là vi phạm trong hoạt động sản xuất thuốc xuất hiện ngày càng đa dạng và tinh vi, các đối tượng vi phạm bất chấp sự an toàn sức khỏe của người tiêu dùng nhằm mục đích trục lợi. Mặc dù tỷ lệ thuốc kém chất lượng tuy đã giảm đi đáng kể song điều này hoàn toàn không đồng nghĩa với việc chất lượng thuốc đã được đảm bảo. Tuy nhiên, nhìn chung chất luợng thuốc trên thị trường vẫn ổn định và được kiểm soát. Thế nhưng việc kiểm soát nguồn gốc và chất lượng của dược liệu sử dụng trong sản xuất thuốc từ dược liệu và sử dụng trong các cơ sở y dược học cổ truyền còn chưa được thực hiện tốt.
Thống kê từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cũng cho thấy, hàng năm hệ thống các trung tâm kiểm nghiệm thuốc trong cả nước đã lấy 30.000 đến 40.000 mẫu thuốc trên thị trường để giám sát chất lượng. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý bằng hình thức thu hồi, đình chỉ lưu hành nhiều loại thuốc giả, thuốc kém chất lượng. Tỷ lệ thuốc kém chất lượng ở Việt Nam hiện dao động ở mức 3% và thuốc giả khoảng 0,1%. Trong 2 năm qua, đã có khoảng 110 lô thuốc bị đình chỉ lưu hành hoặc buộc phải tái xuất do không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng.22
Tình hình vi phạm hành chính về đăng ký và sản xuất thuốc trong lĩnh vực y tế trên địa bàn cả nước diễn biến với những phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh
22 Báo Hà Nội mới, “Thuốc giả, thuốc kém chất lượng: Nỗi ám ảnh của người bệnh”. Truy cập: http://www.hanoimoi.com.vn/ban-in/Doi-song/747987/thuoc-gia-thuoc-kem-chat-luong-noi-am-anh-cua- nguoi-benh, (truy cập ngày 19/9/2020).