Một số biện pháp kỹ thuật trồng ngô đạt năng suất cao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sản xuất mô hình trồng ngô tại địa bàn xã sơn phú, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

4.5. Một số biện pháp kỹ thuật trồng ngô đạt năng suất cao

Ngô là cây trồng có khả năng thích ứng rộng, có thể trồng được ở nhiều vùng sinh thái, nhiều loại đất khác nhau, nó có khả năng chịu hạn khá nhờ bộ rễ phát triển. Tuy nhiên, ngô cũng là cây yêu cầu trình độ thâm canh cao, do đó các biện pháp kỹ thuật người áp dụng với cây ngô rất quan trọng.

43

Tuy nhiên, năng suất ngô còn đạt năng suất ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng, năng suất của các giống ngô lai đang trồng. Sau đây là một số biện pháp kỹ thuật cải tiến cần áp dụng:

1. Tranh thủ trồng ngô sớm, nâng cao chất lượng bầu ngô

Trồng ngô sớm là yếu tố quan trọng của trồng ngô vụ đông, thực hiện phương châm "trồng càng sớm, năng suất cao cao". Vụ đông ngô chủ yếu được trồng trên đất lúa mùa, để trồng được ngô sớm nên áp dụng biện pháp làm ngô bầu, khi làm bầu ngô cần chú ý chất lượng bầu ngô: Bố trí địa điểm làm bầu gần ruộng trồng để thuận tiện cho việc vận chuyển, lót dưới bầu bằng giấy báo hoặc trấu, kích thước bầu ngô đảm bảo 5cmx5cmx5cm. Khi ngô mọc đều tiến hành siết lại các đường chia bầu để tách riêng rẽ các bầu ngô nhằm thuận lợi cho việc tách bầu ngô khi đem trồng, hạn chế được đứt rễ ngô, thời gian để ngô trên bầu không nên quá 7 ngày. Thời vụ trồng ngô cần kết thúc trước ngày 25-9 (dương lịch).

2. Kỹ thuật làm luống và trồng ngô

- Kỹ thuật lên luống: nên bố trí hàng ngô theo hướng đông tây để thuận lợi cho cây ngô quang hợp, khi lên luống để trồng ngô cần chuyển tập quán làm luống ngô nhỏ sang làm luống ngô rộng 1,2m; rãnh rộng 0,2m.

- Kỹ thuật đặt bầu ngô: trên luống ngô bố trí trồng 2 hàng cách nhau 0,7m và cách đều mép luống, trên hàng đặt cây ngô cách nhau 25-30cm. Khi đặt bầu ngô cần chú ý sao cho hướng của lá ngô vuông góc với luống ngô, trên cùng hàng hướng lá của các cây ngô luôn song song với nhau. Với cách đặt bầu trên đảm bảo tăng được mật độ so với mật độ trồng thông thường hiện nay, mỗi sào đạt khoảng 1.700 - 2.000 cây. Đồng thời sẽ đảm bảo được sự sắp xếp hợp lý với cấu trúc bộ lá ngô: Bề rộng tán lá lớn (trên dưới 1 m), trong khi chiều nghiêng của tán lá ngô lại nhỏ hơn nhiều. Cách bố trí luống và đặt bầu trên sẽ căn bản thay đổi tập quán cũ "hàng gần hàng, cây xa cây",

44

sang phương thức mới "hàng xa hàng, cây gần cây" vừa tăng được mật độ trồng ngô vừa đảm bảo sắp xếp tán lá ngô đồng đều trên toàn ruộng rất thuận lợi để cho cây quang hợp tốt nhằm tạo tiền đề để ruộng ngô đạt năng suất cao.

* chú ý: Để tranh thủ trồng ngô sớm có thể bổ hố để trồng ngay sau khi gặt lúa mùa với khoảng cách trên nhưng phải được làm rãnh thoát nước ngay trước khi đặt bầu ngô. Sau khi đặt bầu ngô cần phải dùng hỗn hợp phân chuồng hoai mục và đất lấp kín bầu ngô.

3. Chế độ bón phân cân đối và chăm sóc hợp lý

- Lượng phân bón (tính ch 1 sào): Do mật độ ngô tăng nên cần tăng lượng phân bón so với mật độ thông thường, cụ thể mỗi sào nên bón: Phân chuồng: 500-700kg, đạm urê: 15-17kg, lân: 20-25kg, kali: 8-9kg. Nếu đất chua bón 20 kg vôi bột.

- Cách bón:

+ Bón lót: Toàn bộ phân chuồng và lân.

+ Bón thúc lần 1: Giai đoạn ngô 3-5 lá bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng kali. + Bón thúc lần 2: Giai đoạn ngô 8-10 lá bón 1/3 lượng đạm và 1/2 lượng kali.

+ Bón thúc lần 3 (khi ngô xoáy nõn): Bón nốt lượng đạm còn lại.

* Chú ý: Không được bón phân trực tiếp vào gốc ngô. Nếu đất kho cần hoà tan phân trong nước để tưới cho ngô.

- Chăm sóc: Tiến hành dặm hoặc tỉa ngô ngay khi ngô còn nhỏ để đảm bảo độ đồng đều. Sau khi bón phân lần 1 cần tiến hành xới và vun nhẹ cho ngô, sau khi bón phân lần 2 tiến hàng vun cao gốc. Trường hợp trồng ngô không làm đất, khi chăm sóc ngô cũng cần phải vun xới bình thường.

Thường xuyên giữ ẩm cho ruộng ngô, không để ruộng ngô khô hạn hoặc ngập úng.

45

4. Phòng trừ sâu bệnh kịp thời

Cần thường xuyên theo dõi để phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh chủ yếu sau:

- Rệp cờ: Là đối tượng gây hại quan trọng cho cây ngô vụ đông. Gây hại chủ yếu thời kỳ chuẩn bị trỗ cờ đến vào hạt, thường tập trung ở nõn ngô, cờ và là bi. Rệp cờ chích hút dinh dưỡng, làm giảm lượng hạt phấn và ngô kết hạt kém dẫn đến làm giảm năng suất và chất lượng ngô. Cần chú ý phòng trừ tốt giai đoạn khi ngô sắp trỗ bằng biện pháp ngắt các cờ bị hại nặng, sử dụng các loại thuốc như: Bassa, Actara... (phun tập trung vào ngọn ngô).

Ngoài ra cần chú ý đến các đối tượng như: Sâu xám, sâu đục thân, đục bắp, sâu cắn lá, bệnh đốm lá...

Khi ngô trỗ cờ nếu thời tiết nắng ấm có thể áp dụng biện pháp ngắt bớt cờ ngô (cứ cách một cây lại ngắt cờ một cây). Giai đoạn khi ngô đã thâm râu (ngô thụ phấn xong) tiến hành ngắt bỏ toàn bộ cờ ngô nhằm hạn chế sự tiêu tốn dinh dưỡng vừa tạo thông thoáng cho ruộng ngô tăng khả năng quang hợp và hạn chế được sâu bệnh.

5- Bảo vệ bộ lá ngô và thu hoạch đúng độ chín

Giai đoạn ngô đang vào hạt không được bóc lá xanh, chỉ tiến hành thu hoạch khi ngô đã già, quan sát trên ruộng ngô trên 80% số cây có lá bi khô, chân hạt xuất hiện điểm sẹo đen. Thu hoạch ngô vào những ngày nắng ráo, sau khi thu hoạch có thể bóc lá bi treo vào nơi cao ráo thoáng mát.

6. Đối với các giống ngô mới biến đổi gen

Quy trình gieo trồng, chăm sóc cũng vẫn giống với các loại ngô thường, tuy nhiên ngô BĐG là giống ngô mới nên có nhiều ưu điểm nổi trội mà các giống ngô thường không có được. Ngô BĐG sử dụng phân hữu cơ nhiều hơn phân hóa học. Phân đạm, lân, kali trồng cho ngô thường đều cao hơn trồng ngô BĐG.

46

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sản xuất mô hình trồng ngô tại địa bàn xã sơn phú, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 48 - 52)