3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
3.4.6. Giải pháp tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất
- Tiếp tục hoàn thiện tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong ngành quản lý đất đai; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai.
- Kiện toàn và tăng cường bộ máy cơ quan quản lý đất đai theo nguyên tắc một nhiệm vụ do một cơ quan thống nhất quản lý. Thành lập Chi cục Quản lý Đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường để đáp ứng yêu cầu đặt ra.
- Tiếp tục củng cố bộ phận một cửa tại Sở Tài nguyên và Môi trường theo hướng liên thông hiện đại; hoàn thiện tổ chức, cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất theo mô hình dịch vụ công, tập trung một cấp ở tỉnh và có các chi nhánh đặt tại huyện.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, tăng cường năng lực của Tổ chức phát triển quỹ đất, hình thành ở cấp tỉnh, từng bước chuyển tổ chức này sang mô hình doanh nghiệp phát triển quỹ đất; phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ về đất đai.
- Tăng cường cơ sở vật chất cho ngành Tài nguyên và Môi trường về kinh phí, cơ sở vật chất, biên chế đảm bảo thực hiện tốt công tác quản lý đất đai nói chung và công tác thuê đất đối với các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh cũng như của huyện Tuyên Hóa.
+ Nghiên cứu và đưa vào ứng dụng việc lập hồ sơ xin thuê đất và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất qua mạng internet nhằm tinh giản thủ tục và lãng phí trong công tác in sao hồ sơ, tài liệu.
+ Nghiên cứu tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai; quy định lộ trình triển khai dịch vụ công điện tử trong lĩnh vực đất đai.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ