Các mô hình kinh tế sinh thái trên vùng đất cát huyện Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển tại huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 54 - 56)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.2.2. Các mô hình kinh tế sinh thái trên vùng đất cát huyện Quảng Ninh

Đến nay, trong vùng có khá nhiều mô hình kinh tế. Diện tích đất cát ven biển được sử dụng để trồng cây hàng năm, cây lâu năm, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp,... Tuy nhiên, để vừa đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái vừa nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất, phải hướng tới xây dựng mô hình kinh tế sinh thái hợp lý giúp tạo ra các cảnh quan nhân sinh có hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đem lại hiệu quả về mặt xã hội, môi trường trên địa bàn.

Có 4 mô hình kinh tế sinh thái chủ yếu trên địa bàn như sau: - Mô hình trồng cây hàng năm kết hợp với chăn nuôi.

- Mô hình nuôi trồng thủy sản. - Mô hình nông lâm kết hợp. - Mô hình lâm ngư - bãi triều.

Bảng 3.3: Các loại mô hình kinh tế sinh thái trên vùng đất cát ven biển

huyện Quảng Ninh

TT Mô hình Hộ Trang trại Số mô hình Cơ cấu ( %) Số mô hình Cơ cấu ( %)

1 Cây hàng năm - Chăn nuôi 14 31,1 14 31,1

2 Nuôi trồng thủy sản 12 26,7 8 17,8

3 Nông- lâm kết hợp 13 28,9 16 35,6

4 Lâm ngư - Bãi triều 6 13,3 7 15,6

Tổng 45 100 45 100

Biểu đồ 3.2: Cơ cấu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của Hộ ga đình

Biểu đồ 3.3: Cơ cấu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của Trang trại.

Các mô hình kinh tế khá đơn giản, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, chưa áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật. Các trang trại chủ yếu tập trung vào mô hình nông - lâm kết hợp (35,6%), Trồng cây hàng năm-chăn nuôi (31,1%). Mô hình có tỷ lệ cơ cấu thấp Lâm ngư bãi triều (15,6%)

Sản xuất của các Hộ gia đình còn mang tính tự cung tự cấp, Mô hình Trồng rừng và nông nghiệp rất phổ biến (28,9%), các yếu tố Trồng cây hàng năm, cây ăn quả, Vườn – Chuồng vẫn là yếu tố chủ đạo (31,1%), Mô hình có tỷ lệ cơ cấu thấp Lâm ngư Bãi triều (13,3%)

- Mô hình trồng cây hàng năm – chăn nuôi: đây là mô hình khá phổ biến của các hộ trong vùng. Ngoài trồng lúa, ngô, sắn, diện tích đất vườn gắn với đất thổ cư của mỗi gia đình được sử dụng trồng các loại hoa màu, rau: khoai lang, ớt, đậu, lạc,... (chủ yếu là trồng khoai lang để nuôi lợn). Trong chuồng nuôi gia súc, gia cầm (lợn, bò,

31%

27% 29%

13%

1. Cây hàng năm - Chăn nuôi 2. Nuôi trồng thủy sản

3. Nông- lâm kết hợp 4. Lâm ngư - Bãi triều

31%

18% 36%

15%

1. Cây hàng năm - Chăn nuôi 2. Nuôi trồng thủy sản

gà,...). Ao nông để nuôi cá tăng cường bữa ăn cho gia đình, quanh bờ ao trồng khoai nước, mặt ao thả bèo để nuôi lợn, mặt ao có thể trồng bầu, bí, mướp,... Các trang trại bao gồm: trang trại cây hàng năm, trang trại chăn nuôi.

- Mô hình nuôi trồng thủy sản (NTTS): mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao, chủ yếu phát triển thành các trang trại do NTTS yêu cầu sự đầu tư nhiều hơn về vốn lớn, lao động, kỹ thuật,...

- Mô hình nông - lâm kết hợp: đây là mô hình kinh tế rất phổ biến ở vùng ven biển: trồng phi lao, keo lá tràm kết hợp ngô, lạc,... đất lâm nghiệp chủ yếu do hộ quản lý và sử dụng. Mô hình nông - lâm kết hợp phát triển thành trang trại nông nghiệp (trang trại cây hàng năm, trang trại cây ăn quả), trang trại lâm nghiệp.

- Mô hình lâm ngư - bãi triều: Đây là mô hình lâm - ngư kết hợp ở bãi triều ven biển, ven sông kết hợp giữa trồng rừng ngập mặn và Nuôi trồng thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng và giải pháp sử dụng đất nông nghiệp ở vùng cát ven biển tại huyện quảng ninh tỉnh quảng bình (Trang 54 - 56)