Giới thiệu chung về xã Sơn Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sản xuất mô hình trồng ngô tại địa bàn xã sơn phú, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 36)

2. Mục đích và yêu cầu của đề tài

4.2.Giới thiệu chung về xã Sơn Phú

1. Vị trí địa lý:

- Sơn Phú là xã nằm ở phía nam của huyện Định Hóa, cách trung tâm huyện 15 km.Tiếp giáp: + Phía đông: Giáp với xã Bộc Nhiêu

+ Phía Tây: Giáp với xã Điềm Mặc + Phía Nam: Giáp với xã Bình Thành

+ Phía Bắc: Giáp xã Trung Lương, Bình Yên

- Với tổng diện tích tự nhiên là 1499.284 ha. Trong đó đất nông nghiệp là 1205.285 ha, đất phi nông nghiệp 290.238 ha.

- Về giao thông Sơn Phú có trục đường 264 đi qua là tuyến đường nối giữa hai huyện Định Hóa và Đại Từ tạo điều kiện cho việc sinh hoạt đi lại, lưu thông hàng hóa dễ dàng.

2. Địa giới hành chính:

Xã được chia thành 31 Chi bộ đảng và 28 thôn bản. Trên địa bàn xã có 01 công ty cổ phần chè, 03 trường học, 03 làng nghề chè truyền thống Phú Hội 1, Phú Hội 2 và Sơn Thắng.

3. Dân số - Dân cư:

Tính đến thời điểm 31/12/2015 tổng số dân trên địa bàn xã là 5329 khẩu, 1423 hộ tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm 69% trên toàn xã, gồm 8 dân tộc anh em chung sống như: Kinh, Tày, Cao Lan, San chí, Nùng, Dao, Mường, Hán, hộ nghèo là 525 hộ, chiếm 36.89%, hộ cận nghèo là 372 hộ chiếm 26.14%. Nhân dân sinh sống chủ yếu bằng nghề nông lâm nghiệp và chăn nuôi.

4. Văn hóa xã hội:

Xã Sơn phú là một trong những xã có nhiều thành phần dân tộc sinh sống chiếm 69% dân số trên toàn xã. Các dân tộc là một cộng đồng thống nhất đa dạng, cư trú phân tán và đan xen nhau trên mọi vùng, các địa bàn của xã với cơ cấu dân số và trình độ phát triển không đồng đều. Bản sắc văn hóa

26

từng dân tộc góp phần tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa Việt Nam. Theo số liệu điều tra về đời sống kinh tế của đồng bào DTTS xã Sơn Phú có 8 dân tộc tộc thiểu số với hơn 3703 người chiếm khoảng 69,48% dân số toàn xã. Trong các DTTS qui mô dân số cũng có sự chênh lệch đáng kể, có những dân tộc từ 1000 – 2000 người, nhưng cũng có dân tộc có số dân rấi ít, chỉ có từ 1 - 15 người.

5. Lĩnh vực kinh tế

1. Sản xuất Nông, Lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới:

- Cây lúa: Tổng diện tích lúa năm 2019 là 446ha: Năng xuất bình quân đạt 5,15tạ/ha, sản lượng đạt 2400 tấn/2400 tấn đạt 100% chỉ tiêu huyện giao và so với kế hoạch của xã đạt 100 %.

- Cây ngô: Thực hiện cả năm 27,6 ha/ 28 ha, sản lượng đạt 113,1/120,3 tấn so với chỉ tiêu sản lượng huyện giao đạt 94%.

* Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 2513,1 tấn so với chỉ tiêu huyện giao đạt 99,7% sản lượng giao.

- Về cây chè: tổng diện tích chè kinh doanh trên địa bàn toàn xã là 260 ha trong năm 2019 thuận lợi về thời tiết ít sâu bệnh, năng xuất bình quân đạt 12,5 tấn /ha. Tổng sản lượng búp tươi đạt 3250 tấn/2900 tấn huyện giao đạt 112,1% sản lượng. Về thực hiện trồng mới và trồng lại thực hiện được 20,4ha/16ha đạt 127% huyện giao, trong đó nhân dân tự trồng được 2,4ha. Trong năm 2019 UBND xã phối hợp tổ chức được 04 lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nhân dân, trong đó có 2 lớp nghề, 1 lớp chế biến chè xanh, chè đen và 1 lớp thực hiện làm chè sạch chè an toàn theo tiêu chuẩn việt gáp. Với số lượng dân tham gia 135 người.

- Công tác chăn nuôi: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc gia cầm trên địa bàn với số lần tiêm là 02 lần, phòng các bệnh như: tiêm phòng lở mồm long móng, Tụ huyết trùng, dịch

27

tả, tụ dấu và tiêm phòng chó dại trong năm 2019. tổng thực hiện được: 500 liều, tụ huyết trùng 100 liều trong đó Trâu, bò tiêm phòng vắc xin chó dại được 360 liều trên địa bàn xã.

Về tình hình dịch tả châu phi: Để thực hiện tốt việc ngăn chặn và xử lý dịch bệnh tả châu phi lan tràn, UBND xã đã thành lập ban chỉ đạo phòng dịch và tổ tiêu hủy dịch tả lợn châu phi khi bị xẩy ra. Tính đến thời điểm ngày 16/12/2019 có trên địa bàn xã Sơn Phú đã có 84 hộ chăn nuôi lơn bị nhiễm dịch tổng số lượng là 941 con, trọng lượng tiêu hủy là 38.300kg đã được tổ chức tiêu hủy đúng theo hướng dẫn. Ngoài ra còn tổ chức khử trùng tiêu độc được 02 lần: lần một 48 lít, lần hai 48 lít cấp phát gần 3 tấn vôi bột cho 28 thôn trên địa bàn xã.

* Công tác quản lý bảo vệ rừng: Thường xuyên kiểm tra, giám sát hộ sử dụng rừng thường xuyên, kịp thời hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu khai thác lâm sản thực hiện đúng quy định của Nhà nước tại thông tư số: 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ. kiểm lâm địa bàn phối hợp với phó ban lâm nghiệp xã xác minh, giám sát chủ rừng lập bảng kê vận chuyển gỗ keo tự trồng 87 hồ sơ khai thác với tổng khối lượng 1595 m3, 700 ste .

Về công tác phát triển rừng: Thực hiện kế hoạch trồng rừng năm 2019, ban lâm nghiệp phối hợp với kiểm lâm địa bàn tiến hành rà soát quỹ đất, thiết kế trồng rừng sản xuất được 26.2 ha/27 ha (trong đó keo 21.2/20 ha đạt 106% chỉ tiêu huyện giao, quế 5/7 ha đạt 71% chỉ tiêu huyện giao; đạt 97 % chỉ tiêu huyện giao).

Năm 2019 cùng với sự thiệt hại của dịch tả lợn Châu phi, đầu năm 2019 trên địa bàn xã cũng đã bị ảnh hưởng thiệt hại của cơ bão số 4 và cơn bão số 5 với số liệu bị ảnh hưởng:

28

+ Đợt 1: về rừng có 294 hộ bị thiệt hại với diện tích 1.251,8 ha; cây lúa thiệt hại 0,66 ha; cây ngô thiệt hại 2,07 ha; rau mầu 2,9 ha; Thủy sản 32 hộ với tổng diện tích thiệt hại là 1,9 ha; về nhà ở 28 hộ bị thiệt hại.

+ Đợt 2: ngày 28/5/2019 bị thiệt hại do cơn bão gây ra có 7 hộ bị thiệt hại với tổng diện tích 5760 m2.

2. Thực hiện đề án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135:

* Dự án trồng chè: Hỗ trợ máy sao chè, máy vò chè cho 13/13 hộ tham gia dự án. Mức hỗ trợ đối với hộ nghèo 11.000.000 đồng/ hộ, đối với hộ cận nghèo 8.000.000 đồng/ hộ. Thoát nghèo 5.000.000 đồng/hộ.

* Dự án trồng lúa: Hỗ trợ 12 hộ, tổ chức tập huấn, hỗ trợ máy cày, bừa 12 bộ/12 hộ tham gia dự án; Mức hỗ trợ đối với hộ nghèo 11.000.000 đ/ hộ, đối với hộ cận nghèo 8.000.000 đồng/ hộ. Thoát nghèo 5.000.000 đồng/hộ.

Tổng số có 25 hộ tham gia, tổng vốn thực hiện: 308.200.000 đồng. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ: 240.700.000 đồng, nhân dân đối ứng: 67.500.000 đồng.

3. Sản xuất công nghiệp – TTCN, kinh doanh thương mại:

Năm 2019 nhìn chung phát triển tăng trưởng khá như cơ sở kinh doanh lâm sản doanh thu đạt 453 triệu đồng, nhà máy chè Sơn phú đạt doanh thu 27,5 tỷ đồng. Doanh thu từ sản xuất chế biến chè đạt thấp do giá chè khô trên thị trường giảm so cùng kỳ năm 2019, trung bình từ 150 nghìn/1kg chè búp khô, giảm xuống 70 -100 nghìn /1kg chè búp khô.

Năm 2019 tình hình Sản xuất công nghiệp – TTCN, Doanh thu trên địa bàn xã quản lý đạt: 3,2.000 triệu/2.500 triệu đồng đạt 128% kế hoạch giao cả năm.

4. Lĩnh vực giao thông, thủy lợi và xây dựng nông thôn mới:

Thực hiện Quyết định số 681/QĐ-UBND ngày 14/3/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về phê duyệt danh sách xã đăng ký đạt chuẩn xây dựng NTM đối với xã Sơn Phú năm 2019. UBND xã đã phân công các thành

29

viên ban QLNTM tiến hành các bước chuẩn bị hồ sơ của 14 tiêu chí đã đạt được trình các cơ quan xem xét bổ sung hướng dẫn.

- Ngay đầu năm UBND đã xây dựng kế hoạch hoàn thành chương trình về đích năm 2019. Đối với 5 tiêu chí chưa đạt gồm: Thủy lợi, Cơ sở vật chất văn hóa, Thu nhập, Y tế, Môi trường và an toàn thực phẩm. Về thủy lợi: tính đến thời điểm 30/6 hệ thống thuỷ lợi đã đạt 57% chủ động tưới cho111 ha lúa và tiến hành khảo sát 2 trạm bơm tiếp tế và lương bình 1 dự kiến tưới tiêu cho 45 ha, công tình hồ chứa nước của HTX phú đạt dự kiến tưới cho 15 ha về cơ bản tiêu chí thủy lợi đảm bảo 171/195ha theo tiêu chí trên 87% đạt.

Về tiêu chí Môi trường và an toàn thực phẩm trong sáu tháng đầu năm cũng đã triển khai đến 28 thôn bản rà soát hỗ trợ xây dựng thêm lò đốt rác, điểm tập kết rác và triển khai hỗ trợ xây dựng 250 nhà tiêu hợp vệ sinh và chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch để hỗ trợ kinh phí tu sửa chỉnh trang đường làng ngõ xóm.

Đối với 03 tiêu chí Thu nhập, y tế, cơ sở vật chất văn hoá hiện nay đang triển khai để thực hiện. Về cơ sở vật chất đang đề xuất hướng sát nhập thôn để sớm được xây dựng nhà văn hoá thôn đảm bảo không phải đầu tư sửa chữa nhiều.

- Về xây dựng mô hình thôn điểm xã đã chỉ đạo thôn Sơn Phú rà soát các nội dung đề xuất hỗ trợ để việc xây dựng các mô hình phát triển sản xuất, đến nay đã trình thẩm định, về cơ bản thôn đã đạt 8/9 tiêu chí theo hướng dẫn thôn điểm.

- Để thực hiện một số nội dung hoàn thiện các tiêu chí NTM Ban chỉ đạo, BQLNTM đã tham mưu với BCH Đảng bộ xã ban hành nghị quyết số 42/NQ-ĐU về việc vận động toàn bộ cán bộ, công chức đảng viên, hội viên, các đơn vị sản xuất kinh doanh và các hộ dân sinh sống trên địa bàn xã đóng góp quỹ xây dựng NTM năm 2019, Đảng uỷ đã giao cho MTTQ xã các đoàn

30

thể và 28 ban công tác mặt trận thôn vận động đóng góp ủng hộ quỹ kết thúc vào đợt 30/8/2019, tuy nhiên quá trình triển khai vận động còn một số thôn chậm tiến độ,tính đến ngày 15/12 kết quả thu đạt trên 230 triệu,đến nay còn một thôn Bản giáo 2 chưa hoàn thành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tìm hiểu thực trạng sản xuất mô hình trồng ngô tại địa bàn xã sơn phú, huyện định hóa, tỉnh thái nguyên (Trang 31 - 36)