Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sản xuất mô hình trồng ngô tại địa bàn xã sơn phú, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

3.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

3.3.3.1. Phương pháp thống kê kinh tế

- Là phương pháp mô tả toàn bộ sự vật hiện tượng trên cơ sở các số liệu đã được tính toán. Phương pháp này được thể hiện thông qua số bình quân.

3.3.3.2. Phương pháp so sánh

- Là phương pháp tính toán các chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối, so sánh chúng với nhau từ đó tìm ra quy luật của hiện tượng nghiên cứu.

- Sử dụng phương pháp này để so sánh tình hình sản xuất ngô giữa các năm của hộ nông dân, so sánh thu nhập của hộ.

20

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Định Hóa

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lí

Định Hoá là huyện miền núi nằm ở phía Tây-Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên trung tâm huyện cách Thành phố Thái Nguyên 50km theo quốc lộ 3. Vị trí địa lý của huyện như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Nam giáp huyện Đại Từ và huyện Phú Lương, tỉnh Thái nguyên. - Phía Đông giáp huyện Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn.

- Phía Tây giáp huyện Yên Sơn, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Nằm trên địa bàn có tuyến đường tỉnh lộ chạy qua. Thị trấn Chợ Chu là trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện, hơn nữa Định Hoá trước đây là trung tâm của căn cứ cách mạng, là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ làm việc và chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp năm xưa. Với vị trí địa lý và ý nghĩa lịch sử như vậy Định Hoá có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá, phát triển du lịch, thương mại...[3].

b. Địa hình

Địa hình của huyện thấp dần về phía Nam, được chia thành 3 tiểu vùng: + Tiểu vùng 1 (vùng phía Bắc gồm 8 xã): Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh, Bảo Linh, Kim Sơn, Kim Phượng và Tân Dương, vùng này đặc trưng là núi cao, đất lâm nghiệp chiếm ưu thế do đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở đây phân bố khá phân tán.

+ Tiểu vùng 2 (vùng trung tâm gồm 7 xã): Phúc Chu, Thị trấn Chợ Chu, Định Biên, Đồng Thịnh, Bảo Cường, Phượng Tiến, Trung Hội, với địa hình

21

khá bằng phẳng, đất đai màu mỡ, đây là vùng sản xuất lúa trọng điểm của huyện. Vùng này có xen lẫn núi đá vôi.

+ Tiểu vùng 3 (vùng phía Nam gồm 9 xã): Thanh Định, Bình Yên, Trung Lương, Điềm Mặc, Phú Tiến, Phú Đình, Sơn Phú, Bộc Nhiêu, Bình Thành, vùng này chủ yếu là đất đồi gò xen kẽ, là vùng trọng điểm phát triển cây công nghiệp của huyện.

Nhìn chung địa hình của huyện đa dạng, phong phú. Một mặt tạo cho huyện có một số cảnh quan đẹp, mặt khác yếu tố địa hình cũng ảnh hưởng lớn đến phát triển hạ tầng, kỹ thuật, xây dựng, phát triển dân cư trên địa bàn [3].

c. Khí hậu

Định Hóa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang những đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc nước ta, được chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình trong năm là 1.825 mm, cao nhất là 2.270 mm, thấp nhất là 1.370 mm, lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các mùa trong năm. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa khá lớn nhưng không đều và tập trung vào các tháng 6,7,8 chiếm 80- 85% lượng mưa cả năm. Mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa này thường có gió mùa đông bắc, tiết trời khô hanh, mưa ít gây hạn hán, rét đậm kéo dài gây nhiều khó khăn trong sản xuất. Tuy nhiên, khí hậu mùa này rất phù hợp để phát triển các loại cây ôn đới như su hào, cải bắp, cải làn, xà lách, hoa ly….Ở Định Hóa, hướng gió chính là gió mùa đông bắc, tốc độ gió trung bình 3,0m/s, độ ẩm không khí trung bình năm là 82% [3].

d. Tài nguyên thiên nhiên và tiềm năng du lịch

- Tiềm năng về tự nhiên: ATK Định Hoá có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi cao đã tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Việt Bắc, cùng với sự đa dạng về thực vật đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn đối với phát triển du lịch sinh thái.

22

- Tài nguyên du lịch sinh thái thiên nhiên: Bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, nghệ thuật, phong tục tập quán lễ hội truyền thống, văn hóa đặc sắc của các dân tộc. Đặc biệt vùng ATK là Thủ đô kháng chiến. Hiện nay Định Hóa có 128 điểm di tích, trong đó 12 điểm được Bộ Văn hoá xếp hạng di tích cấp Quốc gia như: Khau Tý, Khuân Tát, Tỉn Keo, Đèo De, Núi Hồng, Bảo Biên... có 4 điểm được xếp hạng di tích cấp tỉnh ...Những địa danh mà tên đất, tên làng đã nổi tiếng và mãi mãi là niềm tự hào của đồng bào các dân tộc huyện Định Hóa. Đây là những tiềm năng và lợi thế cho việc phát triển du lịch địa phương.

+ Hồ Bảo Linh là hồ nhân tạo thuộc xã Bảo Linh được xây dựng từ năm 1992 với mục đích thủy lợi và khai thác thủy sản. Hồ khá rộng, diện tích mặt nước tới 80 ha, dung tích hữu ích 5,8 triệu m3. Đây là điểm lý tưởng để phục vụ du lịch sinh thái.

+ Thác Khuân Tát thuộc xã Phú Đình cách nhà bảo tàng Tỉn Keo 1 km về phía Tây Nam. Đây là một thác nước cao 7 tầng qua các khối núi đá hoa cương ở chân Đèo De. Thác vừa là điểm di tích lịch sử, vừa là danh lam thắng cảnh nằm giữa vùng rừng đặc dụng với hệ sinh thái rừng đa dạng. Đây sẽ là điểm nhấn quan trọng du lịch sinh thái trong tương lai.

+ Động Chùa Hang thị trấn Chợ Chu. Đây là một cảnh đẹp thiên tạo và có ý nghĩa tâm linh. Hàng năm ở Chùa Hang đều có tổ chức lễ hội vì vậy đã thu hút được du khách đến tham quan. Ngoài việc chiêm ngưỡng cảnh đẹp, du khách có thể tham gia hoạt động leo núi [3].

4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

a. Văn hóa - xã hội

Huyện Định Hóa gồm 24 đơn vị hành chính (23 xă và 1 thị trấn). Dân số của huyện năm 2015 là 88.175 người với 25.953 hộ. Trong đó, khu vực nông thôn có 82.035 người,chiếm 93,04 % tổng số khẩu, khu vực thành thị có

23

6.140 người chiếm 6,93% tổng số khẩu toàn huyện. Toàn huyện có 13 dân tộc anh em cùng chung sống (Tày, Nùng, Kinh, Cao Lan, San Chí, Dao, H’Mông, Hoa và một số ít dân tộc khác) trong đó, dân tộc Tày chiếm 45%, dân tộc kinh chiếm 43%, mật độ dân số bình quân là 165,7 người/km2[3].

b. Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế của huyện. Vì vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư về mọi mặt.

- Trồng trọt: Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó tập trung vào các loại cây trồng chính là lúa, ngô, đậu tương,lạc, chè cây ăn quả và một số cây trồng khác

+ Cây lúa: Năm 2010 diện tích lúa là 7.791,9 ha, năng suất đạt 47,3 tạ/ha, sản lượng đạt 36.743 tấn; đến năm 2015 diện tích 8.800,4 ha, năng suất đạt 50,4 tạ/ha, sản lượng 42.877 tấn. Huyện đã tập trung hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ theo hướng tăng cường sử dụng giống lúa lai, lúa chất lượng cao, tăng trồng lúa mùa sớm để mở rộng cây trồng vụ đông. Một số sản phẩm lúa chất lượng cao của huyện đã trở thành hàng hóa, có thương hiệu trên thị trường và đã được cấp nhãn hiệu tập thể như: Gạo Bao Thai Định Hóa, Nếp cái hoa vàng, Nếp Vải… Giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 72,5 triệu đồng [3].

- Thủy sản: Bước đầu phát triển theo hướng thâm canh và bán thâm canh tại các ao của hộ gia đình và tại các hồ, đập chứa nước thủy lợi; Ngoài ra, trên địa bàn còn hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi cá chép ruộng (2 lúa + 01 cá) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Năm 2015, diện tích mặt nước nuôi thủy sản toàn huyện có 710 ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 700 tấn, tăng 122 tấn so với năm 2010.

- Lâm nghiệp:Luôn được huyện quan tâm, công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được thực hiện đúng quy định; quy hoạch 3 loại rừng được xây

24

dựng và thực hiện; Diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất cơ bản được giao cho hộ nông dân quản lý; Mỗi năm trồng được trên 1.000 ha rừng tập trung, độ che phủ rừng đạt 56%; diện tích đất trống đồi núi trọc trên địa bàn huyện cơ bản không còn; mỗi năm khai thác đạt 14.000 - 16.000 m3 gỗ tròn các loại; lâm sản ngoài gỗ đạt từ 30.000 - 35.000 m3, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp mỗi năm đạt khoảng 43-45 tỷ đồng. Kinh tế rừng đã đem lại nguồn thu đáng kể, nhiều hộ đã có thu nhập khá từ kinh tế đồi rừng.

- Về hình thức tổ chức sản xuất trong ngành nông nghiệp

Theo định hướng của Đảng và nhà nước, trong những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh, huyện Định Hóa đã đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và các làng nghề sản xuất nông nghiệp. Đến hết năm 2015, toàn huyện có 20 hợp tác xã, trong đó có 12 hợp tác xã đang hoạt động, có 05 tổ hợp tác sản xuất chế biến chè, 03 tổ hợp tác sản xuất mỳ gạo Bao Thai, 14 làng nghề sản xuất mành cọ và chè xanh đặc sản, 15 trang trại và 196 gia trại chăn nuôi [3].

c. Ngành công nghiệp

Tính đến năm 2015, toàn huyện có 75 cơ sở doanh nghiệp công nghiệp khai thác, 37 doanh nghiệp tư nhân, 800 hộ cá thể sản xuất công nghiệp

Trong những năm trở lại đây, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CN- TTCN) của huyện liên tục phát triển, rộng khắp ở hầu hết các xã, thị trấn. Cơ cấu công nghiệp đang có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.

d.Ngành dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng với mạng lưới rộng, các khu trung tâm các xã, thị trấn, các chợ nông thôn, các điểm thương mại, dịch vụ được quy hoạch tổng thể

25

4.2. Giới thiệu chung về xã Sơn Phú

1. Vị trí địa lý:

- Sơn Phú là xã nằm ở phía nam của huyện Định Hóa, cách trung tâm huyện 15 km.Tiếp giáp: + Phía đông: Giáp với xã Bộc Nhiêu

+ Phía Tây: Giáp với xã Điềm Mặc + Phía Nam: Giáp với xã Bình Thành

+ Phía Bắc: Giáp xã Trung Lương, Bình Yên

- Với tổng diện tích tự nhiên là 1499.284 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 1205.285 ha, đất phi nông nghiệp 290.238 ha.

- Về giao thông Sơn Phú có trục đường 264 đi qua là tuyến đường nối giữa hai huyện Định Hóa và Đại Từ tạo điều kiện cho việc sinh hoạt đi lại, lưu thông hàng hóa dễ dàng.

2. Địa giới hành chính:

Xã được chia thành 31 Chi bộ đảng và 28 thôn bản. Trên địa bàn xã có 01 công ty cổ phần chè, 03 trường học, 03 làng nghề chè truyền thống Phú Hội 1, Phú Hội 2 và Sơn Thắng.

3. Dân số - Dân cư:

Tính đến thời điểm 31/12/2015 tổng số dân trên địa bàn xã là 5329 khẩu, 1423 hộ tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 69% trên toàn xã, gồm 8 dân tộc anh em chung sống như: Kinh, Tày, Cao Lan, San chí, Nùng, Dao, Mường, Hán, hộ nghèo là 525 hộ, chiếm 36.89%, hộ cận nghèo là 372 hộ chiếm 26.14%. Nhân dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông lâm nghiệp và chăn nuôi.

4. Văn hóa xã hội:

Xã Sơn phú là một trong những xã có nhiều thành phần dân tộc sinh sống chiếm 69% dân số trên toàn xã. Các dân tộc là một cộng đồng thống nhất đa dạng, cư trú phân tán và đan xen nhau trên mọi vùng, các địa bàn của xã với cơ cấu dân số và trình độ phát triển không đồng đều. Bản sắc văn hóa

26

từng dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam. Theo số liệu điều tra về đời sống kinh tế của đồng bào DTTS xã Sơn Phú có 8 dân tộc tộc thiểu số với hơn 3703 người chiếm khoảng 69,48% dân số toàn xã. Trong các DTTS qui mô dân số cũng có sự chênh lệch đáng kể, có những dân tộc từ 1000 – 2000 người, nhưng cũng có dân tộc có số dân rấi ít, chỉ có từ 1 - 15 người.

5. Lĩnh vực kinh tế

1. Sản xuất Nông, Lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới:

- Cây lúa: Tổng diện tích lúa năm 2019 là 446ha: Năng xuất bình quân đạt 5,15tạ/ha, sản lượng đạt 2400 tấn/2400 tấn đạt 100% chỉ tiêu huyện giao và so với kế hoạch của xã đạt 100 %.

- Cây ngô: Thực hiện cả năm 27,6 ha/ 28 ha, sản lượng đạt 113,1/120,3 tấn so với chỉ tiêu sản lượng huyện giao đạt 94%.

* Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2513,1 tấn so với chỉ tiêu huyện giao đạt 99,7% sản lượng giao.

- Về cây chè: tổng diện tích chè kinh doanh trên địa bàn toàn xã là 260 ha trong năm 2019 thuận lợi về thời tiết ít sâu bệnh, năng xuất bình quân đạt 12,5 tấn /ha. Tổng sản lượng búp tươi đạt 3250 tấn/2900 tấn huyện giao đạt 112,1% sản lượng. Về thực hiện trồng mới và trồng lại thực hiện được 20,4ha/16ha đạt 127% huyện giao, trong đó nhân dân tự trồng được 2,4ha. Trong năm 2019 UBND xã phối hợp tổ chức được 04 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân, trong đó có 2 lớp nghề, 1 lớp chế biến chè xanh, chè đen và 1 lớp thực hiện làm chè sạch chè an toàn theo tiêu chuẩn việt gáp. Với số lượng dân tham gia 135 người.

- Công tác chăn nuôi: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn với số lần tiêm là 02 lần, phòng các bệnh như: tiêm phòng lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, dịch

27

tả, tụ dấu và tiêm phòng chó dại trong năm 2019. tổng thực hiện được: 500 liều, tụ huyết trùng 100 liều trong đó Trâu, bò tiêm phòng vắc xin chó dại được 360 liều trên địa bàn xã.

Về tình hình dịch tả châu phi: Để thực hiện tốt việc ngăn chặn và xử lý dịch bệnh tả châu phi lan tràn, UBND xã đã thành lập ban chỉ đạo phòng dịch và tổ tiêu hủy dịch tả lợn châu phi khi bị xẩy ra. Tính đến thời điểm ngày 16/12/2019 có trên địa bàn xã Sơn Phú đã có 84 hộ chăn nuôi lơn bị nhiễm dịch tổng số lượng là 941 con, trọng lượng tiêu hủy là 38.300kg đã được tổ chức tiêu hủy đúng theo hướng dẫn. Ngoài ra còn tổ chức khử trùng tiêu độc được 02 lần: lần một 48 lít, lần hai 48 lít cấp phát gần 3 tấn vôi bột cho 28 thôn trên địa bàn xã.

* Công tác quản lý bảo vệ rừng: Thường xuyên kiểm tra, giám sát hộ sử dụng rừng thường xuyên, kịp thời hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu khai thác lâm sản thực hiện đúng quy định của Nhà nước tại thông tư số: 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. kiểm lâm địa bàn phối hợp với phó ban lâm nghiệp xã xác minh, giám sát chủ rừng lập bảng kê vận chuyển gỗ keo tự trồng 87 hồ sơ khai thác với tổng khối lượng 1595 m3, 700 ste .

Về công tác phát triển rừng: Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2019, ban lâm nghiệp phối hợp với kiểm lâm địa bàn tiến hành rà soát quỹ đất, thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sản xuất mô hình trồng ngô tại địa bàn xã sơn phú, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)