Dựa theo mối quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của

Một phần của tài liệu Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 29)

của từng người gây thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung

Trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng pháp luật dân sự có quy định về căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường do người gây ra. Đó là: thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra trên thực tế; thứ hai, có hành vi gây ra thiệt hại là hành vi trái pháp luật; thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hại thực tế15. Khác với quy định trước đây, theo pháp luật dân sự hiện hành, về nguyên tắc, lỗi của người có hành vi xâm phạm gây thiệt hại không còn là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng nữa trừ khi có quy

định khác16. Như vậy có thể thấy, thiệt hại thực tế và mối quan hệ nhân quả giữa

hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại và thiệt hại thực tế là hai yếu tố không thể thiếu trong trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do người gây ra và chỉ cần thiếu các yếu tố này thì sẽ không phát sinh trách nhiệm trách nhiệm BTTH ngoài hợp đồng do người gây ra. Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học pháp luật dân sự nói riêng xác định rằng: Chỉ những thiệt hại nào được coi là hậu quả tất yếu, không thể tránh khỏi của hành vi trái pháp luật thì người gây thiệt hại đó mới phải chịu

trách nhiệm bồi thường17. Nguyên tắc nêu trên cũng được áp dụng trong trường hợp

nhiều người cùng gây thiệt hại và khi đó hậu quả tất yếu chính là tổng thiệt hại chung do hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại gây ra.

Mở rộng nguyên tắc này và theo lẽ công bằng ta thấy, khi nhiều người cùng gây thiệt hại thì một người nào đó chỉ phải chịu thiệt hại là hệ quả tất yếu, không thể tránh khỏi của hành vi trái pháp luật do người đó gây ra. Hay nói một cách dân giã là “Ai làm bao nhiêu, thì người ấy chịu bấy nhiêu”. Cụ thể hơn, khi nhiều người cùng gây thiệt hại và cùng LĐBTTH thì một người nào đó chỉ phải chịu MTN trong việc LĐBTTH căn cứ theo quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của mình gây ra với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung. Sở dĩ tác giả đưa ra căn cứ “quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của từng người gây ra với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung” mà không phải là “quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại của từng người gây ra với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung” bởi vì yếu tố

15 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và BTTH ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr.377-380.

16 Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2019), tlđd (15), tr.382.

17

“tính chất hành vi” cũng chính là yếu tố “hành vi” nhưng ngoài việc thể hiện một hành vi cụ thể, “tính chất hành vi” còn thể hiện mức độ nguy hiểm mà hành vi đó đã thực hiện, do đó yếu tố “tính chất hành vi” phản ánh về hành vi một cách đầy đủ hơn.

Tuy nhiên, pháp luật dân sự hiện không quy định mối quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của từng người gây thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung là căn cứ để xác định MTN trong việc LĐBTTH do hành vi của nhiều người gây ra mà lại dựa vào MĐL. Trong khi đó, MĐL là căn cứ còn nhiều khiếm khuyết như đã phân tích ở trên, vậy liệu chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc khi nhiều người cùng gây thiệt hại thì một người nào đó chỉ phải chịu thiệt hại là hệ quả tất yếu, không thể tránh khỏi của hành vi trái pháp luật do người đó gây ra trong trường hợp này để phân định MTN được hay không. Theo quan điểm của tác giả, chúng ta hoàn toàn có thể căn cứ vào mối quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của từng người gây thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung để xác định MTN trong việc LĐBTTH.

Ví dụ: A và B cùng chém vào người C, A chém nhiều nhát từ trên xuống làm nứt sọ, đứt động mạch cổ C và B chém C một nhát làm đứt lìa cánh tay C dẫn đến hậu quả C chết do mất máu. Theo quy định, A và B phải cùng LĐBTTH do C chết và trách nhiệm bồi thường của từng người được xác định tương tứng theo MĐL. Trong khi việc xác định MĐL của A và B gặp rất nhiều khó khăn dễ dẫn đến sai lầm, thì hiện nay việc giám định đã có thể kết luận về tỷ lệ phần trăm thương tích của C và do vật nào, lực tác động, chiều hướng tác động gây ra thương tích cho C. Từ đó, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể xác định được hành vi của A và B gây ra tỷ lệ thương tích bao nhiêu trong tổng thương tích chung và Tòa án có thể căn cứ trực tiếp vào đó để xác định MTN trong việc LĐBTTH của từng người.

Ở một góc độ khác, quan hệ nhân quả và hậu quả thiệt hại thực tế được rất nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới vận dụng để giải quyết về xác định mức BTTH ngoài hợp đồng. Có tác giả cho rằng: trong phần lớn hệ thống pháp luật, MTN bồi thường được xử lý như thuộc vấn đề của quan hệ nhân quả. Bộ nguyên tắc châu Âu về BTTH (ngoài hợp đồng) theo hướng xử lý vấn đề MTN bồi thường

trong khuông khổ mối quan hệ nhân quả18. Mặc dù thuật ngữ “MTN” mà tác giả

nêu trên đề cập nằm ở góc độ là mức BTTH, tuy nhiên trong chừng mực nào đó, khi những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện đầy đủ việc bồi thường của mình thì MTN trong việc LĐBTTH của họ cũng chính là mức BTTH mà mỗi người phải bồi

18

thường cho chủ thể bị thiệt hại. Việc áp dụng nghĩa vụ liên đới chỉ mang tính chất đảm bảo việc bồi thường được thực hiện toàn bộ, đầy đủ và kịp thời.

Trên thực tế rất nhiều Tòa án đã áp dụng mối quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của từng người gây thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung để xác định MTN của từng người khi những người này phải LĐBTTH. Điều này được thể hiện qua một số vụ án sau đây:

Vụ án thứ sáu (Nguyễn Thị Ngọc L khởi kiện Nguyễn Thị Thanh T, Phạm

Phú K, Nguyễn Thị Kim Th đòi BTTH do sức khỏe bị xâm phạm)19

:

Nội dung vụ án: Chị L và vợ chồng T, K kình cãi nhau. K dùng tay tát vào mặt L một cái. T đánh vào mặt L và xô xát dẫn đến ngón tay áp út bàn tay trái của chị L bị gãy. Chị Th chỉ có hành vi can ngăn việc xô xát giữa chị T và chị L, không gây thương tích cho chị L. Tòa án nhận định: K và T có lỗi gây ra thiệt hại cho chị L nên phải liên đới bồi thường cho chị L số tiền 5.303.900 đồng; trong đó, phần lớn thiệt hại do chị T gây ra nên chị T phải chịu bồi thường 80% thiệt hại với số tiền 4.243.120 đồng; anh K phải chịu bồi thường 20% thiệt hại với số tiền là 1.060.780 đồng. Quyết định của Tòa án: Căn cứ vào Điều 584, Điều 585, Điều 586, Điều 587 và Điều 590 của BLDS 2015, buộc T và K phải bồi thường như nhận định.

Trong vụ án này, Tòa án có nhận định về lỗi, tuy nhiên Tòa án chỉ sử dụng lỗi là một trong những căn cứ để buộc K và T phải chịu trách niệm liên đới. Trong khi đó,

Tòa án xác định MTN bồi thường giữa K và T dựa trên căn cứ “phần lớn thiệt hại do T

gây ra nên T phải chịu bồi thường 80% thiệt hại” chứ không dựa vào MĐL của T và

K. Bởi vì chúng ta không thấy tòa án đánh giá về mức độ nhận thức về hành vi trái pháp luật và mong muốn hậu quả xảy ra của K và T. Việc Tòa án căn cứ vào yếu tố “phần lớn thiệt hại do T gây ra” chính là áp dụng mối quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của từng người gây thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung để xác định MTN bồi thường và đây là hướng xử lý phù hợp trong trường hợp này bởi lẽ việc đánh giá về MĐL của K và T là dường như rất khó xác định.

Vụ án thứ bảy (Hoàng Tuyết L khởi kiện Nguyễn Văn M, Trần Văn L yêu cầu

BTTH do sức khỏe bị xâm phạm)20

:

Nội dung vụ án: Ngày 21/02/2019 tại sân nhà ông M xảy ra xô xát giữa chị L, ông M và anh L. Chị L bị ông M dùng tay đánh vào tai trái làm thủng màng nhĩ; bị anh L dùng cây gỗ đánh vào cẳng tay trái làm trầy xướt gây thương tích. Tòa án

19 Bản án số 09/2017/DS-ST ngày 25/7/2017 của Tòa án nhân dân huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa.

20

nhận định: có đủ cơ sở xác định vết thương (thủng màng nhĩ tai trái) trên cơ thể chị L là do ông M gây ra; vết sẹo mặt sau 1/3 trên cẳng tay trái, kích thước 1,5cm x 0,1cm trên cơ thể chị L là do anh L gây ra. Do đó, buộc ông M và anh L có nghĩa vụ liên đới bồi thường cho chị L số tiền 6.334.252 đồng (tròn số 6.334.000 đồng). Thương tích của chị L chủ yếu do ông M gây ra nên ông M phải có nghĩa vụ bồi thường nhiều hơn anh L. Ghi nhận ông M tự nguyện bồi thường cho chị L 5.000.000 đồng nên buộc anh L còn phải bồi thường cho chị L 1.334.000 đồng. Quyết định: Căn cứ các Điều 584 và Điều 590 của BLDS 2015, buộc ông M và anh L có nghĩa vụ liên đới bồi thường như nhận định.

Qua vụ án này ta thấy, Tòa án đã áp dụng mối quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của từng người gây thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung để xác định MTN trong việc LĐBTTH. Khi mà, dựa trên cơ sở kết luận giám định pháp y khẳng định vết thương (thủng màng nhĩ tai trái) trên cơ thể chị L là do ông M gây ra; vết sẹo mặt sau 1/3 trên cẳng tay trái, kích thước 1,5cm x 0,1cm trên cơ thể chị L là do anh L gây ra, Tòa án đã nhận định “thương tích của chị L chủ yếu do ông M gây ra nên ông M phải có nghĩa vụ bồi thường nhiều hơn anh L” nên xác định ông M phải có nghĩa vụ bồi thường nhiều hơn anh L.

Từ thực tiễn giải quyết các vụ án được bình luận nêu trên, chúng ta thấy Tòa án đã dựa mối quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của từng người gây thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra, các MTN được xác định cho từng người theo đánh giá của tác giả đều phù hợp và công bằng và đây cũng là xu hướng được nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới vận dụng để giải quyết các vấn đề về BTTH ngoài hợp đồng.

Từ các cơ sở đó, tác giả đưa ra kiến nghị Quốc hội sửa đổi quy định tại Điều

587 BLDS 2015 theo hướng bổ sung yếu tố “mối quan hệ nhân quả giữa tính chất

hành vi gây thiệt hại của từng người gây thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt

hại chung” để làm căn cứ thứ hai để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều

người cùng gây ra, trong trường hợp hành vi gây thiệt hại của nhiều người có cùng hình thức lỗi.

Một phần của tài liệu Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 26 - 29)