2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
4.6.2. Phương hướng phát triển sản xuất
Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế và tình hình sản xuất nông nghiệp của xã, phối hợp với các cấp, các ngành, Ban phát triển nông thôn xã đã đề ra một số phương hướng sản xuất ngô của xã trong những năm tới như sau:
- Tăng cường công tác chỉ đạo sản xuất nông, lâm nghiệp, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho người dân, đặc biệt là những thôn bản xa trung tâm xã.
47
- Hỗ trợ và khuyến khích nông dân lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất, đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào canh tác.
- Tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận với các nguồn vồn ưu đãi, khuyến khích các hộ nông dân xây dựng các mô hình kinh tế trang trại theo hướng kết hợp VACR.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, xóa bỏ các tập tục canh tác lạc hậu, vươn lên làm giầu chính đáng, góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo bền vững tại địa phương.
- Làm tốt công tác khuyến nông, phòng chống dịch bệnh hại cho cây trồng vật nuôi, khuyến cáo người dân thường xuyên quan tâm thăm nom đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh kịp thời, ngăn chặn dịch bệnh lây lan, dùng thuốc đúng bệnh.
- Coi trọng đầu tư vào các cây trông ngắn ngày, như lúa, ngô, Sắn, Dong riềng các loại để đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ chăn nuôi.
Như vậy việc sản xuất ngô muốn đạt được hiệu quả, nhất thiết phải có sự phối hợp của 3 nhà đó là nhà khoa học, nhà đầu tư, nhà nông và sự quan tâm vào cuộc của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, Mặt trận Tổ Quốc và các ban ngành đoàn thể chính trị của xã. Có như vậy thì việc sản xuất ngô của xã Sơn Phú mới đem lại hiệu quả cao hơn.