Phân tắch khả năng chi trả thực tế trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep-chuyen-sau (Trang 107 - 108)

II. Nhu cầu dài hạn toán dài hạn

2.5.3. Phân tắch khả năng chi trả thực tế trong doanh nghiệp

Người ta có thể căn cứ vào Bảng cân đối kế toán để xem xét, đánh giá khái quát khả năng thanh toán; tuy nhiên, những hệ số phản ánh khả năng thanh toán được tắnh toán dựa vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán chỉ là những hệ số tĩnh tại, trong 1 thời điểm cụ thể do không xét đến tốc độ lưu chuyển tài sản và tình hình thực tế của doanh nghiệp.

Trong thực tế, các chủ nợ, người cho vay, những nhà đầu tư thường sử dụng các hệ số thanh toán dựa vào lượng tiền thuần nhiều hơn bởi nó cho thấy bức tranh sinh động về các nguồn mà doanh nghiệp có thể huy động để trả các khoản nợ khi đến hạn.

Hệ số khả Lượng tiền lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh

năng chi trả nợ = doanh

ngắn hạn Nợ ngắn hạn bình quân

Hệ số này cho biết doanh nghiệp có đủ khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn hay không từ lượng tiền thuần thu được của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trị số của chỉ tiêu càng cao, khả năng trả nợ ngắn hạn càng cao và ngược lại.

Bằng việc so sánh giữa kỳ này với kỳ trước đồng thời xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến khả năng trả nợ ngắn hạn mà có đánh giá cụ thể. Khi đánh giá cần đặc biệt chú ý đến trị số của chỉ tiêu phân tắch.

Khi phân tắch khả năng chi trả tại một doanh nghiệp cần xác định cụ thể mục tiêu phân tắch là để ra các quyết định ngắn hạn hay dài hạn. Bởi trong nhiều trường hợp lợi nhuận trong kỳ lớn và tăng nhiều so với kỳ trước nhưng doanh nghiệp không đủ tiền để trang trải đầy đủ các khoản chi tiêu.

Một phần của tài liệu phan-tich-tai-chinh-doanh-nghiep-chuyen-sau (Trang 107 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w