Yêu cầu về đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở hải phòng hiện nay (Trang 52 - 67)

đảng viên ở Hải Phòng hiện nay

Đạo đức cách mạng của giai cấp vô sản nằm trong dòng chảy chung của sự phát triển tư tưởng nhân loại; được ra đời trong đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản; là kết quả của sự kế thừa có chọn lọc và phát triển tư tưởng đạo đức trong lịch sử nhân loại; là sản phẩm của quá trình xây dựng xã hội mới; là kết quả nỗ lực của quá trình giáo dục, tự giáo dục của cán bộ, đảng viên. Trong nội dung đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên các phạm trù đạo đức cơ bản, các nguyên tắc đạo đức được nâng lên một tầm cao mới. Phần lớn cán bộ, đảng viên nước ta nói chung, ở Hải Phòng nói riêng trong điều kiện KTTT hiện nay đều thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức tự lực, tự cường, năng động sáng tạo, có trình độ và năng lực ngày càng thích nghi với cơ chế mới. Đại đa số có lối sống lành mạnh, trong sáng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có tác phong làm việc khoa học, sâu sát quần chúng. Tuy nhiên, bên cạnh đó có không ít người có đạo đức xuống cấp và đã

gây tổn hại đến lòng tin của dân với Đảng. Đúng như Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng nhận định: "Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng gây bất bình và làm giảm lòng tin của nhân dân" [30, tr. 67]. Thực trạng cán bộ, đảng viên như vậy, cùng với yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang đặt ra nhiều vấn đề cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ngang tầm nhiệm vụ. Để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng những nhu cầu của nhiệm vụ mới, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 3 (khóa VIII) đã đề ra những tiêu chuẩn chung cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là:

- Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách, pháp luật, thuyết phục và tổ chức nhân dân thực hiện; có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.

- Gương mẫu về đạo đức, lối sống, có tác phong dân chủ khoa học, có khả năng tập hợp quần chúng, đoàn kết cán bộ.

- Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý, đã học tập có hệ thống ở các trường Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân, trải qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả [27, tr. 80].

Đây là những yêu cầu chung về tiêu chuẩn để xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tình hình cách mạng hiện nay. Những tiêu chuẩn trên có quan hệ mật thiết với nhau, không thể coi nhẹ tiêu chuẩn nào. Xác định yêu cầu đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng hiện nay đòi hỏi bên cạnh những yêu cầu chung, nội dung chung thì chúng ta có nhiệm vụ khám phá ra, xác định rõ những yêu cầu đạo đức riêng của cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng hiện nay. Bởi vì, đạo đức cách mạng không phải là những tiêu chuẩn trừu tượng, mà mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn cách mạng nhất định đều đặt ra những tiêu chuẩn, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể của đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Vấn đề đặt ra là tìm những tiêu chuẩn nội dung cụ thể này ở đâu? Tất nhiên là phải tìm trong đời sống xã hội của họ, trong cung cách làm ăn của họ và trong quan hệ hiện thực giữa các cá nhân để từng bước xây dựng đạo đức cách mạng cho họ. Căn cứ vào các tiêu chí trên, vận dụng sáng tạo các nguyên tắc đạo đức cách mạng trong điều kiện KTTT hiện nay. Chúng ta có thể

khái quát một số yêu cầu cơ bản về đạo đức cách mạng của cán bộ đảng viên ở Hải Phòng như sau:

Thứ nhất: Có lòng trung thành với Tổ quốc, với Đảng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, vào con đường đi lên CNXH; phấn đấu tích cực góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đây là phẩm chất hết sức quan trọng đối với người cán bộ, đảng viên; là chuẩn mực và giá trị cao nhất về đạo đức cách mạng. Trung với Đảng, với Nước không chỉ bằng tình cảm, lý tưởng đạo đức cách mạng mà phải bằng cả hành động cách mạng. Hành động cách mạng thiết thực nhất của người cán bộ, đảng viên hiện nay là việc thực hiện sáng tạo, có hiệu quả đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nói và làm việc theo nghị quyết, thực hiện các nguyên tắc của Đảng, chống mọi biểu hiện dao động, nhạt phai lý tưởng XHCN, bảo vệ thành quả cách mạng. Bởi vậy, sự tự rèn luyện để có tình cảm cách mạng tốt đẹp của mỗi cán bộ, đảng viên là công việc không thể thiếu. Đánh giá về công tác tư tưởng của cấp ủy Đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ thành phố có nêu: "Nhìn chung cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ủng hộ sự nghiệp đổi mới, kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, đoàn kết nhất

trí thực hiện các nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ thành phố" [67, tr. 9]. Người cán bộ, đảng viên phải phấn đấu tích cực góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH ở Hải Phòng, phát huy mọi tiềm năng của thành phố biển, tự lực, tự cường vươn lên góp phần từng bước xây dựng Hải Phòng thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của đất nước. Làm sao để trái tim, tình cảm của mỗi cán bộ, đảng viên rung động trước niềm vui, nỗi buồn của quần chúng nhân dân, coi việc của dân như chính của bản thân mình, chịu khó suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo, hăng say, gương mẫu trong phong trào hoạt động thực tiễn của quần chúng, lắng nghe ý kiến của dân, tôn trọng nhân dân và thực sự vì nhân dân phục vụ.

Thứ hai: Người cán bộ, đảng viên phải trau dồi chủ nghĩa tập thể; chống chủ nghĩa cá nhân, thói quan liêu cửa quyền hách dịch, đặc quyền đặc lợi.

Trong quá trình xây dựng đạo đức cách mạng cho người cán bộ, đảng viên, nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đối lập chủ nghĩa tập thể với chủ nghĩa cá nhân, có khi Người coi đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể. Người luôn dạy đội ngũ cán bộ, đảng viên phải biết: "Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ", "chí công vô tư". Người nói: "Tư tưởng xã hội chủ nghĩa nói tóm tắt là phải đặt lợi ích chung của cả nước lên trên hết, lên trên lợi ích của cá nhân mình. Tư tưởng xã hội chủ nghĩa và tư tưởng cá nhân chủ nghĩa chống đối nhau, nếu cứ lo cho mình không lo cho làng nước thì không thể có tư tưởng xã

hội chủ nghĩa được" [61, tr. 24]. Người còn nói: "Đạo đức cách mạng là đạo đức tập thể, nó phải thắng và tiêu diệt chủ nghĩa cá nhân" [63, tr. 21]. Chủ nghĩa tập thể đòi hỏi mọi người phải gắn bó, đoàn kết để tạo sức mạnh to lớn cho cách mạng. Sự đoàn kết gắn bó chặt chẽ phải đi liền với sự tôn trọng cá nhân, không lấy danh nghĩa tập thể mà coi thường cá nhân. Chủ nghĩa tập thể phải tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tiến bộ, đúng hướng của cá nhân, tạo điều kiện phát huy tính sáng tạo và phát triển nhân cách của mỗi người.

Quá trình đổi mới hiện nay của cách mạng nói chung và ở Hải Phòng nói riêng rất cần người cán bộ, đảng viên biết cách giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. KTTT tác động và là môi trường kích thích chủ nghĩa cá nhân phát triển; vì vậy, để giữ cho xã hội phát triển lành mạnh, đúng hướng phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, vì chủ nghĩa cá nhân là thứ bệnh rất nguy hiểm. Trong môi trường KTTT, mặt trái của nó đang tác động tiêu cực đối với đạo đức cán bộ, đảng viên, nó "đẻ" ra hàng loạt căn bệnh nguy hiểm khác như: tham ô, hối lộ, hủ hóa, đặc quyền, đặc lợi, công thần địa vị, cơ hội, xu nịnh, quan liêu, vô tổ chức kỷ luật... cùng rất nhiều biểu hiện sâu xa tệ hại như: mệnh lệnh, cửa quyền, giấy tờ, quan cách, độc quyền, ức hiếp, xa rời quần chúng, vô trách nhiệm, bảo thủ... Trong nền KTTT hiện nay, chủ nghĩa cá nhân, bệnh quan liêu là "kẻ địch" ở trong mỗi cán bộ, đảng viên, "một thứ

giặc trong lòng ta". Nó thường ẩn náu kín đáo hơn nữa còn được bao che bởi chính chúng ta. Do đó, yêu cầu đạo đức quan trọng đối với với mỗi cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng là phải kiên quyết chống lại "kẻ thù bên trong", "tự gột rửa mình". Muốn củng cố nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên phải kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, quan liêu, tham nhũng... Đây là công việc vừa cần thiết, vừa cấp bách vừa mang tính cơ bản trong chiến lược xây dựng và nâng cao chất lượng tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên hiện nay ở Hải Phòng.

Thứ ba, người cán bộ, đảng viên phải luôn gương mẫu, trung thực, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở mọi cán bộ, đảng viên cần phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, thiếu một trong những đức tính trên khó trở thành người lãnh đạo được dân tin yêu. Mỗi một đức tính trên trong lời dặn của Người được các Đảng bộ và mọi cán bộ, đảng viên quán triệt, thấm nhuần sâu sắc trong mỗi công việc, hoàn cảnh và cương vị công tác của mình. Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) (khóa VIII) xác định: "Cán bộ, đảng viên phải tự giác rèn luyện đạo đức, lối sống cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư" [29, tr. 28].

+ "Cần" là cần cù, chịu khó trong lao động, đây là đức tính quan trọng của mỗi con người nói chung và mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng. Cán bộ, đảng viên phải là người cần mẫn, tận tụy trong

công việc, phải thực sự là "công bộc" của nhân dân, không nề hà gian khổ, hết lòng phục vụ nhân dân. Trong điều kiện KTTT hiện nay, người cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng cần phải chuyên cần trong học tập, nâng cao trình độ về văn hóa, khoa học, kỹ thuật, chính trị, đạo đức…, đặc biệt là về chuyên môn nghiệp vụ. Trước yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao và nặng nề, người cán bộ, đảng viên hiện nay chỉ chăm chỉ, siêng năng thôi chưa đủ, mà phải sáng tạo, tìm tòi ra những kinh nghiệm, sáng kiến hay vận dụng vào công việc của mình một cách có hiệu quả. Đảng ta đã khẳng định: "Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên... Lười học, lười suy nghĩ, không thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những hiểu biết mới cũng là biểu hiện của suy thoái" [26, tr. 141].

+ "Kiệm" là tiết kiệm không xa xỉ, hoang phí, mục đích của tiết kiệm là nâng cao hiệu quả của lao động sản xuất. Mọi người trong xã hội đều phải tiến hành tiết kiệm, nhưng hơn ai hết, cán bộ, đảng viên phải là những người gương mẫu trong thực hành tiết kiệm.

Tình hình lãng phí trên cả nước nói chung và Hải Phòng nói riêng là đáng báo động, thể hiện rõ nhất là việc phung phí công quỹ trong mua sắm, xây dựng công sở, hội họp, xe riêng, điện thoại ... Trong thực hành tiết kiệm, người cán bộ, đảng viên ngoài việc gương mẫu, đi đầu trong phong trào, còn phải biết vận động quần chúng thành phong trào tiết kiệm trong khu phố, làng xã, đồng thời

phải kịp thời phê phán, lên án, những hiện tượng xa hoa, lãng phí. Trong điều kiện hiện nay ở Hải Phòng, người cán bộ, đảng viên cần tạo thêm nhiều ngành nghề mới, khôi phục nghề truyền thống nhằm tạo thêm nhiều công ăn, việc làm, tăng thu nhập, nâng cao mức sống cho nhân dân. Đây là việc làm mang tính xã hội sâu sắc, vừa khắc phục tình trạng dư thừa lao động, vừa tránh lãng phí lao động.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần hiểu đúng và đủ chữ "kiệm" nếu không sẽ dẫn đến cực đoan. Chữ "kiệm" hiện nay không đồng nghĩa với "thắt lưng buộc bụng", "hà tiện"... Cái chúng ta cần giáo dục và đấu tranh là chống sự xa xỉ, lãng phí, chạy theo thị hiếu, mua sắm những trang thiết bị "xịn" chưa thực sự cần thiết hoặc không phù hợp với điều kiện kinh tế cho phép của thành phố Hải Phòng.

+ "Liêm" là không tham ô, không lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính dưới tất cả mọi hình thức. Liêm là một đức tính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên hiện nay.

Thành phố Hải Phòng bước vào cơ chế thị trường có nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn thử thách. Công tác quản lý nhà nước còn nhiều sơ hở, cơ chế kiểm tra giám sát còn thiếu sót. Do vậy, việc đề cao chữ "liêm" của người cán bộ, đảng viên cũng đặc biệt quan trọng. Vì nhờ đó mà hạn chế, ngăn chặn, đẩy lùi được bệnh tham ô, hối lộ, tư lợi, chạy chức quyền hiện nay. Chấp hành Chỉ thị 23 của Bộ Chính trị, Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức cho mọi cấp, mọi ngành, các địa phương xã, phường, các tổ chức xã hội,

đoàn thể quần chúng học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc biệt yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải quán triệt tư tưởng đạo đức cách mạng của Người. Trong điều kiện KTTT định hướng XHCN hiện nay, mỗi người cán bộ, đảng viên của Hải Phòng phải tự nhận thấy rằng: tham lam là điều đáng xấu hổ, kẻ tham địa vị, tiền, công của nhân dân sẽ có tội với nhân dân, với Đảng. Cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng phải thi đua thực hành liêm khiết, thì sẽ tạo dựng được phong trào liêm khiết trong nhân dân. Một dân tộc biết cần, biết kiệm, biết liêm là một dân tộc tiến bộ.

+ "Chính" là ngay thẳng, chính trực, quang minh chính đại, là một đức tính rất cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên. Chữ "chính" còn đòi hỏi người cán bộ, đảng viên phải kiên quyết đấu tranh chống sự gian dối, cơ hội, lợi dụng chức quyền làm việc bất minh. Ngày nay trong điều kiện KTTT định hướng XHCN, giao lưu quốc tế mở rộng, thành phố Hải Phòng lại là nơi có nhiều tiềm năng kinh tế, du lịch, nhiều điều kiện thuận lợi quan hệ tiếp xúc với bên ngoài, hàng loạt những vấn đề đặt ra buộc người cán bộ, đảng viên phải quan hệ, phải xử lý, phải giải quyết làm sao phù hợp với lợi ích của giai cấp, của dân tộc, của nhân dân. ở đây, xây dựng đức "chính" cho cán bộ đảng viên có ý nghĩa quan trọng đặc biệt. Và, không chỉ xây dựng đức chính ở người khác, mà mỗi cán bộ đảng viên ở Hải Phòng phải xây dựng đức chính ở chính mình, phải thực hiện tự phê bình và phê bình một cách thẳng thắn để chiến thắng sự

cám dỗ của các thế lực đen tối. Kinh nghiệm cho thấy chiến thắng tiêu cực ở người khác, ngoài xã hội đã khó nhưng chiến thắng hiện tượng tiêu cực của chính mình còn khó hơn nhiều.

+ "Chí công vô tư" là nói về mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, trong đó lợi ích cá nhân chỉ có tính chân chính

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở hải phòng hiện nay (Trang 52 - 67)