Hiệu quả kinh tế của phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển tại huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 62)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.3.1. Hiệu quả kinh tế của phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát huyện

huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

* Đối với mô hình trồng cây hàng năm - chăn nuôi

Mô hình trồng cây hàng năm – chăn nuôi sử dụng 2.723ha đất, chiếm 37,4% tổng diện tích đất nông nghiệp của vùng. Cây hàng năm được trồng rất đa dạng: cây lương thực, cây lấy bột, cây công nghiệp ngắn ngày, rau đậu các loại,... Trong đó, cây lúa chiếm tỷ lệ diện tích cao nhất (khoảng 42% tổng diện tích gieo trồng). Năng suất bình quân của một số cây trồng chính như sau:

- Lúa đông xuân: 52,25 tạ/ha - Lúa hè thu: 40,27 tạ/ha - Ngô: 25,44 tạ/ha

- Cây lấy bột có củ (sắn, khoai): 160,86 tạ/ha

- Cây công nghiệp hàng năm (lạc, vừng, đậu,...): 11,37 tạ/ha - Rau, đậu các loại: 39,86 tạ/ha

Đất nông nghiệp được sử dụng canh tác 3 vụ/năm (lúa đông xuân + lúa hè thu + ngô; lúa đông xuân + lúa hè thu + khoai lang; lúa đông xuân + lúa hè thu + rau; lạc + vừng + khoai lang; đậu + vừng + khoai lang) và canh tác 2 vụ/năm (lúa đông xuân + lúa hè thu; lúa đông xuân+ ngô; lạc + lúa hè thu; lạc + khoai lang). Hiệu quả canh tác 3 vụ cao hơn canh tác 2 vụ. Trong canh tác 3 vụ, mô hình Lúa đông xuân + Lúa hè thu + Rau có hiệu quả cao nhất. Trong canh tác 2 vụ, mô hình Lạc + Lúa hè thu có hiệu quả cao nhất.

Vật nuôi chủ yếu là lợn, trâu, bò, gia cầm (chủ yếu gà chiếm 85%). Sản lượng thịt lợn xuất chuồng cao nhất trong tổng sản phẩm chăn nuôi. Chăn nuôi trong hộ là chính, chăn nuôi trang trại chưa phát triển. Hiện tại chưa có quy hoạch các khu chăn nuôi tập trung và đất trồng cỏ. Phương thức chăn nuôi tận dụng, quảng canh là phổ biến, tiêu thụ sản phẩm tự do qua thương lái. Số lượng vật nuôi bình quân hộ/trang trại xem tại Bảng 3.8.

Bảng 3.8. Số lượng vật nuôi bình quân hộ/trang trại trong vùng

ĐVT: con

TT Vật nuôi Hộ Trang trại

1 Trâu 0,3 2,8

2 Bò 0,6 18

3 Lợn 1,8 60,1

4 Gia cầm 43 572,2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Biểu đồ 3.5. Số lượng vật nuôi bình quân hộ/trang trại trong vùng

Hiệu quả chăn nuôi tại các trang trại cao hơn hẳn so với chăn nuôi tại hộ gia đình, trong đó, chăn nuôi gà thịt tại trang trại đem lại hiệu quả cao nhất. Theo số liệu Bảng 3.9, các chỉ tiêu của trang trại đều cao hơn hộ. Giá trị sản xuất GO/ha của trang trại là 8.450 nghìn đồng, gấp 1,21 lần so với hộ. Chi phí trung gian IC/ha của trang trại cao gấp 1,17 lần hộ. Giá trị gia tăng tính trên một đồng chi phí VA/IC của trang trại gấp 1,07 lần so với hộ nhưng thu nhập hỗn hợp tính trên một đồng chi phí trang trại cao hơn hộ 1,11 lần. Các chỉ tiêu hiệu quả tính trên ngày công lao động của trang trại đều cao hơn hộ.

0 100 200 300 400 500 600 1. Trâu 2. Bò 3. Lợn 4. Gia cầm Hộ Trang trại con

Bảng 3.9. Hiệu quả mô hình trồng cây hàng năm - chăn nuôi

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ Trang trại

So sánh TT/Hộ

(lần)

1 1. GTSX (GO) 1.000đ/ha 66.552 80.450 1,21

2 2. Chi phí sản xuất (IC) 1.000đ/ha 38.890 45.658 1,17 3 3. Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ/ha 27.662 34.792 1,26 4 4. Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ/ha 19.953 25.945 1,30

5 5. Số công lao động (L) công/ha 118,00 125,00 1,06

6 6. GO/IC lần 1,71 1,76 1,03 7 7. VA/IC lần 0,71 0,76 1,07 8 8. MI/IC lần 0,51 0,57 1,11 9 9. GO/L 1.000đ/công 564,00 643,60 1,14 10 10. VA/L 1.000đ/công 234,42 278,34 1,19 11 11. MI/L 1.000đ/công 169,09 207,56 1,23

* Đối với mô hình nuôi trồng thủy sản

Bảng 3.10. Hiệu quả mô hình nuôi trồng thủy sản

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ Trang trại So sánh TT/Hộ (lần) 1 GTSX (GO) 1.000đ/ha 75.620 125.853 1,66

2 Chi phí sản xuất (IC) 1.000đ/ha 40.564 58.213 1,44 3 Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ/ha 35.056 67.640 1,93 4 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ/ha 33.365 68.795 2,06

5 Số công lao động (L) công/ha 132 143 1,08

6 GO/IC lần 1,86 2,16 1,16 7 VA/IC lần 0,86 1,16 1,34 8 MI/IC lần 0,82 1,18 1,44 9 GO/L 1.000đ/công 572,88 880,09 1,54 10 VA/L 1.000đ/công 265,58 473,01 1,78 11 MI/L 1.000đ/công 252,77 481,08 1,90

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Diện tích nuôi trồng thủy sản 298 ha, lao động sử dụng bình quân là 2,8 lao động/hộ và 6,7 lao động/trang trại. Trong vùng chủ yếu nuôi tôm sú và nuôi tôm thẻ chân trắng trên nước lợ, nuôi cá nước ngọt trong đó, mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh đạt hiệu quả cao nhất. Phương thức Nuôi trồng thủy sản của hộ chủ yếu là quảng canh nên hiệu quả chưa cao. Các trang trại phát triển khá nhanh, áp dụng nuôi thâm canh nên hiệu quả cao hơn. Giá trị sản xuất GO/ha của trang trại là 125.853 nghìn đồng, gấp 1,66 lần so với hộ. Chi phí trung gian của trang trại cao hơn hộ nhưng các chỉ tiêu VA/ha, MI/ha vẫn cao xấp xỉ 2 lần hộ. Hộ tạo ra 0,86 đồng giá trị gia tăng trên một đồng chi phí, thu nhập hỗn hợp do một ngày công sản xuất là 252,77 nghìn đồng. Trong các trang trại, các chỉ tiêu này cao gấp 1,34 lần và 1,9 lần. Như vậy, trong mô hình Nuôi trồng thủy sản, kinh tế trang trại mang lại hiệu quả cao vượt trội so với kinh tế hộ.

* Đối với mô hình nông - lâm kết hợp

Bảng 3.11. Hiệu quả mô hình nông - lâm kết hợp

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ Trang trại So sánh TT/Hộ (lần) 1 GTSX (GO) 1.000đ/ha 25.063 30.494 1,22

2 Chi phí sản xuất (IC) 1.000đ/ha 10.540 14.384 1,36 3 Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ/ha 14.523 16.110 1,11 4 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ/ha 12.945 13.891 1,07

5 Số công lao động (L) công/ha 125 130 1,04

6 GO/IC lần 2,38 2,12 0,89 7 VA/IC lần 1,38 1,12 0,81 8 MI/IC lần 1,23 0,97 0,79 9 GO/L 1.000đ/công 200,50 234,57 1,17 10 VA/L 1.000đ/công 116,18 123,92 1,07 11 MI/L 1.000đ/công 103,56 106,85 1,03

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Mô hình nông - lâm kết hợp rất phổ biến trên vùng đất cát. Người dân thường trồng phi lao, keo, tràm,... để chắn cát, xen kẽ trồng hoa màu (ngô, lạc,...). Giá trị sản xuất GO/ ha của trang trại là 30.494 nghìn đồng, cao gấp 1,22 lần so với hộ nhưng chi phí sản xuất IC/ ha lại cao gấp 1,36. Cộng với việc trang trại phải bỏ chi phí thuê nhân công nhiều hơn hộ nên MI/ha của trang trại xấp xỉ bằng hộ. Một đồng chi phí trung gian của hộ tạo ra 1,38 đồng giá trị gia tăng, trong khi của trang trại chỉ là 1,12 đồng. Tương tự như vậy, thu nhập hỗn hợp tạo ra do một ngày công lao động trong sản xuất của hộ là 103,56 nghìn đồng, trong khi của trang trại chỉ là 106,85 nghìn đồng.

* Đối với mô hình lâm ngư - bãi triều

Bảng 3.12. Hiệu quả mô hình lâm ngư - bãi triều

TT Chỉ tiêu ĐVT Hộ Trang trại So sánh TT/Hộ (lần) 1 GTSX (GO) 1.000đ/ha 36.238 43.750 1,21

2 Chi phí sản xuất (IC) 1.000đ/ha 18.745 24.132 1,29 3 Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ/ha 17.493,00 19.618,00 1,12 4 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ/ha 12.449 15.984 1,28

5 Số công lao động (L) công/ha 157 168 1,07

6 GO/IC lần 1,93 1,81 0,94 7 VA/IC lần 0,93 0,81 0,87 8 MI/IC lần 0,66 0,66 1,00 9 GO/L 1.000đ/công 230,82 260,42 1,13 10 VA/L 1.000đ/công 111,42 116,77 1,05 11 MI/L 1.000đ/công 79,29 95,14 1,20

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Đây cũng là mô hình lâm - ngư kết hợp, bao gồm: rừng phòng hộ chắn gió, cát, rừng ngập mặn chống sóng kết hợp nuôi tôm sú bán thâm canh ở các bãi triều ven biển. Theo Bảng 3.12, giá trị sản xuất GO/ha của trang trại đạt 43.750 nghìn đồng, cao gấp 1,21 lần so với hộ. Mặc dù chi phí của trang trại cũng cao hơn so với hộ nhưng giá trị gia tăng VA/ha của trang trại là 19.618 nghìn đồng, gấp 1,12 lần so với hộ. Trang trại cũng phải bỏ chi phí thuê lao động cao hơn so với hộ nhưng thu nhập hỗn hợp MI/ ha đạt được là 15.984 nghìn đồng, gấp 1,28 lần so với hộ. Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu quả sử dụng lao động của trang trại cũng cao hơn so với hộ. Giá trị thu nhập hỗn hợp tạo ra trên một đồng chi phí của trang trại và hộ là giống nhau.Gá trị thu nhập do một ngày công lao động của trang trại cao gấp 1,2 lần so với hộ. Như vậy, trong mô hình kinh tế này thì kinh tế trang trại đạt hiệu quả cao hơn kinh tế hộ.

* Đánh giá chung về hiệu quả kinh tế của các mô hình Kinh tế sinh thái

Qua kết quả các bảng đánh giá hiệu quả kinh tế của hai hình thái kinh tế sinh thái trên ta thấy Hiệu quả kinh tế của mô hình kinh tế sinh thái trang trại chiếm ưu thế hơn.

Bảng 3.13. Hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế sinh thái (Trang trại) TT Chỉ tiêu ĐVT Mô hình Trồng cây hàng năm – chăn nuôi Nuôi trồng thủy sản Nông lâm kết hợp Lâm ngư bãi triều 1 GTSX (GO) 1.000đ/ha 80.450 125.853 30.494 43.750

2 Chi phí sản xuất (IC) 1.000đ/ha 45.658 58.213 14.384 24.132 3 Giá trị gia tăng (VA) 1.000đ/ha 34.792 67.640 16.110 19.618 4 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000đ/ha 25.945 68.795 13.891 15.984 5 Số công lao động (L) công/ha 125,00 143,00 130,00 168,00

6 GO/IC lần 1,76 2,16 2,12 1,81 7 VA/IC lần 0,76 1,16 1,12 0,81 8 MI/IC lần 0,57 1,18 0,97 0,66 9 GO/L 1.000đ/công 643,60 880,09 234,57 260,42 10 VA/L 1.000đ/công 278,34 473,01 123,92 116,77 11 MI/L 1.000đ/công 207,56 481,08 106,85 95,14

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra

Trên đây là những phân tích, đánh giá về hiệu quả kinh tế của 4 mô hình kinh tế sinh thái chính trên vùng đất cát ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Hiệu quả kinh tế của các mô hình được tổng hợp lại trong Bảng 3.13 trên đây. Qua phân tích, có thể đi đến kết luận:

- Loại hình kinh tế sinh thái (Trang trại) có kết quả, hiệu quả cao hơn hẳn kinh tế Hộ. - Trong 4 mô hình kinh tế sinh thái, mỗi mô hình có ưu thế riêng, trong đó, mô hình kinh tế Nuôi trồng thủy sản có kết quả và hiệu quả kinh tế cao nhất. Bên cạnh đó thì các mô hình kết hợp khác cũng đem lại hiệu quả kinh tế nhưng chỉ ở mức trung bình. Mô hình kinh tế sinh thái Nông lâm kết hợp có hiệu quả kinh tế thấp nhất.

3.3.2. Hiệu quả xã hội của phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình.

Đánh giá hiệu quả xã hội là chỉ tiêu khó định lượng, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, do thời gian có hạn, chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề sau: Khả năng giải quyết công ăn việc làm, tạo thu nhập và xoá đói giảm nghèo và đóng góp vào xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương.

- Về khả năng giải quyết công ăn việc làm

Hiệu quả xã hội lớn nhất là tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, trên cơ sở thâm canh và mở rộng quy mô sản xuất. Lấy ví dụ như năm 2012, số lượng lao động nghề cá đi làm ăn ở các tỉnh phía Nam chiếm khoảng 40%. Nhưng từ năm 2014, khi thực hiện chuyển đổi đất trồng trọt năng suất thấp sang nuôi trồng thủy sản tại địa phương (với các mô hình nuôi tôm trên đất cát, nuôi cá chẽm, nuôi ốc hương,...) thì số lượng lao động đi làm ăn xa đã giảm xuống còn 30,1%. Các hộ gia đình chủ yếu sử dụng lao động của gia đình, lao động thuê ngoài không đáng kể (0,5 lao động thuê/2,4 lao động gia đình). Các trang trại không những sử dụng hết lao động trong gia đình mà còn tạo công ăn việc làm cho người địa phương. Trung bình mỗi trang trại đã tạo thêm việc làm cho 4 lao động, bao gồm cả lao động thường xuyên và lao động thời vụ.

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn nghiên cứu qua một số năm

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh 2012-2016

Nhờ định hướng phát triển kinh tế sinh thái đúng hướng, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động trên địa bàn đã giảm từ 4,0% (năm 2012) xuống còn 3,89% (năm 2013), 2,7% (năm 2015) và 2,0% (năm 2015). 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ thất nghiệp Thất nghiệp %

- Về xóa đói giảm nghèo:

Việc tăng lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp một mặt làm giảm tình trạng thất nghiệp ở nông thôn, mặt khác có tác dụng nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Nếu năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo là 18,5% thì năm 2013 đã giảm xuống 16,7%, năm 2016 giảm xuống 12,42%.

Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn nghiên cứu qua một số năm

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Quảng Ninh 2012-2016

Như vậy, hiệu quả xã hội của việc phát triển mô hình kinh tế sinh thái là tạo thêm công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động và giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng. điều này có tác dụng tạo cho bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, hệ thống cơ sở hạ tầng được tăng cường đầu tư, phát triển ngành nghề, dịch vụ, tạo điều kiện phát triển dân trí cho cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

3.3.3. Hiệu quả môi trường của phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Hiệu quả môi trường cũng là một chỉ tiêu khó đánh giá về mặt định lượng. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ đánh giá một số chỉ tiêu mang tính định tính: tăng độ che phủ đất, chống sa mạc hóa, chống bão, ổn định diện tích canh tác, điều hòa nước mặt, nước ngầm,...

Việc trồng cây trên đất cát có tác dụng tăng độ che phủ, bảo vệ đất, chống sa mạc hóa đất ven biển. Song song với việc tăng độ che phủ đất, canh tác theo băng và tạo bồn cho cây lâu năm, cây ăn quả cũng đã giảm lượng nước chảy tràn bề mặt, hạn chế xói mòn đất trong thời gian mưa dầm vào mùa mưa. Mặt khác các kiểu sử dụng đất này còn có tác dụng điều hoà tiểu khí hậu, tạo cảnh quan môi trường.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 2012 2013 2014 2015 2016 Tỷ lệ hộ nghèo Hộ nghèo %

Tuy nhiên, phát triển kinh tế cần lưu ý đến vấn đề bảo vệ môi trường. Thời gian gần đây, các hộ sản xuất nông nghiệp đang có xu hướng tăng lượng đầu tư phân bón hoá học và sử dụng nhiều thuốc trừ sâu trong tương lai gần sẽ làm suy thoái tài nguyên đất và tài nguyên nước (giảm độ phì của đất thậm chí là gây ô nhiễm tài nguyên đất, ô nhiễm nguồn nước). Bên cạnh đó, các loại hình trồng cây công nghiệp lâu năm, nuôi trồng thủy sản nước mặn lợ ven bờ yêu cầu lượng nước vào mùa khô rất lớn, nhiều hộ nông dân đã tự ý đào, khoan giếng lấy nguồn nước, khai thác nước ngầm bừa bãi nên đã xảy ra hiện tượng tụt mực nước ngầm, tăng khả năng nhiễm mặn, gây khó khăn cho sinh hoạt, sản xuất, dễ gây sụt lún và các tai biến địa chất khác. Thực tế này đang đặt ra cho chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn cần sớm có giải pháp giải quyết.

3.3.4. Đánh giá chung về phát triển mô hình kinh tế sinh thái trên đất cát huyện Quảng Ninh Quảng Ninh

Trên vùng đất cát ven biển huyện Quảng Ninh hiện nay có 4 mô hình KTST chính là: mô hình trồng cây lâu năm – chăn nuôi, mô hình Nuôi trồng thủy sản, mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển tại huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 62)