Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sản xuất mô hình trồng ngô tại địa bàn xã sơn phú, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

4.1.2Điều kiện kinh tế xã hội

a. Văn hóa - xã hội

Huyện Định Hóa gồm 24 đơn vị hành chính (23 xă và 1 thị trấn). Dân số của huyện năm 2015 là 88.175 người với 25.953 hộ. Trong đó, khu vực nông thôn có 82.035 người,chiếm 93,04 % tổng số khẩu, khu vực thành thị có

23

6.140 người chiếm 6,93% tổng số khẩu toàn huyện. Toàn huyện có 13 dân tộc anh em cùng chung sống (Tày, Nùng, Kinh, Cao Lan, San Chí, Dao, H’Mông, Hoa và một số ít dân tộc khác) trong đó, dân tộc Tày chiếm 45%, dân tộc kinh chiếm 43%, mật độ dân số bình quân là 165,7 người/km2[3].

b. Ngành nông nghiệp

Nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất chính trong cơ cấu kinh tế của huyện. Vì vậy, hoạt động sản xuất nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư về mọi mặt.

- Trồng trọt: Trong nông nghiệp, trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn, trong đó tập trung vào các loại cây trồng chính là lúa, ngô, đậu tương,lạc, chè cây ăn quả và một số cây trồng khác

+ Cây lúa: Năm 2010 diện tích lúa là 7.791,9 ha, năng suất đạt 47,3 tạ/ha, sản lượng đạt 36.743 tấn; đến năm 2015 diện tích 8.800,4 ha, năng suất đạt 50,4 tạ/ha, sản lượng 42.877 tấn. Huyện đã tập trung hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ theo hướng tăng cường sử dụng giống lúa lai, lúa chất lượng cao, tăng trồng lúa mùa sớm để mở rộng cây trồng vụ đông. Một số sản phẩm lúa chất lượng cao của huyện đã trở thành hàng hóa, có thương hiệu trên thị trường và đã được cấp nhãn hiệu tập thể như: Gạo Bao Thai Định Hóa, Nếp cái hoa vàng, Nếp Vải… Giá trị sản xuất trên 01 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 72,5 triệu đồng [3].

- Thủy sản: Bước đầu phát triển theo hướng thâm canh và bán thâm canh tại các ao của hộ gia đình và tại các hồ, đập chứa nước thủy lợi; Ngoài ra, trên địa bàn còn hỗ trợ thực hiện mô hình nuôi cá chép ruộng (2 lúa + 01 cá) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất. Năm 2015, diện tích mặt nước nuôi thủy sản toàn huyện có 710 ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 700 tấn, tăng 122 tấn so với năm 2010.

- Lâm nghiệp:Luôn được huyện quan tâm, công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng được thực hiện đúng quy định; quy hoạch 3 loại rừng được xây

24

dựng và thực hiện; Diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất cơ bản được giao cho hộ nông dân quản lý; Mỗi năm trồng được trên 1.000 ha rừng tập trung, độ che phủ rừng đạt 56%; diện tích đất trống đồi núi trọc trên địa bàn huyện cơ bản không còn; mỗi năm khai thác đạt 14.000 - 16.000 m3 gỗ tròn các loại; lâm sản ngoài gỗ đạt từ 30.000 - 35.000 m3, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp mỗi năm đạt khoảng 43-45 tỷ đồng. Kinh tế rừng đã đem lại nguồn thu đáng kể, nhiều hộ đã có thu nhập khá từ kinh tế đồi rừng.

- Về hình thức tổ chức sản xuất trong ngành nông nghiệp

Theo định hướng của Đảng và nhà nước, trong những năm qua, cùng với các chính sách hỗ trợ của trung ương, của tỉnh, huyện Định Hóa đã đẩy mạnh việc tổ chức sản xuất theo mô hình trang trại, gia trại, tổ hợp tác, hợp tác xã và các làng nghề sản xuất nông nghiệp. Đến hết năm 2015, toàn huyện có 20 hợp tác xã, trong đó có 12 hợp tác xã đang hoạt động, có 05 tổ hợp tác sản xuất chế biến chè, 03 tổ hợp tác sản xuất mỳ gạo Bao Thai, 14 làng nghề sản xuất mành cọ và chè xanh đặc sản, 15 trang trại và 196 gia trại chăn nuôi [3].

c. Ngành công nghiệp

Tính đến năm 2015, toàn huyện có 75 cơ sở doanh nghiệp công nghiệp khai thác, 37 doanh nghiệp tư nhân, 800 hộ cá thể sản xuất công nghiệp

Trong những năm trở lại đây, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp (CN- TTCN) của huyện liên tục phát triển, rộng khắp ở hầu hết các xã, thị trấn. Cơ cấu công nghiệp đang có sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác.

d.Ngành dịch vụ

Các hoạt động dịch vụ phát triển đa dạng với mạng lưới rộng, các khu trung tâm các xã, thị trấn, các chợ nông thôn, các điểm thương mại, dịch vụ được quy hoạch tổng thể

25

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sản xuất mô hình trồng ngô tại địa bàn xã sơn phú, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 28 - 31)