Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của xã Sơn Phú giai đoạn 2015 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sản xuất mô hình trồng ngô tại địa bàn xã sơn phú, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 48)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

4.4.3.Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của xã Sơn Phú giai đoạn 2015 2019

Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau:

Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên. Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên.

37

69,22 % diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78 %). Trong tổng số đất chưa sử dụng, có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp.

Từ năm 1995 trở về trước, diện tích trồng ngô chủ yếu vẫn dùng các giống thụ phấn tự do giống địa phương có thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp. Đến nay, diện tích trồng ngô lai tăng mạnh, chiếm trên 90% tổng diện tích trồng ngô toàn tỉnh mang lại năng suất và sản lượng vượt .

Trong những năm 2017 trở lại đây bà con nhân dân ở xã Sơn Phú đã chú trọng thay đổi cơ cấu giống cây trồng đặc biệt là giống ngô địa phương đã được thay thế hoàn toàn bằng các giống ngô lai. Cơ cấu giống được đưa vào sản xuất gồm nhiều loại, có nhiều giống ngô lai có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao.

Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng của một số giống ngô của xã Sơn Phú năm 2019

STT Giống ngô Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (tấn) 1 NK534 1.5 44 66 2 NK7328 2.7 44 118.8 3 CP511.999 2 45 90 4 CP111 2.2 46 101.2 5 NK54 1 42 42 6 NK7328 1.3 43 55.9 7 NK54.4300 1.2 42.5 51 8 VN999 2 46 92 9 NK4300(*) 3 46 138

Ghi chú: (*) Ngô biến đổi gen

38

Qua bảng 4.5 cho thấy: Ngoài các giống ngô thường sử dụng là ngô NK7328, NK534, NK7328... thì xã đã bắt đầu sử dụng các giống ngô biến đổi gen mới vào sản xuất như giống NK4300, cho năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.

Sự cố gắng lớn của Nhà nước cùng các cấp các ngành trong việc thay đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao nhằm làm tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân, góp phần vào việc xoá đói giảm nghèo.

Ngô biến đổi gen được trồng nhiều nơi ở tỉnh Thái Nguyên, như các huyện Định Hóa, Đồng Hỷ, T.X Phổ Yên, T.P Thái Nguyên... Ban đầu, khi người dân trồng giống ngô biến đổi gen còn lo lắng sợ phun thuốc trừ cỏ sẽ làm chết cây. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được ngoài mong đợi, cây ngô biến đổi gen sinh trưởng, phát triển tốt. Do không có cỏ dại mọc nên cây được hấp thu hoàn toàn chất dinh dưỡng đến khi thu hoạch. Ngoài ra, cây cũng không bị nhiễm sâu đục thân, sâu keo mùa thu, cho năng suất cao hơn ngô thường.

Bảng 4.6. So sánh các chỉ tiêu giữa ngô thường và ngô biến đổi gen trong 1 sào ngô trồng tại xã Sơn Phú năm 2019

Các chỉ tiêu Đơn vị Ngô thường Ngô BĐG

Giống g 800 700

Giá giống vnd 125.000 175.000

Phân hữu cơ kg 100 130

Phân đạm kg 10 9

Phân lân kg 25 25

Kali kg 2 1

Trừ sâu bình 2 1

39

Từ năm 2018 người dân xã Sơn Phú đã bắt đầu sử dụng giống ngô biến đổi gen vào sản xuất, như giống ngô NK4300 mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Qua bảng trên ta thấy, có sự khác biệt về chỉ tiêu giữa giống ngô thường và ngô biến đổi gen. Trong 1 sào gieo trồng thì ngô biến đổi gen chỉ sử dụng 700g giống, trong khi ngô thường phải sử dụng 800g giống, và giá giống của ngô BĐG cũng cao hơn ngô thường 50.000 đồng.

Ngô BĐG sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn phân hóa học, cụ thể phân hữu cơ sử dụng cho ngô BĐG là 130kg/ sào thì ngô thường sử dụng 100 kg/ sào. Phân đạm, lân, kali trồng cho ngô thường đều cao hơn trồng ngô BĐG. Ngô BĐG trên 1 sào gieo trồng chỉ phải sử dụng 1 bình thuốc trừ sâu, nhưng ngô thường phải sử dụng đến 2 bình thuốc trừ sâu, nên sẽ bảo vệ môi trường hơn khi người dân trồng ngô thường. Trong khi giống sử dụng nhiều hơn, sử dụng phân háo học và thuốc trừ sâu nhiều hơn nhưng năng suất của ngô thường lại thấp hơn năng suất trồng ngô BĐG, ngô thường đạt 93.6 kg/ sào, còn ngô BĐG đạt 115.2 kg/sào, tăng 21.6 kg/ sào so với ngô thường.

Đã từ lâu ngô được coi là cây lương thực chủ yếu của đồng bào dân tộc xã Sơn Phú và được chú trọng cải thiện về năng suất và sản lượng. Song tốc độ gia tăng năng xuất vẫn còn chậm, vì tập quán canh tác lạc hậu, chưa đầu tư thâm canh cao do trình độ dân trí thấp nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế.

Bảng 4.7. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô của xã Sơn Phú giai đoạn 2015 - 2019

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 2018 2019

Diện tích Ha 5.57 3.9 25 10 28

Năng suất Tạ/ ha 40 42 42 44 45

Sản lượng Tấn 223 165 105.8 442.6 128

40

Kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong giai đoạn 2015 – 2019 diện tích trồng ngô của xã lên xuống thất thường, năm 2015 là 5.57 ha, đến năm 2016 giảm còn 3.9 ha, nhưng đến năm 2017 lại tăng lên đột ngột 25 ha, gấp gần 10 lần so với năm 2016. Tuy nhiên lại giảm xuống hơn 1 nửa vào năm 2018 là 10ha (giảm 15ha so với năm 2017).

Tuy diện tích tăng giảm thất thường qua các năm nhưng năng suất ngô lại không hề giảm mà có xu hướng tăng dần lên, năm 2016 là 40 tạ/ha, năm 2016 và 2017 là 42 tạ/ha, năm 2018 là 44 tạ/ha, năm 2019 là 45 tạ/ha, đặc biệt là năm 2018, diện tích giảm còn 10h nhưng năng suất tăng 44 tạ/ha dẫn đến sản lượng ngô của xã tăng vượt bậc 442.6 tấn. Sở dĩ có kết quả trên vì xã đã sử dụng các dòng ngô biến đổi gen mới cho giá trị năng suất cao, thêm đó là việc chú trọng đến sản xuất nông nghiệp của xã, áp dụng các biện pháp kỹ thuật cao, tiên tiến vào sản xuất nên sản lượng ngô thu được của bà con tăng cao.

*Tình hình sử dụng phân bón

Bảng 4.8. Tình hình sử dụng phân bón cho cây ngô ở một số hộ tại xã Sơn Phú năm 2019

STT Hộ điều tra Giống

Diện tích (m2) Lượng phân bón Đạm (kg) Lân (kg) Kali (kg) NPK (kg) 1 La Văn Hợp NK4300 720 160 324 0 0 2 Ma Tiến Nhân VN999 2500 400 1080 0 0 3 Ma Tiến Đức NK4300 5040 400 600 0 0 4 Ma Tiến Lợi CP111 2160 120 0 0 240 5 Văn Mình Thọ k54 2500 400 1260 0 0 6 Nguyễn Văn Trành NK7328 5040 800 720 0 0 7 Văn Đinh Hùng LVN99 4320 64 180 0 100 8 La Văn Học cp511 5040 240 360 0 0

41

Số liệu bảng trên cho thấy các hộ nông dân ở đây chủ yếu là sử dụng phân hóa học: đạm, lân, kali, NPK để đưa vào sản xuất ngô.... một số hộ dân còn không bón phân cho cây chỉ làm cỏ để cây phát triển tự nhiên.

Lượng phân hữu cơ sử dụng cho ngô thường và ngô biến đổi gen cũng có sự khác nhau. Ngô biến đổi gen sử dụng ít phân hóa học hơn ngô thường mà vẫn cho năng suất và sản lượng cao. Ví dụ như hộ Ma Tiến Đức trồng ngô biến đổi gen NK4300 có cùng diện tích với hộ Nguyễn Văn Trành là 5.040 m2, nhưng hộ ông Đức chỉ phải sử dụng 400 kg đạm và 600kg lân, trong khi hộ ông Trành trồng ngô thường phả sử dụng tới 800 kg đạm và 720 kg lân

Nhưng trong thực tế điều tra, ở một số bản trong xã và các hộ gia đình thì có mức đầu tư phân bón rất thấp, chưa đảm bảo về số lượng và chưa cân đối về tỷ lệ phân bón, do vậy mà năng suất chưa cao, chưa phát huy được tiềm năng năng suất của cây ngô. Do đó để áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất ngô ở xã Sơn Phú thì cần phải tăng cường tập huấn kỹ thuật, có mô hình trình diễn để phổ biến kiến thức cho người dân về sử dụng phân bón cân đối, nhằm đảm bảo năng suất và bồi dưỡng đất cho cây ngô phát triển một cách tốt nhất.

* Tình hình sâu bệnh hại ngô ở xã Sơn Phú

Sâu bệnh là một trong những nguyên nhân làm giảm khả năng sinh trưởng, phát triển và làm giảm năng suất và sản lượng của cây ngô. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm mưa nhiều là môi trường thuận lợi cho sâu bệnh phát triển và phá hoại. Ngô là trong số những loài cây sinh trưởng mạnh nhưng cũng bị nhiều sâu bệnh phá hoại, sâu bệnh là yếu tố gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp nước ta.

Trong mấy năm gần đây, do phong trào thâm canh tăng vụ ngô ở nước ta lên cao, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến được áp dụng để trồng ngô quanh năm đã tạo nên nguồn thức ăn liên tục và phong phú cho sâu bệnh. Để phòng

42

trừ sâu bệnh hại ngô cần phải tiến hành nhiều biện pháp tổng hợp. Cày ải phơi đất trước khi gieo, dọn sạch cỏ dại thành đống để đốt hoặc ủ thành phân để phòng trừ mầm mống sâu bệnh. Trồng đúng thời vụ, trồng tập trung tránh sâu bệnh phá hoại liên tục trên nương. Bón đủ phân, chăm sóc tốt để tăng khả năng chống chịu của cây. Thường xuyên kiểm tra, phát hiện sâu bệnh kịp thời, khi có sâu bệnh cần tiến hành phòng trừ triệt để, toàn diện sâu bệnh không có điều kiện tái phát và lây lan.

Phòng trừ sâu bệnh hại là một biện pháp quan trọng giúp nông dân chủ động phòng trừ kịp thời giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh hại gây ra.

Hiện nay, xã Sơn Phú có hai phương pháp được người dân sử dụng nhiều nhất:

- Biện pháp hóa học: Biện pháp này sử dụng các loại thuốc hóa học đặc hiệu để phòng trừ sâu bệnh, ưu điểm của phương pháp này là nhanh, tốn ít thời gian mà có thể tiêu diệt sâu bệnh. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng chỉ định, quá liều lượng hoặc quá lạm dụng thuốc sẽ làm cho một số loại sâu có khả năng kháng thuốc làm ô nhiễm môi trường và để lại tàn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản phẩm nông sản ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người và vật nuôi.

- Phương pháp cơ học: Phương pháp này bà con sử dụng bẫy bả và bằng tay, phương pháp này không tốn tiền để mua thuốc BVTV nhưng lại tốn nhiều thời gian và phải tỉ mỉ mới diệt được sâu bệnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sản xuất mô hình trồng ngô tại địa bàn xã sơn phú, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 42 - 48)