Nguyên nhân của thực trạng đạo đức cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng hiện nay

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở hải phòng hiện nay (Trang 86 - 100)

viên ở Hải Phòng hiện nay

Sự suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên ở Hải phòng có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu do những nguyên nhân chính sau:

Nguyên nhân thứ nhất, ảnh hưởng tiêu cực của KTTTtrong

điều kiện thành phố cảng

Thực tiễn kể từ khi Hải Phòng cùng với cả nước thực hiện cơ cấu kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường theo

định hướng XHCN, những tác động của KTTT cả mặt tích cực và tiêu cực đến các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng được nhận diện rõ ràng và sâu sắc hơn. KTTT khơi dậy các tiềm năng sáng tạo, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện, tác động tích cực đến nhận thức tư tưởng, tình cảm, tâm lý của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Lòng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ XHCN được củng cố có cơ sở vững chắc từ hiện thực cuộc sống. Từ đó, ý thức trách nhiệm chính trị trong thực hiện nhiệm vụ được nâng lên. Những tác động của KTTT, về mặt tích cực, còn tạo ra và phát triển những giá trị đạo đức mới.

Tuy nhiên, mặt trái của KTTT tác động tiêu cực đến con người và đạo đức con người, tạo ra sự phát triển nhân cách cá nhân một cách phiến diện, do hoạt động của con người bị chi phối bởi lợi ích vật chất, lợi nhuận, mục tiêu kinh tế. Nghiên cứu sự tác động tiêu cực của KTTT đến đạo đức của cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng

cần làm rõ mấy vấn đề sau:

Một là, tính thực dụng gia tăng trong điều kiện KTTT. Tính

thực dụng khi xâm nhập vào những người mang nặng chủ nghĩa cá nhân, phát triển thành chủ nghĩa thực dụng thì nó trở thành lực cản rất lớn, thậm chí phá hủy, loại trừ những giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp. Đồng thời, chủ nghĩa thực dụng lại thúc đẩy sự phát triển chủ nghĩa cá nhân trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, và khi

đã coi đồng tiền, quyền lực là tất cả, là trên hết thì họ sẵn sàng chà đạp lên mọi giá trị văn hóa, đạo đức của con người, thôi thúc con người lợi dụng chức quyền, kẽ hở của pháp luật để làm giàu bất chính. Tình trạng "chạy chức, chạy quyền", "mua quan, bán chức" cũng phát triển từ đây. Sự phát triển của chủ nghĩa cá nhân là nguyên nhân dẫn đến và làm phát triển vi phạm nguyên tắc trong sinh hoạt đảng, không chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, thiếu tinh thần trách nhiệm, bè phái, cục bộ, mất đoàn kết, cố ý làm sai chính sách, tham ô, tham nhũng, sa sút về phẩm chất lối sống.

Hai là, KTTT phát triển trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế

càng tạo điều kiện cho sự xâm nhập của lối sống và văn hóa xấu, độc hại phương Tây vào đội ngũ cán bộ, đảng viên. Chúng phá hủy, "gặm nhấm, ăn mòn" những giá trị và nguyên tắc đạo đức XHCN; ảnh hưởng rất tiêu cực đến lối sống, đạo đức của cán bộ, đảng viên. Đâu là những giá trị đích thực của nhân loại cần tiếp thu, đâu là phản giá trị trong các luồng văn hóa xấu độc không phải trong mọi trường hợp đều có sự phân biệt rõ ràng. Những tác động của văn hóa xấu độc, phi vô sản vào cán bộ, đảng viên là rất nguy hại. Lối sống sa đọa, hưởng thụ, mất nhân tính… trong cán bộ, đảng viên phát triển trong điều kiện này.

Ba là, trong điều kiện KTTT, sự phân hóa giàu nghèo là một

thực tế được thừa nhận và có xu hướng phát triển. Theo kết quả điều tra xã hội học ở các thành phố lớn, trong đó có Hải Phòng, có

từ 70 đến 80% số người được hỏi coi sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra hiện nay là điều bình thường. Những người lao động trung thực phải sống thiếu thốn, còn những kẻ tham nhũng, buôn lậu, đặc quyền, đặc lợi, gian dối, lừa đảo... lại giàu lên nhanh chóng và sống xa hoa, phè phỡn; những người có cống hiến cho cách mạng, cho xã hội nhưng đời sống còn khó khăn, trong khi đó có những người lại giàu lên phi pháp. Mức sống vật chất, tinh thần giữa cán bộ với nhân dân, giữa loại cán bộ này với loại cán bộ khác; giữa cán bộ bình thường với cán bộ có quyền lực, liên quan trực tiếp đến vật chất, tài chính; giữa gia đình của cán bộ này với gia đình của cán bộ khác có sự khác biệt khá rõ. Những ảnh hưởng tiêu cực của hệ tư tưởng, tâm lý, đạo đức, lối sống, tác phong của nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, của toàn bộ môi trường xã hội - giai cấp quá độ, đa dạng, phức tạp trong điều kiện KTTT vào cán bộ, đảng viên rất mạnh mẽ và phức tạp. Sự tác động tiêu cực trên của KTTT dễ dẫn đến sự thoái hóa về phẩm chất đạo đức, lối sống. Một số cán bộ, đảng viên do thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu vững vàng về bản lĩnh chính trị đã thoái hóa về phẩm chất, đạo đức, lối sống, chạy theo lối sống thực dụng vì đồng tiền, phủ nhận những giá trị của truyền thống văn hóa dân tộc, làm méo mó hình ảnh người đảng viên cộng sản.

Sự tác động của KTTT không phải là nguyên nhân duy nhất,

ở Hải Phòng nói riêng, nhưng đó là nguyên nhân khách quan quan trọng, chúng ta cần phải dự lường hết tính chất nguy hiểm, tác hại của nó. Về vấn đề này, Nghị quyết Hội nghị Trung ương chín (khóa IX) chỉ rõ: "Về nguyên nhân khách quan, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng, Nhà nước ta chưa lường hết mặt trái của nó nên chưa có những giải pháp kịp thời về tư tưởng và khả năng ứng phó cho cán bộ, đảng viên" [32, tr. 127].

Nguyên nhân thứ hai, sự chống phá của các thế lực thù

địch.

Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tìm mọi cách chống phá cách mạng Việt Nam nhằm thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, xóa bỏ chế độ XHCN của nhân dân ta. Chúng ra sức đẩy mạnh chiến lược "diễn biến hòa bình" nhằm đạt được mục tiêu trên mà không cần phải phát động chiến tranh. Âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" là toàn diện và hết sức nguy hiểm, trong đó việc làm tha hóa đội ngũ cán bộ, đảng viên là một trọng điểm. Phân tích sự chống phá của các thế lực thù địch đối với vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng thể hiện trên những nội dung chính sau:

Một là, chúng ra sức khoét sâu và lợi dụng mặt trái, mặt tiêu

cực của KTTT; tìm mọi cách kích động chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa cá nhân và hưởng lạc trong cán bộ, đảng viên; kích động hành vi vô đạo đức, tham nhũng, buôn lậu, chạy theo đồng tiền; trên cơ

sở đó làm cho cán bộ, đảng viên thoái hóa, sa đọa về đạo đức, về lối sống và suy thoái về phẩm chất chính trị tư tưởng. Đây là thủ đoạn phá hoại con người của Đảng, phá hoại Đảng ta từ bên trong, phá hoại đạo đức cách mạng, đạo đức XHCN, phá hoại những giá trị đạo đức truyền thống dân tộc trong chính lực lượng tiên phong xây dựng đạo đức mới, nhằm biến quá trình "diễn biến hòa bình" thành quá trình "tự diễn biến" trong nội bộ ta.

Hai là, chúng tìm mọi cách khống chế, dụ dỗ, lôi kéo cán bộ,

đảng viên, nhất là những cán bộ chủ chốt, đảng viên có chức, có quyền, có ảnh hưởng lớn trong tổ chức đảng và trong nhân dân. Thủ đoạn này nhằm làm cho cán bộ, đảng viên hoặc là bị vô hiệu hóa, bị sa ngã, biến chất, hoặc là trở thành phần tử chống đối. Đây là thủ đoạn rất nguy hiểm không những nhằm làm suy thoái một bộ phận cán bộ, đảng viên của ta mà còn nhằm làm suy giảm uy tín của cán bộ, đảng viên và uy tín của Đảng trước nhân dân, làm cho dân xa Đảng, thiếu tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng.

Ba là, ở Hải Phòng ngoài những hành động trên, các thế lực

thù địch còn tập trung khai thác quá trình mở cửa, giao lưu với nước ngoài qua cảng Hải Phòng, lợi dụng sự hợp tác đầu tư của nước ngoài trên địa bàn, một mặt để lôi kéo, dụ dỗ, làm suy thoái những cán bộ, đảng viên; mặt khác, ra sức truyền bá văn hóa phẩm xấu độc từ nước ngoài, thực hiện "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa, hòng phá hủy những giá trị đạo đức tốt đẹp của quê hương

và con người Hải Phòng, hủy hoại động lực tinh thần của sự phát triển của thành phố. Đây là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến thực trạng đạo đức yếu kém của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng trong thời gian qua.

Nguyên nhân thứ ba, sự kém tu dưỡng, rèn luyện đạo đức

của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng.

Có lẽ chưa bao giờ chúng ta lại thấy tác hại ghê gớm của lối

sống thực dụng, chủ nghĩa cá nhân như trong điều kiện KTTT hiện nay. Nó là một trong những nguyên nhân quan trọng làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, làm suy yếu Đảng, tha hóa đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu lại là do sự tự rèn luyện, tự tu dưỡng của chính cán bộ, đảng viên. Đây là nguyên nhân thuộc về chủ quan quyết định. Người cán bộ, đảng viên có thể chế ngự và chiến thắng được những tác động tiêu cực của KTTT hay là bị những tác động tiêu cực đó làm cho suy thoái về đạo đức. Muốn có đạo đức cách mạng trong sáng thì trước hết và quyết định nhất là phải thắng được chính bản thân mình, phải chiến thắng chủ nghĩa cá nhân.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự sa đọa về đạo đức của cán bộ, đảng viên đều là minh chứng về sự thiếu rèn luyện, thiếu tu dưỡng của bản thân người cán bộ, đảng viên. Tình trạng tham nhũng, tham ô, sa đọa về lối sống, thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm nguyên tắc, làm giàu bất chính... trong một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Hải

Phòng như phân tích ở phần thực trạng trên, không thể "đổ lỗi" cho KTTT, mà chủ yếu thuộc về chủ quan của bản thân cán bộ, đảng viên. Do thiếu tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng nên một số cán bộ, đảng viên đã để cho chủ nghĩa cá nhân, tính tự tư, tự lợi, lòng tham, sự ích kỷ đã sai khiến, điều chỉnh nhân cách, làm cho họ suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống. Có quyền, có tiền lại thiếu nhân cách làm cho họ càng sa ngã, càng biến chất. Từ đó họ trở thành đối tượng bị kẻ thù lợi dụng, nhằm chia rẽ Đảng, chống phá ta từ bên trong.

Đảng là một bộ phận của xã hội, đảng viên cũng là một thành viên của xã hội. Sẽ là siêu hình nếu không thấy được sự tác động của điều kiện kinh tế - xã hội đến đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên. Từng cán bộ, đảng viên với tư cách là công dân tham gia hoạt động trong tất cả các guồng máy chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Có những đảng viên có chức quyền, có những đảng viên chỉ là viên chức, công nhân, nông dân lao động bình thường; có những đảng viên làm việc trong một tổ chức kinh tế - xã hội nhất định, nhưng cũng có đảng viên hoạt động trong môi trường tự do, nghề nghiệp không ổn định. Đó là bức tranh nhiều gam màu của sự phân công lao động xã hội, của các hoạt động sống của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong điều kiện KTTT hiện nay. Sự khác nhau về các hoạt động sống, hoạt động lao động sản xuất, hoạt động sinh hoạt - văn hóa trong các cộng đồng dân cư của đảng viên... làm cho những biểu

hiện về đạo đức, lối sống của họ càng trở nên phức tạp, đa dạng. Đó là một thực tế.

Nhưng, đạo đức của cán bộ, đảng viên không phải là sản phẩm thụ động của môi trường xã hội. Sự tác động của môi trường xã hội đến đạo đức của đảng viên theo cả hai chiều hướng: tốt và xấu, tích cực và tiêu cực và đều do từng người đảng viên "thâu lượm", "chuyển hóa" trở thành cái của mình và "đưa" nó vào trong Đảng. Mức độ ảnh hưởng đến đâu và như thế nào của môi trường xã hội phụ thuộc quyết định vào vai trò chủ thể của bản thân từng người đảng viên. Sự ảnh hưởng của môi trường xã hội, của KTTT không phải làm "biến dạng", "méo mó" đi hình ảnh người đảng viên cộng sản; vì thế không thể "buông xuôi"", "phó mặc" trước tác động của tình hình; trái lại đó phải là điều kiện hoàn cảnh để người đảng viên rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu và bộc lộ những phẩm chất cộng sản của mình. Đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan, cho KTTT chỉ là những luận điệu giả dối, mang nặng chủ nghĩa cá nhân, là sự biện minh cho sự tha hóa về đạo đức, lối sống. Đảng ta khẳng định: "Cán bộ, đảng viên ở bất cứ cương vị nào đều phải chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh, Điều lệ, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước" [25, tr. 140]. Giữ vững và phát huy được tính Đảng, thì trong bất cứ hoàn cảnh nào, trước những khó khăn, thử thách của tình hình, đặc biệt trước tác động mạnh mẽ từ mặt trái của KTTT,

người đảng viên vẫn không bị sa ngã, không bị "chật ra khỏi đường ray", vẫn giữ vững và phát huy đạo đức cách mạng, đạo đức XHCN.

Từ sự phân tích trên cho thấy, sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện là nguyên nhân chủ yếu, quan trọng nhất dẫn đến tình trạng suy thoái, yếu kém về đạo đức ở một bộ phận cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng.

Nguyên nhân thứ tư, sự lơ là giáo dục, buông lỏng kiểm tra,

giám sát của các cấp, các ngành.

Cùng với sự tác động tiêu cực của KTTT, sự chống phá của các thế lực thù địch, sự thiếu tu dưỡng, rèn luyện của bản thân đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Hải Phòng, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng thành phố, của các cấp, các ngành chưa đáp ứng tốt yêu cầu. Đây là một nguyên nhân quan trọng phản ánh nhận thức và năng lực hạn chế của các chủ thể trong vấn đề giáo dục rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên. Biểu hiện cụ thể trên những nội dung chính sau:

Một là, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục đạo

đức cách mạng chưa được chú ý đúng mức, chất lượng, hiệu quả chưa cao. "Chất lượng, hiệu quả giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chưa cao. Chưa thường xuyên coi trọng và chưa có những hình thức thích hợp để giáo dục nâng cao ý chí cách mạng, tinh thần tự giác rèn luyện, giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên" [32, tr. 64]. Sự đánh giá trên của Đảng ta tại Hội nghị Trung ương chín, khóa IX cũng chính xác đối với vấn đề này ở

Hải Phòng. Đặc biệt, vấn đề giáo dục đạo đức cách mạng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung giáo dục còn chung chung, sơ sài, thiếu trọng tâm, trọng điểm, chưa xây dựng được chuẩn mực cụ thể về đạo đức XHCN; trong sinh hoạt Đảng, các vấn đề đạo đức, lối sống, sinh hoạt chưa được cấp ủy đề cập cụ thể, nhiều nơi còn cho đó là việc riêng của cá nhân. Còn có tình trạng coi công tác giáo dục là nhiệm vụ riêng của Ban Tuyên giáo thành phố và các "binh chủng tuyên truyền" như Trường Chính trị, Sở Văn hóa, các trung tâm, cơ sở bồi dưỡng chính trị... của thành phố. Tính thuyết phục của các nội dung

Một phần của tài liệu LUẬN văn vấn đề đạo đức của cán bộ, đảng viên trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở hải phòng hiện nay (Trang 86 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(152 trang)
w