Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm về đăng ký

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 74)

ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế và các kiến nghị

2.3.1 Các ưu điểm

Việc phát hiện kịp thời và xử phạt các vi phạm hành chính về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế trong thời gian qua là một thành công đáng ghi nhận bởi điều đó thể hiện sự quan tâm đúng mực của các cơ quan nhà nước trong việc đảm bảo nguồn thuốc cung ứng cho người dân an toàn, có hiệu lực và chất lượng. Theo đó, công tác thanh tra y tế trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực thông qua các đoàn thanh tra, thanh tra chuyên đề, thanh tra đột xuất. Cụ thể, đã tổ chức các đoàn thanh tra các cơ sở sản xuất thuốc để phát hiện các bất cập của cơ chế quản lý, chính sách pháp luật từ đó kịp thời kiến nghị với cơ quan chức năng để khắc phục kịp thời, tích cực thực hiện phương châm phòng ngừa để phòng ngừa sai phạm, đồng thời phát hiện xử lý nghiêm các sai phạm nếu có xảy ra. Tổ chức thanh tra chuyên đề về việc thực hiện quy định của pháp luật trong hoạt động đăng ký lưu hành, sản xuất thuốc tại một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu có liên quan trên địa bàn tỉnh, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bình Dương, Đồng Nai. Đây là các tỉnh thành trọng điểm tập trung số lượng lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc. Thanh tra đột xuất việc thực hiện quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về lĩnh vực đăng ký và sản xuất thuốc. Các nội dung trên được tiếp tục kế thừa và phát huy hơn nữa trong thời gian tới dựa theo kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế năm 2020 của Bộ Y tế và định hướng nhiệm vụ công tác năm 2020 của Thanh tra Chính phủ, trên cơ sở nhiệm vụ và thực tế của ngành y tế hiện nay. Điều này được thể hiện rõ trong kế hoạch công tác thanh tra y tế năm 2020 số: 1252/KH-BYT ngày 30/10/2019 của Bộ Y tế.

2.2.2 Hạn chế, bất cập và các kiến nghị

Qua thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đăng ký và sản xuất thuốc, cho thấy các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực này là những hành vi có liên quan đến sức khỏe con người. Vì vậy pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế phải thực sự đóng vai trò là công cụ bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Thứ nhất, Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm: hoạt động thanh tra là hoạt động chuyên trách nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý. Hoạt động thanh tra là một

trong những biện pháp vô cùng quan trọng góp phần tạo nên hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh tra y tế vẫn còn nhiều khó khăn và thách thức như: hệ thống thanh tra y tế tại Sở Y tế các tỉnh, thành phố còn quá mỏng so với yêu cầu của nhiệm vụ được giao, số lượng thanh tra y tế hiện nay trên cả nước nói chung được phân bổ không theo bất cứ một tiêu chuẩn nào, dẫn đến sự không đồng bộ về số lượng và chất lượng nếu so sánh với khối lượng công việc phát sinh trên mỗi địa bàn; Năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ thanh tra ở một vài nơi còn hạn chế; Số cuộc thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành còn hạn chế, chưa được thường xuyên, liên tục, dẫn đến chưa phản ánh đầy đủ tình trạng vi phạm pháp luật về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế, từ đó chưa kịp thời chấn chỉnh, xử lý việc tuân thủ pháp luật của các đối tượng thanh tra.

Đơn cử, theo Ông Bùi Văn Xuân, Phó Trưởng phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) cho biết, Phòng Quản lý hành nghề y, dược tư nhân hiện chỉ có 6 người, trong khi Hà Nội hiện có hơn 3.600 cơ sở hành nghề y và hơn 7.000 cơ sở hành nghề dược ngoài công lập. Trong 6 tháng đầu năm 2019, tiến hành kiểm tra, hậu kiểm 68 cơ sở, Sở Y tế Hà Nội đã thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc của 8 cơ sở; thu hồi giấy phép hoạt động của 12 cơ sở khám, chữa bệnh; đình chỉ hoạt động 3 cơ sở khám, chữa bệnh. Do số cơ sở hoạt động kinh doanh dược quá lớn nên có cơ sở phải đợi 10 năm mới được kiểm tra 1 lần, bởi vậy công tác hậu kiểm sau cấp phép khó có thể làm tốt được28.

Từ hạn chế trên, tác giả kiến nghị, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra,

xử lý vi phạm bằng cách trong thời gian tới, các Sở Y tế nên tăng cường không chỉ giám sát nghiêm ngặt quy trình cấp phép tức tiền kiểm mà còn phải đẩy mạnh công tác kiểm tra đột xuất - hậu kiểm các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn thành phố, tỉnh hơn nữa. Theo đó, cơ quan chức năng sẽ thực hiện hậu kiểm thường xuyên sau khi cấp phép đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc. Trong công tác thanh tra không chỉ chú trọng vào việc phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt, mà phải lấy phòng là chính, phòng ngừa vi phạm như phòng bệnh hơn chữa bệnh.

28 Báo Thanh tra, “Hành nghề y dược tư nhân ở Hà Nội: Vi phạm nhiều, xử lý kém”. Truy cập: https://thanhtra.com.vn/xa-hoi/hanh-nghe-y-duoc-tu-nhan-o-ha-noi-vi-pham-nhieu-xu-ly-

Thứ hai,Đội ngũ thanh tra viên là điều kiện bảo đảm cho hoạt động thanh tra chuyên ngành Dược. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương là một trong những trọng tâm của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020. Các nội dung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức của các bộ đã từng bước được cải thiện, đáp ứng bước đầu cho việc xây dựng và phát triển của bộ, ngành nói riêng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung. Tuy nhiên, năng lực nghiệp vụ của Thanh tra Y tế nói riêng dù có tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng với tình hình thực tế và thường xuyên thay đổi. Để thực hiện tốt công tác thanh tra thì người thực thi không những phải nắm vững chuyên môn kỹ thuật mà phải có hiểu biết tốt về công tác quản lý nhà nước, có nghiệp vụ, có kỹ năng trong hoạt động thanh tra. Điều này có ý nghĩa hơn hết trong hoạt động xử phạt VPHC về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế. Vì vậy, trong thời gian qua, việc đào tạo cán bộ thanh tra y tế địa phương đã bước đầu được quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người tham gia công tác thanh tra nhưng chưa được đào tạo về nghiệp vụ thanh tra. Những điều này đã ảnh hưởng không ít đến quá trình hoạt động và kết quả thanh tra.

Từ hạn chế trên, tác giả kiến nghị, tiếp tục thực hiện các biện pháp đào tạo nghiệp vụ, đa dạng hóa các hình thức đào tạo nghiệp vụ nhằm tăng cường năng lực của đội ngũ thanh tra viên: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của vấn đề”, vai trò của cán bộ trong công tác quản lý và thực thi pháp luật, đóng vai trò

quan trọng. Vì thế, việc quan tâm đúng mực đến vấn đề nâng cao năng lực, phẩm chất của cán bộ thực thi pháp luật là cần thiết. Theo đó, các hoạt động tập huấn nghiệp vụ nên được tập huấn thường xuyên; nội dung và phương pháp tập huấn cần được nghiên cứu đổi mới, bám sát hơn với yêu cầu thực tiễn. Cần quan tâm đào tạo, đào tạo lại về quản lý nhà nước, đặc biệt là nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra y tế ở địa phương. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế theo các kế hoạch cụ thể được phê duyệt cho đội ngũ công chức, viên chức y tế, đặc biệt là những công chức trực tiếp làm công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật. Rà soát về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tác viên thanh tra hiện có; Có thể xem xét đến việc xây dựng tiêu chuẩn riêng của người cán bộ làm công tác thanh tra y tế, dược

để đảm bảo hiệu quả của công tác xử phạt. Bên cạnh đó, Thanh tra Bộ Y tế cần phải có để án tăng cường năng lực cho thanh tra viên y tế ở tất cả các tỉnh, thành phố để trang bị kiến thức pháp luật một cách cơ bản, toàn diện nhất.

Thứ ba, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý y tế và chính quyền địa phương ở một số nơi chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ. Trang thiết bị của hệ thống kiểm nghiệm thuốc còn thiếu và sử dụng kém hiệu quả, một số Trung tâm kiểm nghiệm còn chưa đủ những trang thiết bị phân tích để kiểm nghiệm các thuốc thiết yếu công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật xử phạt VPHC về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế chưa được đầu tư mà chủ yếu được thực hiện lồng ghép trong chương trình tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung, vì vậy việc triển khai chưa được sâu rộng.

Từ hạn chế trên, tác giả kiến nghị, tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân về xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các đối tượng tham gia vào hoạt động đăng ký và sản xuất thuốc: nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của công dân, coi đó là điều kiện tiên quyết để đưa pháp luật vào cuộc sống. Muốn vậy, công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật phải được coi trọng, phải được thực hiện thường xuyên bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau29. Hình thức tuyên truyền cần đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực, có trọng tâm. Thực hiện pháp luật đòi hỏi phải triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật; V.I. Lênin từng chỉ rõ: “Tuyên truyền

là cần thiết và chúng ta không nên sợ phải lặp đi lặp lại,… và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc đó nhiều hơn gấp trăm lần nữa”. Để chính sách pháp luật về

đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế đi đến được với các cán bộ, công chức thực thi pháp luật trong bộ máy nhà nước, cũng như đi đến được với đại đa số bộ phận người dân, đặc biệt chủ thể tham gia các hoạt động đăng ký và sản xuất thuốc thì việc phổ biến là vô cùng quan trọng.

Thực tiễn ở nước ta, việc phổ biến các chính sách pháp luật thường thông qua các hình thức như: các chương trình đào tạo pháp luật, hội thảo, hội nghị chủ yếu hướng đến đối tượng là các chủ thể có thẩm quyền xử phạt VPHC trong lĩnh

29Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội (2012), Trần Minh Hương chủ biên, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam, Nxb. Công an nhân dân, tr.387;

vực đăng ký và sản xuất thuốc, đây là một hình thức rất quan trọng; Qua phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thông, mạng internet. Đồng thời, tăng cường quản lý, ứng dụng khoa học công nghệ vào việc kiểm tra chất lượng, kiểm soát đối với nguồn gốc, chất lượng của các nguyên liệu, thuốc. Tăng cường đầu tư những trang thiết bị hiện đại, đầy đủ để phân tích kiểm nghiệm các thuốc cho một số trung tâm kiểm nghiệm còn chưa đủ, thiếu. Song song đó, tăng cường công tác quản lý và phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế. Để đạt hiệu quả cao trong quá trình thi hành pháp luật, các cơ quan ban ngành cần chủ động, linh hoạt phối hợp các giải pháp như đã đề cập ở trên nhằm tạo ra tổng thể các giải pháp hữu hiệu. Thường xuyên trao đổi thông tin giữa Sở Y tế và Ủy ban nhân dân cấp huyện và các sở, ngành có liên quan nhằm nắm bắt kịp thời, phối hợp ngăn chặn, xử lý các vi phạm, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc. Công tác phối hợp phải trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cơ quan đã được pháp luật quy định. Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm chủ động phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành. Khi một cơ quan có đề nghị phối hợp thì cơ quan được đề nghị thực hiện kịp thời, đúng nội dung đề nghị phối hợp. Trường hợp không thể đáp ứng nội dung đề nghị phối hợp thì phải có văn bản thông báo lý do cho bên đề nghị phối hợp.

Qua nghiên cứu toàn bộ quy định của pháp luật về vi phạm hành chính và thực trạng xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế, có thể thấy rằng những vướng mắc, bất cập đó đều có lý do riêng và bắt nguồn từ các nhóm nguyên nhân, trong đó bao hàm các nguyên nhân khách quan như sự giao lưu hội nhập tạo tiền đề kinh tế phát triển từ đó xuất hiện lối sống thực dụng, ích kỉ, tư lợi bất chấp sức khỏe của mọi người cũng như các nguyên nhân chủ quan nội tại và có thể kể đến như ý thức chấp hành pháp luật của bộ phận tham gia hoạt động đăng ký và sản xuất thuốc còn thấp, sự hạn chế từ các quy định của pháp luật trong xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký và sản xuất thuốc có thể kể đến là mức phạt tiền áp dụng với một số hành vi vi phạm chưa hợp lý; công tác hậu kiểm sau cấp phép còn chưa phát huy hiệu quả do thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, chưa được thực hiện thường xuyên, đều đặn.

sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế sẽ tạo cơ sở, tiền đề cho việc xây dựng các kiến nghị góp phần làm giảm thiểu các vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực này.

Tóm lại, vi phạm hành chính về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế là vấn đề cần được quan tâm nhiều hơn nữa. Mặc dù, chúng ta đã nhận thức rõ vai trò của đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế đối với đời sống sức khỏe xã hội, đã có nhiều chính sách pháp luật để thực thi nhưng vẫn còn nhiều vấn đề cần lưu ý. Việc nghiên cứu sâu hơn các quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, thực trạng xử phạt, bất cập từ các quy định pháp luật, nguyên nhân xảy ra vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm sẽ giúp ta đánh giá được tình hình xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế. Từ đó có những định hướng giúp khắc phục được những khó khăn, vướng mắc, nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Thuốc là sản phẩm hàng hóa vô cùng đặc biệt, bởi nó liên quan trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, cũng như quyết định quan trọng vào hiệu quả của việc phòng bệnh, chữa bệnh. Trong thực tế, chất lượng thuốc phần nhiều không được bộc lộ ra bên ngoài mà ẩn dấu bên trong. Dù người sử dụng hay là người có chuyên môn

Một phần của tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)