Tình hình phát triển chuỗi giá trị ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 34 - 39)

4. Ý nghĩa của đề tài:

1.2.2. Tình hình phát triển chuỗi giá trị ở Việt Nam

1.2.2.1 Sơ lược s phát trin v chui giá tr.

Theo Michael Porter (1985), Competitive Advantage” (Lợi thế cạnh tranh) cho thấy: Thuật ngữ “Chuỗi giá trị” và “phương pháp phân tích chuỗi giá trị” được ác học giả người Pháp lần đầu đề cập trong lý thuyết phương pháp chuỗi “filière” vào những năm 50 của thế kỷ XX. Phương pháp này chủ yếu quan tâm đến việc đo lường đầu vào, đầu ra và GTGT được tạo ra trong các công đoạn của quá trình sản xuất, mà ít chú ý đến các mối liên kết cũng như nội dung quản trị chuỗi. Điểm nổi bật về phương pháp này là nó chỉ áp dụng cho CGT nội địa, nghĩa là những hoạt động nảy sinh trong biên giới của một quốc gia nào đó. Sau này, các lý thuyết về CGT vẫn thường đề cập đến phương pháp này như là cơ sở ý luận về phân tích giá trị.

Năm 1985, lần đầu tiên, khái niệm “Chuỗi giá trị” được Micheal Porter đưa ra. Theo ông, CGT là chuỗi của một hệ thống các hoạt động thực hiện trong một doanh nghiệp thuộc một ngành cụ thể để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể bao gồm giai đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trình mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và phân phối, cung cấp các dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng như chăm sóc khách hàng, bảo hành sản phẩm... Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó, các giá trị này bổ sung, cấu thành nên giá trị cho sản phẩm cuối cùng. Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều GTGT hơn tổng GTGT của các hoạt động cộng lại. Tất cả những hoạt động này tạo thành chuỗi kết nối nhà sản xuất với người tiêu dùng. M.Porter đã đưa ra khung phân tích CGT, là một mô hình thể hiện một chuỗi các hoạt động tham gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lợi

nhuận từ các hoạt động này. CGT bao gồm các hoạt động giá trị và lợi nhuận:

- Hoạt động giá trị chia ra thành hai loại chính: hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ. Logistics đầu vào: Tiếp nhận và tồn kho, phân phối, lưu kho, quản lý tồn kho… nguyên vật liệu. Vận hành: Tiến trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành sản phẩm và dịch vụ cuối cùng.

Logistics đầu ra: Thu gom, lưu trữ, phân phối các thành phẩm (sản phẩm sau thu hoạch, chế biến). Marketing và bán hàng: Quảng cáo, khuyến mại, bán hàng, báo giá, lựa chọn kênh phân phối. Dịch vụ: Lắp đặt, sửa chữa, huấn luyện, điều chỉnh sản phẩm... Các hoạt động hỗ trợ, chia thành 4 nhóm tổng quát:

Thu mua: thu gom các yếu tố đầu vào như nguyên vật liệu, máy móc thiết bị và các yếu tố hỗ trợ khác để sử dụng trong CGT.

Phát triển công nghệ: Công nghệ hỗ trợ cho các hoạt động tạo ra giá trịcho sản phẩm, dịch vụ.

Quản trị nguồn nhân lực: Tuyển dụng, đào tạo, bố trí sắp xếp, kiểm soát và khen thưởng nhân viên.

Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp: Quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý, quản trị chất lượng...

- Lợi nhuận hay lợi nhuận biên (margin) của một doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của các hoạt động biến đổi và khách hàng s n sàng mua ở mức giá cao hơn chi phí hoạt động trong chuỗi giá trị của nó. Nhờ những hoạt động này, doanh nghiệp đã tạo cho mình một cơ hội kiếm được lợi nhuận từ việc tạo ra giá trị vượt trội. Một lợi thế cạnh tranh có thể được thực hiện bằng việc thiết kế lại chuỗi giá trị nhằm tạo ra một chi phí thấp hay khác biệt hóa tốt hơn. Như vậy, CGT là một công cụ phân tích hữu hiệu giúp xác định những khả năng cốt

lõi của doanh nghiệp và các hoạt động trong đó có thể giúp doanh nghiệp theo đuổi một lợi thế cạnh tranh như sau: Lợi thế về chi phí: bằng việc nắm bắt rõ các loại chi phí và cắt giảm chúng trong các hoạt động tạo ra GTGT.

Khác biệt hóa: bằng việc tập trung vào các hoạt động có liên quan đến khả năng cốt lõi và thực hiện chúng nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh. Phương pháp phân tích này thích hợp với định vị lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp để lựa chọn chiến lược cạnh tranh hiệu quả. Tuy nhiên, nó không cung cấp đủ công cụ cho nghiên cứu các chuỗi ngành hàng hoặc mở rộng ra theo lãnh thổ.

Để khắc phục điểm yếu của CGT doanh nghiệp, M.Porter đã mở rộng khái niệm CGT ra ngoài tổ chức doanh nghiệp, đặt tên là hệ thống CGT. Nhờ đó, khung phân tích CGT có thể áp dụng cho toàn bộ dây chuyền cung cấp và mạng lưới phân phối của một ngành hay

một địa phương. Việc phân phối sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng cuối cùng sẽ huy động các yếu tố kinh tế, quản lý khác CGT của nhà cung cấp CGT của doanh nghiệp CGT của kênh phân phối CGT của người mua CGT của nhà cung cấp CGT của kênh phân phối CGT của người mua CGT đơn vị kinh doanh CGT đơn vị kinh doanh CGT đơn vị kinh doanh 43 nhau trong CGT riêng của mình. Với sự tương tác đồng bộ, các ngành có thể tạo ra một chuỗi với giá trị mở rộng. Nếu như khái niệm CGT của Micheal Porter đề cập đến ở trên chỉ tập trung nghiên cứu ở qui mô của doanh nghiệp, thì Kaplinsky và M.Morris [102] lại mở rộng ở phạm vi của CGT. Theo các ông, thì CGT đề cập đến một loạt những hoạt động cần thiết để đưa một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. CGT có thể hiểu theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, một CGT bao gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động từ thiết kế, quá trình mang vật tư đầu vào, sản xuất, phân phối, marketing bán hàng, thực hiện các dịch vụ hậu mãi đã tạo thành một chuỗi liên kết, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Giá trị của mỗi hoạt động bổ sung, cấu thành nên giá trị cho thành phẩm cuối cùng. Theo nghĩa rộng, CGT là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương Thiết kế và phát triển sản phẩm Sản xuất: - Logistics đầu vào - Sản xuất - Logistics đầu ra - Đóng gói - vv… Marketing Tiêu thụ/ Tái chế THIẾT KẾ SẢN XUẤT Logistics đầu vào Sản xuất Logistics đầu ra Đóng gói MARKETING TIÊU THỤ 44 nhân, người cung cấp dịch vụ) để biến nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh, lắp ráp, chế biến,… Cách tiếp cận theo nghĩa rộng không chỉ xem xét đến các hoạt động do một doanh nghiệp tiến hành, mà cả các mối liên kết ngược, xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản xuất và liên kết với người tiêu dùng cuối cùng. Như vậy có thể hiểu: Chuỗi giá trị trong sản xuất hàng hóa là quan hệ kinh tế khách quan của các chủ thể kinh tế tham gia vào chuỗi các hoạt động của quá trình sản xuất và phân phối, tiêu dùng của một loại hàng hóa nào đó trên thị trường. Cụ thể, trong CGT có các “khâu”, mỗi khâu có các “hoạt động” cụ thể với một chức năng nhất định. Bên cạnh các khâu của CGT còn có các “tác nhân”. Tác nhân là những người thực hiện các chức năng của các khâu trong chuỗi, ví dụ như nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất, nông dân sản xuất

lúa, thương lái vận chuyển hàng hóa... Bên cạnh đó còn có các “nhà hỗ trợ CGT” với nhiệm vụ là giúp phát triển chuỗi bằng cách tạo điều kiện nâng cấp CGT. Đặc điểm của CGT: Tạo ra liên kết giữa các doanh nghiệp thông qua làm việc cùng nhau trong CGT; Trong CGT, tất cả các khâu đều luôn phải tuân theo một tiêu chuẩn và luôn cần được cải tiến để có thể tăng khả năng cạnh tranh với các chuỗi khác. Chuỗi giá trị thành công khi lợi nhuận tạo ra trong chuỗi được chia sẻ một cách hợp lý cho các bên tham gia.

1.2.2.2 Kinh nghim phát trin chui giá tr chui tây mt sđịa đim trong nước.

Việt Nam là nước nhiệt đới và là một trong những xứ sở của chuối với nhiều giống chuối rất quý như: chuối tiêu, chuối tây, chuối bom, chuối ngự, có loại chuối nổi tiếng như chuối ngự Đại Hoàng (Nam Định), từng là đặc sản tiến vua. Chủng loại: Các chủng loại chuối ở Việt Nam rất đa dạng như chuối tiêu, chuối lá, chuối xiêm và chuối ngự… được trồng rải rác khắp các tỉnh thành trong cả nước. Các giống chuối của Việt Nam không chỉ phong phú về kích cỡ, hƣơng vị mà còn có những giá trị sử dụng rất khác nhau. Cao cấp nhất vẫn là chuối ngự, loại chuối tiến vua, quả thon nhỏ, vàng óng, thơm ngậy nhƣng diện tích và sản lƣợng không cao. Chuối tiêu, chuối gòng có sản lượng lớn hơn, hƣơng vị tuy không ngon bằng nhưng chất lượng đang ngày càng được cải tiến. Với những đặc điểm trên, chuối là mặt hàng có triển vọng xuất khẩu của Việt Nam, nhất là đối với giống chuối già và chuối cau. Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam đã có những công nghệ mới để hỗ trợ các tỉnh cây giống chuối nuôi cấy mô sạch bệnh và công nghệ chuyển màu chuối già sang màu vàng rất đẹp, có thể cạnh tranh xuất khẩu chuối với Philipin, Đài Loan vào thị trường châu Âu, Nhật Bản. Thời gian gần đây các tỉnh Cà Mau, Đồng Nai, Quảng Ngãi… đã có những bước cải thiện trong việc trồng và phát triển cây chuối tiến tới xuất khẩu sản phẩm chuối.

Diện tích, sản lượng ở nước ta chuối là loại trái cây có diện tích và sản lượng cao. Với diện tích chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của Việt Nam hàng năm, cho sản lượng khoảng 1,4 triệu tấn. Tuy nhiên, diện tích trồng chuối lại không tập trung. Do đặc điểm là loại cây ngắn ngày, nhiều công dụng và ít tốn diện tích nên chuối đƣợc trồng ở rất nhiều nơi trong các vườn cây ăn trái và hộ gia đình. Một số tỉnh miền Trung và miền Nam có diện tích trồng chuối khá lớn (Thanh Hóa, 24 Nghệ An, Khánh Hòa, Đồng Nai, Sóc Trăng, Cà Mau có diện tích từ 3.000 ha đến gần 8.000 ha). Trong khi đó các tỉnh miền Bắc có diện

tích trồng chuối lớn nhất nhất: Hải Phòng, Nam Định, Phú Thọ…chƣa đạt đến 3.000 ha. Qua bảng 1.2 cho thấy chuối khu vực đồng bằng, chuối được trồng nhiều Hải Phòng (2.500ha), Hà Nội (2.200 ha), Nam Định (1.900 ha). Ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc chuối tập trung ở các tỉnh Phú Thọ (2.500 ha), Sơn La (1.900 ha), Thái Nguyên (1.700 ha) và Bắc Kạn hiện chỉ có 400 ha.

1.2.2.3. Rút ra bài hc kinh nghim cho chui giá tr chui tây Ch Mi

Việc quan tâm xử lý các vấn đề môi trường và xã hội trong chuỗi giá trị sản phẩm thông qua các giải pháp sáng tạo, không chỉ giúp “Doanh nghiệp đầu tầu” thu hút được thêm nhiều nguồn lực và hỗ trợ kỹ thuật từ các tổ chức phát triển mà còn giúp việc kinh doanh của Doanh nghiệp ngày càng hiệu quả và bền vững hơn.

Đối với chuỗi giá trị sản phẩm có tiềm năng thị trường nhưng còn sơ khai chưa phát triển, sự hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả ban đầu từ tổ chức tư vấn phát triển, kết hợp với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị địa phương, và nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông địa phương để hỗ trợ thường xuyên cho các tác nhân trong chuỗi giá trị là điều kiện quan trọng để thành công.

Việc tổ chức người sản xuất thành các tổ hợp tác hoặc hợp tác xã kinh doanh có sự liên kết chặt chẽ với Doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu trong việc sản xuất hàng hóa theo một quy trình thống nhất đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của thị trường xuất khẩu là hướng đi tốt đang được phát huy.

Trong bối cảnh có nhiều trường hợp phá hợp đồng giữa người sản xuất và Doanh nghiệp, thì hình thức “Hợp đồng mở” thu mua sản phẩm theo giá thị trường tỏ ra dễ được chấp nhận hơn, qua đó tạo lòng tin làm ăn lâu dài giữa doanh nghiệp và người sản xuất.

Trong các chuỗi giá trị sản phẩm chưa phát triển, vai trò của nhà nước và các tổ chức phát triển hỗ trợ kỹ thuật nên tập trung vào việc kết nối và nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi, khuyến khích tư nhân đầu tư kinh doanh với nông dân, và tạo môi trường kinh doanh minh bạch thuận lợi cho các tác nhân này thay vì làm thay thị trường.

Trong xu thế về sử dụng thực phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm cho con người, các sản phẩm xanh và sạch từ nông nghiệp hữu cơ đang được thị trường ưa chuộng cần được nghiên cứu và thúc đẩy.

Việc duy trì VietGAP/ GlobalGAP chỉ được thực hiện khi thị trường yêu cầu, sau đó là doanh nghiệp xuất khẩu và người sản xuất thực sự bắt tay với nhau trong mối quan hệ khăng khít cùng có lợi để sản xuất và kinh doanh sản phẩm theo một quy trình quản lý chất lượng cao đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu chính thức, với sự hỗ trợ tích cực của nhà nước để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho các bên trong chuỗi giá trị sản phẩm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị chuối tây trên địa bàn huyện chợ mới tỉnh bắc kạn (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)