Dự báo nhu cầu tài chắnh

Một phần của tài liệu phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep-chuyen-sau (Trang 174 - 177)

II. Nhu cầu dài hạn toán dài hạn

7. Về khả năng sinh lờ i Không có khả năng sinh lời và giảm

2.9.4. Dự báo nhu cầu tài chắnh

Dự báo nhu cầu tài chắnh của doanh nghiệp là việc lập ra các mục tiêu cần đạt được về nhu cầu tài chắnh (nhu cầu vốn) phục vụ cho quá trình sản xuất, kinh doanh củadoanh nghiệp . Lượng vốn mà doanh nghiệp cần sử dụng để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh phụ thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Một trong những chỉ tiêu biểu hiện quy mô hoạt động của doanh nghiệp là doanh thu thuần (doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu thuần hoạt động kinh doanh).. Nhu cầu về vốn đòi hỏi sự cân bằng với đầu tư và quy mô hoạt động. Vì thế, khi doanh thu thay đổi, nhu cầu về vốn cũng thay đổi theo. Sự thay đổi đó không nhất thiết phải theo một tỷ lệ cố định bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, trong thực tiễn quản lý tài chắnh luôn nảy sinh nhu cầu "ước tắnh" về vấn đề định hướng cho việc lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh cũng như hoạch định chiến lược. Nhu cầu ước tắnh đó chắnh là nhu cầu dự báo các chỉ tiêu tài chắnh và lập kế hoạch tài chắnh. Vậy có thể thấy dự báo nhu cầu tài chắnh chắnh là dự báo các chỉ tiêu tài chắnh và là cơ sở cho việc lập kế hoạch tài chắnh.

Để dự báo các chỉ tiêu tài chắnh của doanh nghiệp, trước hết cần chọn các khoản mục trên các báo cáo tài chắnh (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Bảng cân đối kế toán) có khả năng thay đổi khi doanh thu thuần thay đổi. Việc lựa chọn này được dựa vào mối quan hệ giữa doanh thu thuần với từng khoản mục. Trên cơ sở đó, sẽ dự báo trị số của từng chỉ tiêu trong kỳ tới. Qui trình dự báo các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán tiến hành như sau:

Bước 1: Phân loại nhóm chỉ tiêu dựa vào mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên

từng báo cáo tài chắnh với doanh thu thuần:

Trong bước này, cần dựa vào tình hình cụ thể tại từng doanh nghiệp, trên cơ sở xem xét số liệu của nhiều năm để phân loại các khoản mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán vào 2 nhóm:

- Nhóm 1: Những chỉ tiêu thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần và thường chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần:

Đây là những chỉ tiêu có khả năng thay đổi khi doanh thu thuần thay đổi và thay đổi cùng chiều với doanh thu thuần. Những chỉ tiêu này thường chiếm một tỷ lệ nhất định so với doanh thu thuần. Lưu ý chỉ chọn những chỉ tiêu thảo mãn đồng thời cả hai điều kiện là quan hệ chặt chẽ và trực tiếp với doanh thu.Có thể kể ra một số chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như: Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, các khoản ghi giảm doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phắ bán hàng... hoặc một số chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán như: Tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu của khách hàng, các khoản trả trước cho người bán, thuế GTGT được khấu trừ, hàng tồn kho, khoản phải trả cho người bán, người mua trả tiền trước; thuế và các khoản phải nộp nhà nước; các khoản phải trả người lao động...

- Nhóm 2: Những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ ràng khi doanh thu thuần thay đổi hoặc những chỉ tiêu được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu nhóm 1:

Khác với các chỉ tiêu thuộc nhóm 1, những chỉ tiêu nhóm 2 không thay đổi hoặc thay đổi không theo qui luật khi doanh thu thuần thay đổi. Ngoài ra, một số chỉ tiêu thuộc nhóm 2 lại được xác định trên cơ sở các chỉ tiêu nhóm 1. Chẳng hạn: Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế...

- Đối với các chỉ tiêu nhóm 1 việc dự báo dựa vào phương pháp tỷ lệ (%) trên Doanh thu.. Các nhà dự báo sẽ lấy trị số năm trước (với các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) hoặc trị số cuối năm trước (với các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán) của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1 rồi so với doanh thu thuần năm trước nhằm xác định tỷ lệ của từng chỉ tiêu so với doanh thu thuần. Tiếp đó, lấy doanh thu thuần dự báo năm nay nhân (x) với tỷ lệ vừa xác định để tắnh ra trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1.

-Đối với các chỉ tiêu nhóm 2: với những chỉ tiêu không thay đổi hoặc thay đổi không rõ trước biến động của doanh thu sẽ được xác định bằng cách giữ nguyên giá trị kỳ trước. Còn với những chỉ tiêu có liên quan đến nhóm 1 được xác định trên cơ sở giá trị dự báo các chỉ tiêu nhóm 1.

Bước 3: Lập báo cáo tài chắnh dự báo:

Sau khi xác định được trị số dự báo của các chỉ tiêu thuộc nhóm 1, nhóm 2, các các nhà dự báo sẽ lập các báo cáo tài chắnh dự báo ( Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dự báo)

Bước 4: Xác định lượng vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu

thuần mới:

Lượng vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) ứng với mức doanh thu thuần mới chắnh là phần chênh lệch giữa tổng nguồn vốn dự báo với tổng tài sản dự báo (ở Bảng cân đối kế toán dự báo) và được xác định như sau:

Số vốn thừa (+) hoặc thiếu (-) Tổng Tổng tài ứng với mức doanh thu thuần = nguồn vốn - sản dự

mới dự báo báo

Bước 5: Xác định lượng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ:

Để xác định lượng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ, các nhà dự báo phải tìm ra mối quan hệ giữa lượng tiền và tương đương tiền với các chỉ tiêu khác trên Bảng cân đối kế toán. Dựa vào tắnh cân đối và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên

Bảng cân đối kế toán, tiền và tương đương tiền của doanh nghiệp được xác định theo công thức sau:

Tiền Tài Đầu Tài

Vốn Phải Hàng sản và Nợ tư tài chủ sản thu - tồn ngắn tương = + phải - chắnh - sở - dài ngắn kho - đương trả ngắn hạn hữu hạn hạn khác tiền hạn

Qua mối quan hệ này, các nhà dự báo sẽ biết được các nguyên nhân làm tiền và tương đương tiền tăng (vốn chủ sở hữu tăng, nợ phải trả tăng, các loại tài sản khác ngoài tiền và tương đương tiền giảm) và các nguyên nhân làm tiền và tương đương tiền giảm (vốn chủ sở hữu giảm, nợ phải trả giảm, các loại tài sản khác ngoài tiền và tương đương tiền tăng). Từ đó, căn cứ vào Bảng cân đối kế toán dự báo để xác định lượng tiền thuần lưu chuyển trong kỳ theo công thức:

Lưu chuyển tiền = Lượng tiền tăng - Lượng tiền giảm thuần trong kỳ (thu vào) trong kỳ (chi ra) trong kỳ Trong trường hợp lượng tiền giảm lớn hơn lượng tiền tăng trong kỳ, doanh nghiệp phải có kế hoạch để huy động thêm tiền từ các nguồn khác nhằm tránh gặp phải khó khăn trong thanh toán

Tài liệu tham khảo

1. Thông tư 138/2014/TT-BTC ngày 4/10/2011 của Bộ Tài chắnh 2. Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chắnh 3. Thông tư 202/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chắnh

4. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ Ờ Giáo trình Phân tắch Tài chắnh doanh nghiệp, tái bản lần thứ 3- năm 2015

5. Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Thà Ờ Đọc và phân tắch báo cáo tài chắnh doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep-chuyen-sau (Trang 174 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w