờ nắng trung bình trong ngày là 5,9 giờ. - Chế độ mưa:
Tổng lượng mưa năm 2014 là 2.142,8mm, phân bố không đồng đều theo vùng và theo mùa. Mùa khô nóng, từ tháng 4 đến tháng 8, mưa ít, lượng mưa chiếm 31,6% lượng mưa cả năm. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mưa nhiều, lượng mưa chiếm tới 68,4% lượng mưa cả năm, lũ thường xảy ra trên diện rộng vào mùa này.
Số ngày mưa trung bình ở Quảng Ninh khá cao lên tới 122 ngày. Tần suất những trận mưa lớn trên 300mm trong 24h, mưa nhiều trong các tháng 9; 10; 11. Tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 9 (911,4mm), tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 4 (44mm).
* Độ ẩm không khí:
Độ ẩm không khí hàng năm ở Quảng Ninh khá cao (83,2%), ngay trong những tháng khô hạn nhất của mùa hè (mùa có gió Tây Nam) độ ẩm trung bình tháng vẫn thường xuyên trên 69% (riêng những ngày có gió Tây Nam độ ẩm tương đối thấp).
Thời kỳ có độ ẩm cao nhất ở Quảng Ninh thường xảy ra vào những tháng cuối mùa đông, khi khối không khí cực đới lục địa tràn về qua đường biển và khối không khí nhiệt đới biển Đông luân phiên hoạt động gây ra mưa phùn nên độ ẩm không khí rất lớn, thường trên 85%. Chế độ nhiệt và độ ẩm thể hiện trong bảng sau:
Bảng 3.1: Chế độ nhiệt và độ ẩm trong năm của huyện Quảng Ninh Tháng Nhiệt độ (0C) Độ ẩm tương đối trung bình (%) Trung bình Tối cao
trung bình Tối thấp trung bình Tối thấp tuyệt đối 1 19 22,1 16,9 7,7 88 2 19,3 22,6 17,8 8 89 3 20,5 24,6 19,7 10,5 90 4 24,9 28,6 22,3 11,7 97 5 25 32,5 24,5 15 80 6 29,7 34,3 26,4 19,2 73 7 29,7 33,8 26,4 20,5 71 8 29 33,4 26 19,9 75 9 27,6 30,8 24,2 17,8 84 10 24,8 28 24,2 14,6 86 11 22,4 25,7 20,3 12,3 87 12 19,9 23,7 17,8 7,8 86
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh năm 2015.
Tổng lượng bốc hơi ở Quảng Ninh năm 2014 lên đến 1.201,7mm. Trong mùa lạnh do nhiệt độ không khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực không khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ, có nghĩa là trong thời kỳ này thời tiết rất ẩm, đối chiếu với lượng mưa lượng bốc hơi chỉ chiếm 1/3.
Về mùa nóng, do nhiệt độ không khí cao, ẩm độ thấp, gió lớn, áp lực không khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng 4; 5; 6; 7; 8 lớn hơn lượng mưa, vì vậy vào thời kỳ này thường xảy ra khô hạn, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi, và mọi sinh hoạt của người dân.
* Gió bão:
Trên địa bàn huyện Quảng Ninh, trung bình hàng năm có 2 đến 3 cơn bão ảnh hưởng trực tiếp, tác động đến các vùng đất ven biển. Bão thường xuyên xuất hiện từ
tháng 7 đến tháng 11, gây nhiều tác hại ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện.
Chế độ gió ảnh hưởng tới chế độ nhiệt và có sự phân bố rõ theo mùa. Cụ thể: Gió mùa Đông Bắc: ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến Quảng Ninh từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc làm giảm nhiệt độ từ 4 – 60c so với bình quân nên ảnh hưởng không tốt đến sản xuất nông nghiệp và đời sống.
Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện từng đợt, tổng số ngày có gió Tây Nam ở Quảng Ninh là 30 – 40 ngày/năm thường bắt đầu từ tháng 4, kết thúc vào tháng 8, cao điểm là tháng 7. Gió Tây Nam khô nóng gây hậu quả không tốt đến đời sống và sản xuất.
* Thuỷ văn
Hệ thống sông suối của Quảng Ninh có khá nhiều với mật độ 1÷1,2 km/km2. Sông Long Đại và sông Kiến Giang bắt nguồn từ phía Tây dãy Trường Sơn hợp thành sông Nhật Lệ chảy về hướng Đông đổ ra biển Đông. Sông Lệ Kỳ là sông nội vùng ngắn hẹp, do đặc điểm của sông suối trên địa bàn như vậy nên ảnh hưởng rất lớn đến chế độ tưới tiêu, độ mặn, phèn và việc sử dụng đất của huyện. Ngoài ra, còn có các hồ, đập chứa nước với dung tích lớn.
Trong mùa mưa lũ, nước chảy dồn ứ từ các sườn núi xuống các thung lũng hẹp, triều cường, nước sông lên rất nhanh gây lũ, ngập lụt lớn trên diện rộng. Ngược lại về mùa khô, nước sông xuống thấp, dòng chảy trong các tháng kiệt rất nhỏ. Hầu hết các con sông ở Quảng Ninh chịu ảnh hưởng trực tiếp của mưa lũ ở thượng nguồn và chế độ thuỷ triều ở hạ lưu. Vì vậy, ở các vùng đất thấp ở hạ lưu các con sông thường bị nhiễm mặn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có thể vận dụng đặc điểm này để quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước mặn lợ.