4. Ý nghĩa của đề tài:
1.2.6. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chuối ở Việt Nam
Ở Việt Nam cây chuối đã đuợc trồng phổ biến từ lâu đời rải rác trong các vườn gia đình khắp cả nước từ đồng bằng, trung du, đến miền núi và có vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân. Quả chuối được sử dụng làm lương thực, ăn tươi, làm bánh, kẹo, nước giải khát, bột dinh dưỡng cho trẻ em… Ngoài sản phẩm quả các bộ phận khác của cây chuối đều có thể sử dụng vào các mục đích khác nhau như thân giả dùng để chăn nuôi, lá dùng làm để gói, cây non và hoa dùng để làm rau, các phần khác có thể làm phân bón…hoặc phơi khô làm chất đốt. Chuối là cây xuất khẩu có giá trị với nhiều loạimặt hàng như quả tươi, chuối sấy khô…Chính vì vậy chuối được đánh giá là một trong ba cây ăn quả chínhcam, chuối, dứa và diện tích trồng không ngừng tăng lên. Năm 2002 diện tích chuối trong cả nước là 96.000ha, năm 2004 là 102.091 ha và đến năm 2005 tăng lên là 103.400ha chiếm 13,4% cây ăn quả trong cả nước. Cho đến năm 2005 sản lượng chuối 1.354,300 tấn.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Chợ Mới
* Vị trí địa lý:
Huyện Chợ Mới có tổng diện tích tự nhiên là 60.716,08ha, gồm 16 đơn vị hành chính (15 xã và 01 thị trấn). Thị trấn Chợ Mới là trung tâm huyện lỵ cách thị xã Bắc Kạn 42km về phía Nam và cách thủ đô Hà Nội 142km về phía Bắc. Huyện cũng là nơi có con sông Cầu chảy qua. Phía đông giáp huyện Na Rì, phía đông nam giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, phía tây giáp huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên, phía tây bắc giáp huyện Chợ Đồn, phía nam giáp các huyện Phú Lương và Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, phía bắc giáp huyện Bạch Thông và thành phố Bắc Kạn.
* Địa hình:
Huyện Chợ Mới nằm trong khu vực thấp của tỉnh Bắc Kạn, độ cao trung bình dưới 300m, có địa hình đồi xen kẽ núi thấp, nhiều thung lũng, sông suối. Độ dốc trung bình từ 15 - 25o, thuận lợi cho canh tác nông lâm nghiệp kết hợp, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày và lâm nghiệp. Đường Quốc lộ 3 là con đường giao thông huyết mạch chạy dọc theo chiều dài của huyện, đi qua 7 xã, thị trấn. Nhờ con đường này, từ Chợ Mới có thể đi lại một cách dễ dàng về phía Nam xuống thủ đô Hà Nội, lên phía Bắc đến tận Cao Bằng. Ngoài ra còn hệ thống đường liên xã tạo thành một mạng lưới giao thông phục vụ nhu cầu đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của nhân dân các dân tộc trong vùng. Khác với nhiều huyện trong tỉnh, hệ thống đường giao thông của Chợ Mới luôn gắn chặt với trục đường bộ quan trọng ở Miền núi phía Bắc. Các tuyến giao thông đối nội và đối ngoại quan trọng của huyện cũng là những trục giao thông chính của Bắc Kạn và của nhiều tỉnh ở Trung Du, Miền núi phía Bắc. Đây là một thuận lợi lớn, góp phần thúc đẩy giao lưu và phát triển kinh tế, khai thác các thế mạnh của huyện, đặc biệt là nguồn lợi từ rừng và tài nguyên du lịch.
Huyện Chợ Mới có con sông Cầu chảy quanh, đồng thời cũng là con sông lớn nhất tỉnh. Bắt nguồn từ núi Tam Tao, sông Cầu chảy qua một phần của huyện Bạch Thông, đến thị xã Bắc Kạn, huyện Chợ Mới, chảy sang Thái Nguyên và hợp lưu với
sông Thái Bình. Chiều dài trên địa phận Bắc Kạn khoảng 100 km với lưu vực trên 510 km2 cùng hàng chục con suối lớn nhỏ. Lòng sông rộng, ít thác gềnh nhất tại địa phận huyện Chợ Mới. Sông Cầu là tuyến đường thuỷ quan trọng phục vụ vận tải liên huyện và liên tỉnh, nối Chợ Mới với các tỉnh khác. Lưu lượng dòng chảy lớn, sông Cầu có vai trò quan trọng trong đời sống dân cư của hầu hết các xã trong huyện, mang tới nguồn thủy lợi dồi dào, đường giao thông ngược xuôi, nguồn thủy sản phong phú. Đặc biệt, sông Cầu bồi đắp cho các xã dọc lưu vực một lớp phù sa màu mỡ để phát triển nông lâm nghiệp.
* Khí hậu thuỷ văn:
Khí hậu huyện Chợ Mới mang đặc trưng của khí hậu nhiêt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình trong năm 210 C. Các tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 6, tháng 7 và tháng 8 (270 - 27,50C), các tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (14 -14,50 C). Tổng tích nhiệt bình quân năm là 7.850oC. Mặc dù nhiệt độ còn bị phân hoá theo độ cao và hướng núi, nhưng không đáng kể.
Ngoài chênh lệch về nhiệt độ theo các mùa trong năm, khí hậu Chợ Mới còn có những đặc trưng khác như sương mù, sương muối. Một năm bình quân có khoảng 87 - 88 ngày sương mù. Vào các tháng 10, tháng 11, số ngày sương mù thường cao hơn. Đôi khi có sương muối, mưa đá, nhưng không nhiều, bình quân mỗi năm khoảng 0,2 - 0,3 ngày, thường vào các tháng 12, tháng 1 và đầu mùa xuân.
Lượng mưa thuộc loại trung bình 1.500 - 1.510 mm/năm. Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 7 và 8, có khi mưa tới 100mm/ngày. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm tới 75 - 80% lượng mưa cả năm.
Thịnh hành là các chế độ gió mùa đông bắc kèm theo không khí khô lạnh và gió mùa đông nam mang theo hơi nước từ biển Đông, tạo ra mưa về mùa hè.
Chợ Mới nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mỗi năm có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Mùa hạ có gió mùa đông nam, mùa đông có gió mùa đông bắc, trời giá rét, nhiều khi có sương muối, gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng và gia súc nhưng lại là điều kiện để phát triển các loại cây ưa lạnh như cây gừng, hồi, quế...
* Tài nguyên thiên nhiên
Đất:Huyện Chợ Mới có nhiều loại đất khác nhau. Đất nâu đỏ phát triển trên đá phiến sét, diện tích tương đối lớn, thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp
như chè, hồi, quế. Đất nâu vàng phát triển trên đá sa thạch, đá lẫn chiếm tỷ lệ cao, mỏng có thể phục vụ cho phát triển lâm nghiệp. Đất bồi tụ (phù sa sông, suối) độ mùn cao, giàu dinh dưỡng, phân bổ dọc theo sông, ngòi, khe suối thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Nhìn chung, phần lớn diện tích đất Chợ Mới có độ cao từ 40 - 300m, thích hợp cho nhiều loại cây nông lâm nghiệp. Cây trồng rừng thích hợp là các loại cây mỡ, keo tai tượng, bồ đề, luồng, trúc, tre, diễn, vầu, hồi, trám, lát hoa, nhãn, vải thiều, quế, quýt, chè. Trong diện tích đất chưa sử dụng có tới 20 - 25% là đất trống đồi núi trọc, còn có thể sử dụng để trồng rừng. Những năm qua, đất chưa sử dụng được khai thác đáng kể, bình quân khoảng 11% mỗi năm, trong khi đó đất nông nghiệp tăng bình quân 4,4%/năm, phi nông nghiệp tăng 7,2%/năm. Cùng với khí hậu thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi, đất đai trong huyện là điều kiện thuận lợi để phát triển nông - lâm nghiệp, xây dựng các vùng chuyên canh nông sản hàng hóa.
Bảng 2.1. Thực trạng sử dụng đất của huyện Chợ Mới 2017-2019. Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Tổng diện tích tự nhiên 60,075.12 60,075.12 60,075.12 Đất nông nghiệp 55,052.32 55,081.70 55,490.07 Đất trồng lúa 2,093.45 2,058.49 1,941.28 Đất trồng cây hàng năm khác 1,061.17 1,092.17 1,135.66
Đất trồng cây lâu năm 1,517.37 1,537.27 1,914.57
Đất rừng phòng hộ 8,996.23 8,996.03 8,969.77
Đất rừng sản xuất 41,092.59 41,096.19 41,235.18
Đất nuôi trồng thủy sản 284,61 294,43 286,46
Đất nông nghiệp khác 6,9 7,12 7,15
Đất phi nông nghiệp 2,017.86 2,022.44 2,033.48
Đất quốc phòng, an ninh 238,69 239,76 239,93
Đất khu công nghiệp 54,27 54,27 54,27
Đất thương mại, dịch vụ 2,31 2,31 2,31
Đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp 4,91 4,91 4,91
Đất sử dụng cho hoạt động
khoáng sản 38,41 38,41 38,41
Đất phát triển hạ tầng 595,03 595,03 595,03
Đất bãi thải xử lý chất thải 0,35 0,35 0,35
Đất ở tại nông thôn 274,45 271,86 279,41
Đất ở tại đô thị 11,04 11,06 12,57
Đất xây trụ sở cơ quan 11,62 11,67 11,67
Đất xây trụ sở của tổ chức sự
nghiệp 2,11 2,51 2,51
Đất nghĩa trang, nghĩa địa 37,29 37,13 37,13
Đất sản xuất vật liệu xây dựng 11,41 16,88 16,88
Đất sinh hoạt cộng đồng 3,92 4,76 4,76
Đất cơ sở tín ngưỡng 0,38 0,38 0,38
Đất sông, ngòi, kênh, suối 727,86 727,34 729,15
Đất chưa sử dụng 3,004.94 2,970.98 2,551.57
Đất bằng chưa sử dụng 52,7 51,4 39,6
Đất đồi núi chưa sử dụng 105,93 103,1 99,4
Núi đá không có rừng cây 2,846.31 2,816.48 2,412.57
(Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Chợ Mới, 2020) Rừng: Tổng diện tích đất rừng năm 2005 có 46.678,6ha chiếm 77% diện tích tự
nhiên của toàn huyện. Trong đó chủ yếu là đất rừng tự nhiên (31.971,2ha), rừng trồng có 14.700ha chiếm 24% diện tích lâm nghiệp của huyện. Năm 2005 độ che phủ đã đạt tới 60% diện tích rừng. Chợ Mới cũng là huyện có diện tích rừng trồng lớn nhất, chiếm 25% diện tích rừng trồng của toàn tỉnh. Các loại cây trồng chính gồm có mỡ, thông, keo, bồ đề, hồi, trúc, quế, bạch đàn, sa mộc.
Để phát triển quỹ rừng, được sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh và các tổ chức quốc tế, huyện Chợ Mới đã triển khai nhiều chương trình, dự án. Trong đó, Dự án 147, chương trình 135, dự án 327, dự án PAM 5322, Dự án Hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam - Hà Lan, định canh định cư, đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn… được triển khai đã nâng độ che phủ lên đáng kể. Đặc biệt, trong quy hoạch phát triển Khu Công nghiệp Thanh Bình, huyện Chợ Mới có điều kiện phát triển thế mạnh nông lâm nghiệp cho công nghiệp chế biến gỗ.
Khoáng sản: Tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú và đa dạng. Trong
trong những thế mạnh để phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công nghiệp khai khoáng nói riêng.
* Đánh giá chung vềđiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên liên quan đến sử dụng đất:
Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: Thích hợp cho phát triển các cây công nghiệp, cây dược liệu quý; từ yếu tố khí hậu đặc trưng riêng có của vùng (khí hậu ôn hoà, chế độ nhiệt phong phú, độ ẩm khá) cho ta bố trí đa dạng hoá các cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Đất đai của huyện nhìn chung có độ phì tương đối nhiều, tầng canh tác tương đối dày nhưng có độ dốc tương đối cao, do đó trong quá trình sử dụng đất cần có biện pháp cải tạo nâng cao độ phì của đất, đồng thời làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất có khả năng lâm nghiệp cho từng vùng một cách hợp lý để tổ chức khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng.
* Thuận lợi và khó khăn
Huyện Chợ Mới có điều kiện tự nhiên thuận lợi, người dân có nhiều kinh nghiệm sau hơn nhiều năm trồng chuối tây, bên cạnh đó cơ chế chính sách của Nhà nước và địa phương đã bước đầu đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Thị trường chuối tây huyện Chợ Mới bước đầu có sự phát triển mạnh nhưng thiếu tính ổn định, kết cấu hạ tầng ở mức thấp, do vậy còn rất nhiều trở ngại và khó khăn cho việc phát triển chuỗi giá trị chuối tây huyện Chợ Mới.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội * Dân số và lao động: * Dân số và lao động:
Dân số năm 2019 là 313.905 người gồm 7 dân tộc trong đó: Kinh 7,58 %, Tày 55,83%, Dao 19,78 %, Nùng 9,43 %, H’Mông 6,39%, Hoa 0,44 %, Sán chí 0,55%. trong đó dân tộc thiểu số chiếm hơn 80%, khu vực thành thị chiếm 20,7%, khu vực nông thôn là 79,2%. Đây cũng là tỉnh ít dân nhất Việt Nam với hơn 300.000 dân. bình quân lương thực đầu người ước đạt 551,4kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người khoảng 4 triệu/ năm.
- Bộ phận thứ nhất là nhóm dân tộc thiểu số đã định canh định cư (ĐCĐC) sống ổn định gồm: Tày, Nùng, Hoa, Kinh chiếm 65,70 % dân số, sinh sống tại các thôn, bản, thị trấn, thị xã và các tiểu vùng sinh thái thấp, có tập quán sản xuất là trồng lúa nước, cây công nghiệp, cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi gia súc và gia cầm, có trình độ thâm canh khá, đời sống kinh tế văn hoá xã hội tương đối ổn định.
- Bộ phận thứ hai là một số dân tộc thiểu số ĐCĐC nhưng chưa bền vững gồm: Dao, Mông, Sán chí chiếm 26,61% dân số, sinh sống phân tán ở các thôn bản vùng cao địa hình sinh thái phức tạp, trình độ thâm canh cây trồng, vật nuôi thấp, sản xuất chủ yếu vẫn là quảng canh theo kinh nghiệm truyền thống, một số đồng bào còn du canh du cư, còn nhiều tập tục lạc hậu, đời sống kinh tế văn hoá xã hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Đây cũng chính là bộ phận dân cư có tỷ lệ đói nghèo lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn.
Do vậy việc nghiên cứu phát triển một loại cây trồng bản địa có giá trị kinh tế cao, dễ trồng, phù hợp với điều kiện của địa phương như cây chuối tây là rất quan trọng với đồng bào vùng này.
Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động huyện Chợ Mới
STT Chỉ tiêu 2018 Số lượng (người) Cơ cấu (%) I Tổng số nhân khẩu 36.745 100
1,1 Theo giới tính Nam 18.446 50,2
Nữ 28.299 49,8
1,2 Theo khu vực Nông thôn 34.026 92,6
Thành thị 2719 7,4
II T ổng số lao động 19.412 100,0
(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Chợ Mới, 2019)
* Đặc điểm đơn vị hành chính:
Huyện Chợ Mới có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đồng Tâm (huyện lỵ) và 13 xã: Bình Văn, Cao Kỳ, Hòa Mục, Mai Lạp, Như Cố, Nông Hạ, Quảng Chu, Tân Sơn, Thanh Mai, Thanh Thịnh, Thanh Vận, Yên Cư, Yên Hân.
* Tình hình quản lý và sử dụng đất
Huyện Chợ Mới với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 60.675 ha, trong đó, phân theo đối tượng sử dụng gồm: Hộ gia đình, cá nhân trên 44.137 ha; tổ chức kinh tế trên 6.528 ha; cơ quan, đơn vị nhà nước trên 373 ha; tổ chức sự nghiệp công lập trên 38 ha; cộng đồng dân cư và cơ sở tôn giáo 0,38 ha; các tổ chức quản lý bao gồm UBND cấp xã, thị trấn trên 8.978 ha; cộng đồng dân cư và tổ chức khác hơn 618 ha.
Trong hơn 3 năm qua, huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền, triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác quản lý, sử dụng đất đai; ban hành hàng chục kế hoạch, văn bản, hướng dẫn…nhằm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện. Công tác quản lý, sử dụng đất đã bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án nhưng chưa sử dụng hết được huyện thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành…Do đó, công tác quản lý, sử dụng đất xây dựng trụ sở, nhà làm việc, cơ sở sản xuất của cơ quan nhà nước được giao trên địa bàn sử dụng ổn định, ranh giới rõ ràng, không xảy ra tranh chấp đất đai giữa các tổ chức với hộ gia đình, cá nhân.
Đối với đất Nhà nước đã thu hồi, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án nhưng chưa sử dụng hết. Toàn huyện có 3 công trình dự án từ năm 2015 trở về trước, gồm có công trình cải tạo, nâng cấp QL3, do Ban QLDA 2, Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư, dự án này có 6.259 m2 chưa sử dụng hết; dự án Khu tái định cư xã Thanh Bình, do UBND huyện Chợ Mới làm chủ đầu tư, có 200m2 chưa sử dụng hết; dự án đường vào nhà máy giấy Thanh Bình, do Sở Giao thông Vận tải Bắc Kạn làm chủ đầu tư, còn 800m2 chưa sử dụng hết.