Hệ quả pháp lý trong trường hợp ảy ra sự kiện bất khả kháng được quy định tại khoản 2 Điều 351 BLDS năm 2015, cụ thể: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm
dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.Như
vậy, BLDS năm 2015 chỉ quy định trường hợp không phải chịu trách nhiệm dân sự do sự kiện bất khả kháng hoặc chỉ khi chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền. Đối với trở ngại khách quan thì chưa được đề cập đến như một biện pháp miễn trừ trách nhiệm phạt cọc.
Theo khoản 2 Điều 5 BLDS năm 2015, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán, tuy nhiên, trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. Hay nói khác đi, áp dụng tương tự pháp luật là biện pháp khắc phục thiếu sót của luật thuộc diện ưu tiên thứ hai, sau áp dụng tập quán là biện pháp ưu tiên thứ nhất. Trong trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật, thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng. Trong thời gian gần đây, TAND tối cao đã lựa chọn và công bố Án lệ số 25/2018/AL ngày 17/10/2018 của HĐTP TAND tối cao hướng dẫn trường hợp không phải chịu phạt cọc vì lý do khách quan (Án lệ số 25/2018/AL) nhằm hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất quy định của pháp luật. Như vậy, trường hợp bất khả kháng và trở ngại khách quan là những trường hợp được miễn trách nhiệm phạt cọc theo hệ thống pháp luật Việt Nam.
2.3.2. Xử lý tài sản đặt cọc khi xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khách quan
Đối với chế định đặt cọc, BLDS năm 2015 vẫn chưa dự liệu trường hợp hợp đồng không được giao kết, thực hiện do yếu tố khách quan. Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP có quy định nhưng chưa cụ thể. Ngoài ra, Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP quy định trong trường hợp hợp đồng không được giao kết, thực hiện do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì không phạt cọc. Quy định này cũng giống như đối với trường hợp hai bên cùng vi phạm.
33
Trường hợp có “trở ngại khách quan”, trong thời gian gần đây, TAND tối cao đã lựa chọn và công bố Án lệ số 25/2018/AL nhằm hướng dẫn Tòa án các cấp áp dụng thống nhất quy định của pháp luật.
Tình huống hai mươi: Án lệ số 25/2018/AL được thông qua theo Quyết định
số 269/QĐ-CA ngày 06/11/2018 của Chánh án TAND tối cao.
Nội dung vụ việc: Ngày 12/5/2009, bà Trương Hồng Ngọc H thỏa thuận bán cho ông L căn nhà số 1222C (số mới là 25/2) đường 43, phường T, quận H, Thành phố H, do bà H đứng tên mua đấu giá của Cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố H theo quyết định giao tài sản số 786/QĐ-THA ngày 02/3/2009. Sau khi thỏa thuận, ông L đặt cọc cho bà H 2.000.000.000 đồng. Tại Điều 5 của hợp đồng đặt cọc, các bên thỏa thuận kể từ ngày ký hợp đồng bà H phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên, sau đó sẽ ký hợp đồng mua bán có công chứng; nếu vi phạm thời hạn nêu trên, bà H phải chịu phạt số tiền tương đương với tiền cọc là 2.000.000.000 đồng. Đến hạn ngày 12/6/2009, bà H không thực hiện theo thỏa thuận, nên các bên không thể thực hiện theo hợp đồng. Ngày 01/7/2009, bà H gửi thư yêu cầu ông L gia hạn 60 ngày. Ngày 07/7/2009, ông L gửi thư trả lời không đồng ý cho bà H gia hạn và yêu cầu bà H trả lại tiền cọc cùng với tiền phạt cọc như đã thỏa thuận. Sau 05 tháng vi phạm hợp đồng, bà H vẫn không thực hiện đúng cam kết, ông L khởi kiện yêu cầu bà H phải hoàn trả tiền cọc và phạt cọc, tổng cộng 4.000.000.000 đồng.
Án lệ số 25/2018/AL đề cập đến quy định về đặt cọc của Điều 358 BLDS năm 2005 (nay là Điều 328 BLDS năm 2015). Nội dung Án lệ số 25/2018/AL được trích từ đoạn 1, 3 và 4 phần nhận định của Tòa án trong Quyết định giám đốc thẩm số 79/2012/DS-GĐT ngày 23/02/2012 của Tòa Dân sự TAND tối cao:
“[1] … Tại Điều 5 của hợp đồng đặt cọc có nêu, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, bà H phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn nhà nêu trên, sau đó sẽ ký hợp đồng mua bán có công chứng; nếu vi phạm thời hạn nêu trên, bà H chịu phạt số tiền tương đương với tiền cọc là 2.000.000.000 đồng. Hết thời hạn trên, bà H không thực hiện đúng cam kết, nên ông L khởi kiện yêu cầu bà H trả lại tiền cọc 2.000.000.000 đồng và phạt cọc 2.000.000.000 đồng.
[3] … tại thời điểm ông L đặt cọc 2.000.000.000 đồng cho bà H, bà H đã nhận nhà nhưng chưa làm thủ tục sang tên do Cơ quan thi hành án Dân sự thành phố H đang quản lý toàn bộ giấy tờ có liên quan đến căn nhà…
[4] … Nếu có căn cứ xác định Cơ quan thi hành án dân sự chậm trễ trong việc chuyển tên quyền sở hữu cho bà H thì lỗi dẫn tới việc bà H không thể thực hiện đúng cam kết với ông L thuộc về khách quan và bà H không phải chịu phạt tiền cọc…”.
Án lệ số 25/2018/AL đưa ra nhằm bảo đảm những vụ việc có tình huống pháp lý tương tự thì phải được giải quyết như nhau, tình huống và giải pháp trong trường hợp này là phải xác định việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc. Án lệ còn cho thấy khi giao kết hợp đồng đặt cọc, thì bên nhận đặt cọc vẫn chưa là chủ sở hữu tài sản mà hợp đồng đặt cọc hướng đến, tức là bên nhận đặt cọc vẫn chưa hoàn tất các thủ tục theo quy định của pháp luật để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản. Vận dụng nguyên tắc áp dụng tương tự pháp luật trong trường hợp này, mở rộng phạm vi áp dụng của Án lệ số 25/2018/AL như sau: Tình huống án lệ mở rộng: + Hợp đồng đặt cọc để bảo đảm giao kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng tài sản phải đăng ký quyền sở hữu tài sản có thỏa thuận trong một thời hạn nhất định bên nhận đặt cọc phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, nếu vi phạm thì phải chịu phạt cọc.
+ Hết thời hạn theo thỏa thuận, bên nhận đặt cọc chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản do nguyên nhân từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Giải pháp pháp lý mở rộng: Trường hợp này, giải pháp pháp lý được đặt ra là phải xác định việc bên nhận đặt cọc không thể thực hiện đúng cam kết là do khách quan và bên nhận đặt cọc không phải chịu phạt cọc.
Bàn về Án lệ số 25/2018/AL, nhiều tác giả đã có những nhận định, bình luận và đưa ra quan điểm đối với nội dung Án lệ. Tác giả dẫn chứng hai bình luận sau:
Bình luận thứ nhất34: Sau khi phân tích và bình luận các nội dung liên quan, tác giả của bình luận đã đưa ra một số vấn đề cần lưu ý khi áp dụng Án lệ số 25/2018/AL, đặc biệt là quy định về lỗi trong trách nhiệm dân sự, cụ thể: “quy định về lỗi trong trách nhiệm dân sự tại BLDS năm 2015 đã được thay đổi cơ bản so với BLDS năm 2005. Theo Điều 364 BLDS năm 2015 thì đã không còn quy định về việc trách nhiệm dân sự chỉ phát sinh khi người có nghĩa vụ có lỗi trong việc vi phạm nghĩa vụ, như trước đây đã từng quy định tại BLDS năm 2005. Kết luận của Án lệ số 25/2018/AL, như chúng tôi đã phân tích ở trên, là căn cứ vào các quy định của BLDS năm 2005, trong đó có quy định về lỗi trong trách nhiệm dân sự”.
34
Theo bình luận thì “Án lệ số 25/2018/AL được xây dựng phù hợp và căn cứ vào các quy định của BLDS năm 2005, nhưng đồng thời cũng làm rõ hơn yếu tố lỗi trong việc xác định trách nhiệm dân sự” và đưa ra lời khuyên nên cân nhắc thận trọng khi áp dụng Án lệ số 25/2018/AL đối với các giao dịch được xác lập và thực hiện kể từ khi BLDS năm 2015 có hiệu lực.
Bình luận thứ hai35: Sau khi phân tích nội dung Án lệ số 25/2018/AL, tác giả của bình luận đã xác định tình huống tương tự được áp dụng Án lệ: “Tại thời điểm ký hợp đồng đặt cọc, bên bán đã quản lý nhà nhưng chưa được đứng tên; bên mua đã đặt tiền cọc, bên bán đã nhận cọc và hai bên đã thỏa thuận đến hạn bên bán phải hoàn tất các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sau đó sẽ ký hợp đồng mua bán có công chứng; nếu đến hạn, bên bán không hoàn tất được thủ tục nêu trên thì phải chịu phạt cọc... Nếu có căn cứ xác định lỗi dẫn đến chậm trễ hoàn tất các thủ tục để được sang tên quyền sở hữu hoàn toàn thuộc về bên bán thì bên bán mới phải chịu phạt tiền cọc. Án lệ đưa ra giải pháp pháp lý trong trường hợp phạt cọc phải xem xét đến yếu tố lỗi của bên vi phạm”.
Cả hai bình luận đều đề cập đến yếu tố lỗi trong trách nhiệm dân sự, cụ thể là lỗi của bên vi phạm. Theo tác giả, quan điểm trong bình luận thứ nhất là có căn cứ và vấn đề này tác giả cho rằng đó là ngoại lệ của sự kiến bất khả kháng và trở ngại khách quan trong xử lý tài sản đặt cọc.
Thực tiễn xét ử xác định “sự kiện bất khả kháng” như sau:
Tình huống hai mươi mốt: Trong vụ việc dân sự liên quan đến tranh chấp hợp
đồng đặt cọc tại TAND huyện Đức Hòa, tỉnh Long An36
giữa bà Nguyễn Thị Kim C và bà Huỳnh Thị T. Ngày 30/5/2017 hai bên có lập hợp đồng đặt cọc để bà T bán cho bà C thửa đất số 259 tờ bản đồ số 12-2-4 tọa lạc tại thị trấn Hậu Nghĩa diện tích 107m2 với giá 370.000.000 đồng, bà T nhận của bà C 100.000.000 đồng tiền đặt cọc, số còn lại hai bên thỏa thuận lần hai giao tiền là khi có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ra Phòng Công chứng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tòa án nhận định: không có gì chứng minh việc bà T cho rằng sau 15 ngày kể từ ngày ký hợp đồng đặt cọc, bà T đã chuộc được bằng khoán về và điện thoại báo bà C ra công chứng ký hợp đồng chuyển nhượng và bà C cũng không thừa nhận việc này. Hơn nữa đất hiện nay bà T đã chuyển nhượng cho người khác. Trong khoảng thời gian từ 01/6/2017 đến hết tháng 8/2017 bà C nằm viện dưỡng thai nên không liên
35 TAND tối cao, Án lệ và Bình luận, Quyển II, N b Lao động, tr. 165-170.
36
lạc được với bà T để hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng đất nên được xem là trường hợp bất khả kháng không phải mất cọc. Buộc bà T trả lại cho bà C số tiền đặt cọc 100.000.000 đồng. Tòa án đã xác định sự kiện bất khả kháng để đi đến cách giải quyết là chỉ hoàn trả tài sản đặt cọc. Tuy nhiên, theo tác giả, cách giải quyết của Tòa vẫn chưa thỏa đáng, chưa công bằng cho các bên. Rủi ro của một bên là bà C, nhưng bà T phải cùng gánh chịu hậu quả này.
Bên cạnh “sự kiện bất khả kháng” trong tình huống hai mươi mốt, tác giả cho rằng dịch Covid-19 đang diễn ra hiện nay cũng là một ví dụ xác đáng của “sự kiện bất khả kháng”, bởi vì ảy ra một cách khách quan, không thể lường trước. Để ngăn chặn hiểm họa, các quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã ban hành những quy định hạn chế việc đi lại, sinh hoạt nơi công cộng,... Ảnh hưởng của dịch Covid-19 là rất lớn, tác giả lấy một ví dụ liên quan đến đặt cọc mà chủ thể của hợp đồng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi “sự kiện bất khả kháng” đó là hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh. Trường hợp này cả hai bên đều bị thiệt hại, tuy nhiên bên thuê mặt bằng là bên gặp nhiều khó khăn hơn vì đang bị ràng buộc bởi hợp đồng thuê mặt bằng với nghĩa vụ trả tiền thuê hàng tháng. Trong tình hình bất khả kháng như hiện nay, thông thường các bên thỏa thuận giảm tiền thuê hoặc tạm dừng hợp đồng cho đến khi chấm dứt sự kiện bất khả kháng. Nếu các bên thiếu thiện chí thì khả năng dẫn đến tranh chấp và giải quyết thông qua Tòa án và kích hoạt quy định về “sự kiện bất khả kháng” của BLDS năm 2015.
Trong trường hợp này, phải xác định là bên thuê không có lỗi hay vi phạm hợp đồng mà do sự tác động, ảnh hưởng trực tiếp và duy nhất của sự kiện bất khả kháng, dẫn đến khả năng không thể thực hiện được nghĩa vụ của mình, dù đã cố gắng (không thể đóng đủ tiền thuê mặt bằng theo thỏa thuận trong hợp đồng do ngừng hoạt động kinh doanh và không có doanh thu). Theo quy định tại khoản 2 điều 584 BLDS năm 2015: “Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”. Như vậy, về nguyên tắc, nếu áp dụng theo quy định trên thì trong trường hợp ảy ra sự kiện bất khả kháng, bên thuê mặt bằng sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên thuê.
Từ quy định trên dẫn đến hệ quả khi có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan: (1) Rủi ro của một bên nhưng bên còn lại phải chịu hậu quả pháp lý. Như đối với trường hợp thuê mặt bằng kinh doanh, nếu giải quyết theo quy định của
pháp luật thì bên thuê nhận lại tài sản đặt cọc, bên cho thuê vừa bị chấm dứt hợp đồng thuê nhà khi chưa hết thời hạn cho thuê theo thỏa thuận vừa trả lại tài sản đặt cọc cho bên thuê; (2) Trường hợp tài sản đặt cọc kiêm tiền thanh toán hợp đồng trong trường hợp hợp đồng không được giao kết, thực hiện. Nếu bên thuê và bên cho thuê đã thực hiện thỏa thuận và tiền đặt cọc đã thực hiện nghĩa vụ trả tiền thuê nhà, giải quyết theo quy định của pháp luật là phải trả lại tài sản đặt cọc cho bên thuê thì bên cho thuê phải chịu thiệt hại.
Từ phân tích trên, tác giả kiến nghị pháp luật nên cho phép các bên được thỏa thuận với nhau về việc xác định những sự kiện nào là “bất khả kháng”, trường hợp nào là “trở ngại khách quan” và hướng giải quyết tài sản đặt cọc khi ảy ra sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan và trường hợp có thỏa thuận “tài sản đặt cọc