Khái niệm cán bộ và đảng viên

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở hải phòng hiện nay (Trang 29 - 44)

Cán bộ - theo Từ điển tiếng Việt - có hai nghĩa cơ bản sau:

Thứ nhất, là khái niệm chỉ "người làm công tác có nghiệp vụ

chuyên môn trong nhà nước" [70, tr. 121] như: cán bộ nhà nước; cán bộ khoa học; cán bộ chính trị v.v...

Thứ hai, là khái niệm chỉ "người làm công tác có chức vụ trong

một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ" [70, tr.121].

Trong khuôn khổ đề cập của luận văn này chúng ta hiểu cán bộ theo cả hai nghĩa như trên.

Thứ nhất, "người ở trong tổ chức của một chính đảng" [70,

tr.291].

Thứ hai, "đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam (nói tắt)" [70,

tr.291].

Trong khuôn khổ của luận văn này chúng ta hiểu đảng viên theo nghĩa thứ hai.

Hiện nay ở nước ta, khái niệm cán bộ thường kèm theo từ công chức hoặc viên chức, được dùng để chỉ những người làm việc trong cơ quan nhà nước, thuộc diện biên chế nhà nước. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, người cán bộ thường là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, nên có thêm cụm từ ghép cán bộ, đảng viên. Như vậy, ở một góc độ nhất định, khái niệm cán bộ công chức và cán bộ, đảng viên có nghĩa gần giống nhau. Vừa là cán bộ công chức vừa là đảng viên cộng sản.

* Một số đặc điểm hoạt động của người cán bộ, đảng viên:

Khi đi sâu vào xem xét, phân tích cho thấy, hoạt động của cán bộ, đảng viên có những đặc điểm sau:

- Phạm vi tác động của người cán bộ, đảng viên là rất rộng,

bởi vì, mọi lĩnh vực, tất cả các vùng miền, đơn vị sản xuất, kinh doanh, lực lượng vũ trang; nghiên cứu khoa học, văn hóa nghệ thuật... của đất nước đều được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và đều cần có sự hiện diện, tác động của người cán bộ, đảng viên. Bất kỳ ở

đâu, từ đồng bằng, thành thị, cho đến hải đảo, vùng núi, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, nếu có con người lao động sản xuất, học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thì tại đấy có tổ chức cơ sở đảng, và có những cán bộ, đảng viên đứng mũi chịu sào, tổ chức, lãnh đạo và hướng dẫn nhân dân thực hiện nghị quyết của Đảng, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tóm lại, phạm vi hoạt động và tác động của người cán bộ, đảng viên là rộng lớn, bao gồm tất cả các vùng, miền, khu vực và địa hạt hoạt động của người dân trên toàn quốc.

- Đối tượng tác động của người cán bộ, đảng viên bao gồm

tất cả các tầng lớp nhân dân ở mọi lĩnh vực trong xã hội, từ người lao động trí óc, đến những người lao động chân tay có trình độ văn hóa, nhận thức, điều kiện, hoàn cảnh, tâm sinh lý khác nhau trong các tầng lớp dân cư. Để thu được kết quả tốt đẹp trong công tác, người cán bộ, đảng viên phải biết hòa mình với quần chúng, được quần chúng tin yêu, ủng hộ; đồng thời, phải "xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân" [62, tr. 498].

- Phương thức hoạt động của người cán bộ, đảng viên rất

phong phú, đa dạng. Người cán bộ, đảng viên trước hết phải luôn gương mẫu đi đầu trong công việc, đồng thời phải biết vận động, tập hợp, đoàn kết quần chúng để thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Tuyên truyền, giáo dục,

thuyết phục, vận động quần chúng là những công việc cần thiết đối với bất kỳ người cán bộ, đảng viên nào. ở đây, đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải khổ công học tập, đúc rút kinh nghiệm, phải nói và làm nhiều điều để làm gương cho quần chúng học tập, tin theo.

Như vậy, đối tượng, phạm vi tác động và phương thức tác động của người cán bộ, đảng viên trong công việc rất đa dạng trên phạm vi cả nước, có liên quan trực tiếp đến quần chúng nhằm thực hiện, hoàn thành nhiều mục tiêu ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc điểm này là dấu hiệu đặc thù trong hoạt động của người cán bộ, đảng viên, đòi hỏi công tác cán bộ cần quán triệt và có những kế hoạch cụ thể trong bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, đảng viên cho từng giai đoạn cách mạng.

1.1.2.2. Tầm quan trọng của đạo đức người cán bộ, đảngviên trong kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay viên trong kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay

Trong công cuộc đổi mới hiện nay, đội ngũ cán bộ, đảng viên có một tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa quyết định. Bởi vì, như Hồ Chí Minh đã nói: "Cán bộ là sợi dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ, máy cũng bị tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, các đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được" [59, tr. 54]. Đảng ta cũng chỉ rõ: Xây dựng kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó công tác cán bộ là then

chốt của vấn đề then chốt. Trong điều kiện kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay, đạo đức của người cán bộ, đảng viên có vai trò vô cùng to lớn. Khẳng định điều đó là do:

Thứ nhất: Đạo đức người cán bộ, đảng viên là nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công công cuộc đổi mới.

Trong mỗi giai đoạn cách mạng, cần có một đội ngũ cán bộ, đảng viên thích ứng với yêu cầu của thực tiễn cách mạng, không chỉ về năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn trước hết và đặc biệt phải có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng. Hiện nay, sự nghiệp đổi mới của đất nước ta đang tiếp tục đi vào chiều sâu, hoàn thiện cơ chế thị trường theo định hướng XHCN, thực hiện CNH, HĐH đất nước, mà trọng tâm là CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) của Đảng. Với những thành tựu và những yếu kém, với những thuận lợi mới và khó khăn mới đan xen vào nhau, khắc phục sự phát triển không đều, sự phân cực giữa các khu vực, các địa phương... đòi hỏi phải xây dựng một đội ngũ cán bộ, đảng viên mới ngang tầm với nhiệm vụ, yêu cầu của thực tiễn mới.

Đạo đức cách mạng giúp cho người cán bộ, đảng viên không sợ sệt, rụt rè, lùi bước khi gặp khó khăn và thất bại, khi thành công không say sưa kiêu ngạo, công thần, xa rời quần chúng. Từ thành công đến thoái hóa, thất bại không xa. Cho nên khi thành công, thắng lợi, cán bộ, đảng viên càng phải chú ý rèn luyện đạo đức cách

mạng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: "Có đạo đức cách mạng thì gặp thuận lợi và thành công vẫn giữ vững tinh thần gian khổ, chất phát, khiêm tốn "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ"; lo hoàn thành nhiệm vụ; không công thần, không quan liêu; không kiêu ngạo, không hủ hóa, đó cũng là biểu hiện của đạo đức cách mạng" [61, tr. 284].

Người còn nhấn mạnh: "Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [59, tr. 252- 253].

Nhìn nhận một cách khách quan, có thể khẳng định rằng, nền KTTT bản thân nó không tự tạo ra sự thoái hóa, biến chất về đạo đức, nhưng nó tác động mạnh mẽ tới đời sống riêng tư của mỗi người, khiến người ta phải tính toán đến những động cơ và dục vọng cá nhân. Một trong những đặc trưng của thị trường là cạnh tranh, là tính toán được thua, lỗ lãi. Đặc trưng này có quan hệ đến hành vi đạo đức và vô đạo đức trong kinh doanh. Song KTTT không chỉ tác động đến đạo đức trong kinh doanh, mà còn tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, trước hết là lợi ích của từng cá nhân. Từ đạo đức trong kinh doanh dẫn đến đạo đức trong lối sống, đạo đức trong gia đình, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức quản lý và lãnh đạo... Vì vậy, làm thế nào để vừa phát triển KTTT theo định hướng

XHCN, vừa giữ gìn được phẩm chất đạo đức và lối sống lành mạnh? Chưa làm được điều này thì chẳng những CNXH khó trở thành hiện thực, mà sự tồn vong của đất nước cũng bị đe dọa.

Tất nhiên, việc thực hành đạo đức trong điều kiện phát triển KTTT không chỉ là trách nhiệm của cán bộ quản lý nhà nước và cán bộ lãnh đạo của Đảng, mà còn là trách nhiệm của toàn dân. Nhưng, như Bác Hồ thường căn dặn, cán bộ bao giờ cũng có vai trò quyết định. Người viết: "Mọi việc thành hay là bại, chủ chốt là do cán bộ có thấm nhuần đạo đức cách mạng hay không [60, tr. 480]. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII)

Về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc cũng khẳng định: "Gương mẫu là một nội dung,

một phương thức trọng yếu trong công việc lãnh đạo của Đảng". Như vậy, Đảng ta coi đạo đức của người cán bộ, đảng viên là "cái gốc" của sự phát triển.

Trong điều kiện KTTT định hướng XHCN, người cán bộ, đảng viên ngoài việc phấn đấu để có tài năng và trí tuệ, còn phải trau dồi đạo đức cách mạng cao hơn nữa, đặt lợi ích của dân tộc, của đất nước, của toàn dân lên trên hết. Trong điều kiện này, làm giàu chính đáng cho mình và làm giàu cho đất nước là đạo đức cách mạng, cần được khuyến khích, ngược lại, làm giàu bất chính là phi đạo đức, cần phải chống.

Chúng ta không coi việc phát triển KTTT là mục đích, mà coi đó là một phương tiện cần thiết để xây dựng đất nước. Cho nên, trong phát triển, cần khuyến khích làm giàu, đồng thời thực hiện công bằng xã hội; tiến hành CNH, HĐH, đồng thời phát triển ngành nghề, tạo ra nhiều công ăn việc làm; phát triển kinh tế đô thị, nhưng vẫn chú trọng phát triển nông thôn để không làm gia tăng khoảng cách giữa hai khu vực này; xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ với xây dựng các chính sách xã hội, chú ý quan tâm đến vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc ít người... Đây là những nội dung cơ bản nói lên đạo đức XHCN của vấn đề phát triển KTTT. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội và là thử thách lớn đối với mọi người, trước hết là đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền. Đây còn là thử thách về tài năng, trí tuệ, về lòng kiên nhẫn của Đảng và Nhà nước ta khi hạ quyết tâm thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, xây dựng thành công CNXH.

Thứ hai: Đạo đức của người cán bộ, đảng viên - động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người luôn quan tâm đến việc bồi dưỡng và rèn luyện đạo đức cho người cán bộ, đảng viên. Theo Người, làm cách mạng mà chỉ giác ngộ chính trị và tăng cường sức mạnh tổ chức không thôi thì chưa đủ, mà còn phải thấm nhuần đạo đức cách mạng. Bởi vì, đạo đức cách mạng không những là yếu tố "chất" người, mà còn là động lực của sự nghiệp cách mạng. Từ kinh

nghiệm bản thân có được trong những năm hoạt động cách mạng khó khăn và gian khổ, Hồ Chí Minh khuyên cán bộ, đảng viên: "Chúng ta đem tinh thần mà chiến thắng vật chất, chúng ta vì nước, vì dân mà chịu khổ, một cái khổ rất có giá trị, thì vật chất càng khổ tinh thần càng sướng" [59, tr. 148].

Hiện nay, cách mạng nước ta đã bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta bắt gặp rất nhiều hiện tượng đáng báo động về nguy cơ đổ vỡ các giá trị tinh thần, giá trị truyền thống trước sức mạnh của đồng tiền, lợi nhuận. Không ít trường hợp khi tham gia thị trường đã vì lợi nhuận mà bất chấp đạo lý, vi phạm pháp luật, làm đảo lộn các giá trị đạo đức. Các vụ tiêu cực lớn như Tamexco, Epco - Minh Phụng, Trương Văn Cam và đồng bọn, Lã Thị Kim Oanh… đã thể hiện rõ thực tế đó. Phải chăng, tất cả những vụ việc tiêu cực đều bắt nguồn từ việc xa rời những giá trị tinh thần truyền thống, chạy đuổi theo những hưởng thụ vật chất tầm thường. Chính vì vậy, trong điều kiện KTTT, người cán bộ, đảng viên làm công tác kinh doanh rất cần và cần hơn bao giờ hết là phải thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh; phải tự trang bị cho mình vốn tri thức về thị trường, nhưng cũng phải trau dồi tâm huyết và đạo đức kinh doanh. Mặt khác, phải bồi dưỡng, rèn luyện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên những giá trị về văn hóa, giá trị đạo đức, có "cái tâm" của con người trong các hoạt động sản xuất kinh doanh. Một nguyên lý

rất sơ đẳng nhưng cũng rất cần thiết đối với người cán bộ làm công tác kinh doanh là nguyên lý tài năng phải đi đôi với đạo đức, nhân cách đạo đức làm cho tài năng được nâng lên.

Nhật Bản là một trong những nước có nền KTTT phát triển nhất thế giới và các nhà doanh nghiệp Nhật Bản luôn là những người thành đạt. Một nhà nghiên cứu Việt Nam cho rằng, một trong những nguyên nhân thành công của người Nhật là họ luôn đề cao triết lý:

Cuộc sống hạnh phúc không có gì khác hơn là sáng tạo tối đa... Sáng tạo ra ba loại giá trị: giá trị của cái đẹp; giá trị của cái lợi; giá trị của cái thiện. Những giá trị đó được thể hiện trong các sản phẩm hoàn hảo của họ. Chúng vừa có ý nghĩa đạo đức, vừa có giá trị thực dụng; đồng thời chứa đựng cả chữ tín, sự tôn trọng khách hàng và niềm tự hào của nhà kinh doanh [64, tr. 42].

Rõ ràng là, một khi những giá trị đạo đức chân chính được tôn trọng, được gìn giữ thì chúng sẽ trở thành nhân tố cơ bản không những thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, mà còn thúc đẩy sự phát triển của xã hội nói chung. ở góc độ này, đạo đức của người cán bộ, đảng viên làm công tác kinh doanh cũng là động lực thúc đẩy công cuộc cải cách, đổi mới, phát triển.

Trong điều kiện KTTT, ranh giới giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái thiện và cái ác hết sức mong manh. Nếu thiếu bản lĩnh, thiếu

kiến thức văn hóa và lương tâm nghề nghiệp thì người kinh doanh khó có thể tránh được cái xấu. Cho nên, KTTT đòi hỏi người cán bộ, đảng viên không những phải năng động, sáng tạo, mà còn phải có lòng trung thành, tận tâm đối với công việc, tôn trọng kỷ cương, tuân thủ luật pháp. Có như vậy mới có thể đứng vững và vươn lên trong cuộc cạnh tranh gay gắt của thương trường.

Trong cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, cạnh tranh tuy khắc nghiệt, nhưng không phải cạnh tranh theo luật rừng, bằng mọi thủ đoạn và hành vi phi đạo đức, mà là cạnh tranh để vươn lên bằng tài năng, bằng hiệu quả và đóng góp vào sự phồn vinh của xã hội. Nhiều nhà tư tưởng trên thế giới đưa ra quan điểm cạnh tranh lành mạnh theo các cách tiếp cận khác nhau. Chẳng hạn, có quan điểm cho rằng, cạnh tranh với vũ khí là sản phẩm và dịch vụ không ngừng cải tiến và đổi mới tạo những giá trị sử dụng góp phần thúc đẩy cuộc sống xã hội phát triển. Đó là cạnh tranh lành mạnh. Một số nhà đạo đức học Trung Quốc còn cho rằng, cạnh tranh lành mạnh là cạnh tranh làm phồn vinh xí nghiệp, tạo ra sản

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở hải phòng hiện nay (Trang 29 - 44)