Như đã phân tích ở trên, khi tài sản thuộc sở hữu chung thiệt hại thì các đồng sở hữu phải liên đới bồi thường. Tương tự như trường hợp tài sản chung hợp nhất gây thiệt hại, dưới góc độ văn bản chúng ta thấy chưa có một quy định cụ thể nào về việc các đồng sở hữu phải liên đới bồi thường như thế nào trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu theo phần gây ra thiệt hại, hay nói cách khác MTN trong việc LĐBTTH của từng đồng sở hữu (của tài sản thuộc sở chung theo phần) được xác định như thế nào thì pháp luật chưa có quy định.
Theo quy định Điều 209 BLDS 2015 thì sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Theo quy định này, chúng ta có thể suy luận rằng trong trường hợp các đồng sở hữu có quan hệ sở hữu chung theo phần phải LĐBTTH do tài sản của họ gây ra, tất cả các nghĩa vụ (trong việc BTTH) mà các đồng sở hữu này phải chịu được xác định tương tứng theo phần quyền sở hữu. Trong khi đó như đã nêu ở trên, MTN của mỗi đồng sở hữu trong việc LĐBTTH do tài sản gây ra thực chất chính là phần nghĩa vụ mà các đồng sở hữu phải gánh chịu khi phải BTTH. Do đó, MTN cho mỗi đồng sở hữu trong việc LĐBTTH do tài sản (thuộc sở hữu chung theo phần) gây ra cũng phải tương ứng với phần quyền sở hữu của họ (trừ khi họ có thỏa thuận khác). Về vấn đề này, có tác giả cho cũng cho rằng: “...nhà làm luật nên quy định thêm về việc chịu rủi ro đối với tài sản chung theo phần cũng tương ứng với phần quyền sở hữu của mỗi người...”36.
Mặc dù, pháp luật dân sự chưa có quy định cụ thể về việc các đồng sở hữu phải liên đới bồi thường như thế nào trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thuộc sở
36
hữu chung theo phần. Trên thực tế, đã có Tòa án đã buộc các đồng sở hữu phải LĐBTTH với MTN tương ứng theo phần quyền sở hữu trong trường hợp tài sản gây thiệt hại. Điều này được thể hiện qua vụ án sau đây:
Vụ án thứ mười bốn: (Bà Nguyễn Thị L khởi kiện ông Đặng Ngọc H và ông
Nguyễn Việt H1 BTTH do tính mạng, sức khỏe bị xâm phạm)37:
Nội dung vụ án: Ngày 01/02/2018 ông T (chồng bà L) điều khiển xe mô tô chở bà L trên đường thì bị xe khách (của H và C góp tiền mua) do H1 điều khiển đi theo hướng ngược lại đã lấn sang phần đường và đâm vào xe ông T đang điều khiển. Hậu quả ông T chết, bà L bị thương tật với tỷ lệ 59%. Kết luận giám định: Do đầu khớp (rô tuyn) của thanh nối trục lái bị bật ra ngoài dẫn đến xe bị mất lái đột ngột dẫn đến xe ô tô đi sai phần đường xảy ra tai nạn giao thông. Tại phiên tòa, bà L rút yêu cầu không buộc bị đơn ông H1 phải bồi thường mà chỉ yêu cầu chủ xe H và C phải bồi thường. Tòa án nhận định: ông H1 không có lỗi trong vụ tai nạn, buộc H và C phải có trách nhiệm LĐBTTH cho ông T và bà L do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra. Cụ thể chia phần mỗi người phải chịu ½, ông H phải bồi thường cho bà L số tiền là 60.323.514 đồng, ông C phải bồi thường cho bà L số tiền là 60.323.514 đồng. Tòa án đã căn cứ Điều 584, 585, 590, 591 và 601 BLDS 2015 ra quyết định như đã nêu tại phần nhận định.
Qua vụ án này ta thấy, Tòa án đã buộc các đồng sở hữu tài sản thuộc sở hữu theo phần (xe khách do ông H và ông C góp tiền mua) phải LĐBTTH và mỗi người phải chịu ½ mức BTTH cho bà L. Mặc dù phán quyết đã xác định cụ thể MTN trong việc LĐBTTH của các chủ sở hữu, tuy nhiên phán quyết vẫn còn một điểm hạn chế là chưa nêu rõ tỷ lệ sở hữu của ông H và ông C trong khối tài sản chung để làm cơ sở cho phán quyết được thuyết phục hơn (có thể Tòa án đã làm rõ trong quá trình giải quyết vụ án). Có lẽ, nguyên nhân xuất phát từ thiếu quy định cụ thể của pháp luật về vấn đề này để làm cơ sở cho Tòa án giải quyết vụ việc được chặt chẽ.
Vụ án thứ mười lăm (Bà Nguyễn Thị T khởi kiện bà Phạm Thị Th đòi BTTH về tài sản)38:
Nội dung vụ án: Hộ bà Phạm Thị Th sử dụng thửa đất liền kề với hộ bà Nguyễn Thị T. Bà T khởi kiện yêu cầu bà Th, vợ chồng anh B, chị L bồi thường phần tường nhà của bà bị ố vàng do nước thải chuồng bò, hố xí nhà bà Th gây ra. Bản án số 15/2019/DS-ST ngày 26/11/2019 của TAND huyện T xử: Chấp nhận yêu
37 Bản án số 19/2020/DS-ST ngày 24/9/2020 của Tòa án nhân dân huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
38
cầu của bà T, buộc bà Th và vợ chồng anh B, chị L có nghĩa vụ LĐBTTH bà T với số tiền là 9.247.600 đồng. Bà Th kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm nhận định: tường nhà bà T bị thấm ố vàng có nguyên nhân là do nước thải từ chuồng bò, hố xí nhà bà Th gây ra do đó bà Th và vợ chồng anh B, chị L phải có trách nhiệm BTTH về tài sản cho bà T như tòa án cấp sơ thẩm đã xác định là có căn cứ. Tòa án cấp phúc thẩm quyết định: Điều 584, 585, 587, 589 và 605 BLDS 2015 sửa bản án sơ thẩm, buộc bà Th và vợ chồng anh B, chị L phải LĐBTTH về tài sản cho bà Nguyễn Thị T số tiền 2.136.000 đồng, chia phần: Bà Th bồi thường 712.000 đồng, vợ chồng anh B chị L bồi thường 1.424.000 đồng.
Qua vụ án này ta thấy, mặc dù đây là trường hợp tài sản gây thiệt hại nhưng Tòa án lại viện dẫn một số quy định áp dụng cho hành vi gây thiệt hại. Có lẽ nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu các quy định điều chỉnh trường hợp tài sản gây thiệt hại khiến Tòa án lúng túng trong việc lựa chọn căn cứ áp dụng. Về nội dung của phán quyết, Tòa án đã buộc những người trong hộ gia đình bà Th (gồm bà Th và vợ chồng anh B, chị L) phải LĐBTTH, MTN trong việc LĐBTTH của mỗi người được chia theo phần bằng nhau. Mặc dù Tòa án đã không có một lý giải cụ thể vì sao lại xác định trách nhiệm trong việc LĐBTTH của mỗi người được chia theo phần bằng nhau. Có thể Tòa án đã theo hướng dựa vào yếu tố sở hữu của hộ gia đình bà Th (sở hữu của các thành viên gia đình đối với tài sản chung về cơ bản là thuộc hình thức sở hữu chung theo phần, trừ các trường hợp khác được pháp luật quy định39) để phân chia MTN của từng người trong hộ mặc dù điều này chưa thật sự rõ nét. Nếu pháp luật có một quy định cụ thể về vấn đề này có lẽ Tòa án sẽ không gặp phải lúng túng như trường hợp vừa nêu.
Từ thực tiễn giải quyết các vụ án được bình luận nêu trên, tác giả đưa ra kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cần ban ngành nghị quyết hướng dẫn BLDS 2015 về việc xác định MTN trong việc LĐBTTH trong trường hợp do tài sản thuộc sở hữu chung theo phần gây ra theo hướng khi tài sản thuộc sở hữu chung theo phần gây thiệt hại thì MTN trong việc LĐBTTH của từng đồng sở hữu được xác định tương tứng theo phần quyền sở hữu của mỗi người.
Kết hợp các kiến nghị được nêu trong chương này, ta có thể hoàn thiện quy định của nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn BLDS 2015, góp phần cung cấp cơ sở pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án được thuận lợi (dự thảo quy định xem tại Mục 2 Phụ lục I luận văn này).
39
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Pháp luật dân sự hiện chưa có quy định cụ thể về xác định MTN trong việc LĐBTTH khi có yếu tố “tài sản gây ra”. Đó có thể là các trường hợp, nhiều tài sản cùng gây thiệt hại, tài sản và hành vi của con người cùng gây ra thiệt hại, tài sản gây thiệt hại có nhiều đồng sở hữu. Thực tế cho thấy, việc thiếu các quy định cụ thể về về xác định MTN trong việc LĐBTTH khi có yếu tố tài sản gây ra đã làm cho Tòa án lúng túng trong việc xử lý các vụ việc có liên quan đến LĐBTTH khi có yếu tố “tài sản gây ra”. Xuất phát từ việc gây thiệt hại thực tế của tài sản và quan hệ sở hữu của các chủ sở hữu tài sản chúng ta có thể căn cứ vào quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản và thiệt hại thực tế để xác định MTN trong việc LĐBTTH khi nhiều tài sản cùng gây ra thiệt hại hoặc tài sản và hành vi của con người cùng gây ra thiệt hại hoặc căn cứ vào loại sở hữu để xác định MTN trong việc LĐBTTH do tài sản có nhiều đồng sở hữu gây ra.
Trong thực tế, một số Tòa án đã có xu hướng căn cứ vào quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản và thiệt hại thực tế để xác định MTN trong việc LĐBTTH khi nhiều tài sản cùng gây ra thiệt hại hoặc tài sản và hành vi của con người cùng gây ra thiệt hại hoặc căn cứ vào loại sở hữu để xác định MTN trong việc LĐBTTH do tài sản có nhiều đồng sở hữu gây ra khi chưa có quy định của pháp luật điều chỉnh để giải quyết bản án được thuyết phục. Cùng với xu hướng phát triển của xã hội, hiện nay đã xuất hiện thêm nhiều dạng tài sản mới mà có thể hoạt động độc lập không phụ thuộc và sự quản lý, vận hành của con người như robot, các thiết bị bay không người lái, xe tự hành... Và nếu pháp luật dân sự không sớm được điều chỉnh về xác định MTN trong việc LĐBTTH khi có yếu tố “tài sản gây ra” rất có thể việc giải quyết của Tòa án sẽ còn gặp rất nhiều khó khăn khi thiếu quy định để làm cơ sở cho các phán quyết được thuyết phục và công bằng.
KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu các quy định pháp luật cũng như thực tiễn xét xử cho thấy xác định MTN trong việc LĐBTTH là một nội dung khá phức tạp trong pháp luật dân sự Việt Nam. Nghiên cứu vấn đề này là nghiên cứu các căn cứ để xác định MTN trong việc LĐBTTH do hành vi nhiều người gây ra và do tài sản gây ra.
Mặc dù BLDS 2015 đã quy định MĐL là căn cứ để xác định MTN trong việc LĐBTTH do hành vi của nhiều người gây ra. Tuy nhiên, việc xác định MTN trong việc LĐBTTH thông qua MĐL của từng người gây thiệt hại phát sinh rất nhiều khó khăn khi áp dụng trong thực tế. Bên cạnh đó, pháp luật dân sự quy định một số trường hợp LĐBTTH trong một số trường hợp tài sản gây ra thiệt hại, nhưng lại chưa có quy định để xác định MTN trong việc LĐBTTH của từng người trong các trường hợp này như thế nào dẫn tới sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết.
Song một số căn cứ như vai trò, tính chất của hành vi của từng người gây thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của từng người gây thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung, mức hưởng lợi của từng người gây thiệt hại lại có thể định lượng được MTN trong việc LĐBTTH do hành vi nhiều người gây ra. Hay là, quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản và thiệt hại thực tế có thể định lượng MTN trong việc LĐBTTH khi nhiều tài sản cùng gây ra thiệt hại hoặc tài sản và hành vi của con người cùng gây ra thiệt hại và loại sở hữu chung có thể định lượng được MTN trong việc LĐBTTH do tài sản có nhiều đồng sở hữu gây ra.
Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về xác định MTN trong việc LĐBTTH có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp về BTTH ngoài hợp đồng nói chung và LĐBTTH ngoài hợp đồng nói riêng, góp phần tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ việc dân sự, các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được thuyết phục và công bằng. Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một vài kiến nghị để bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam về xác định MTN trong việc LĐBTTH ngoài hợp đồng. Do trình độ nghiên cứu của tác giả còn nhiều hạn chế, chắc chắn luận văn còn nhiều thiếu sót. Kính mong quý thầy, cô và các đọc giả thông cảm và chia sẻ. Tác giả xin chân thành cảm ơn quý thầy, cô và các bạn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Văn bản quy phạm pháp luật
1.Bộ luật dân sự (Luật số 44-L/CTN) ngày 28/10/1995;
2.Bộ luật dân sự (Luật số 33/2005/QH11) ngày 14/6/2005;
3.Bộ luật dân sự (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015;
4.Bộ luật hình sự (Luật số 100/2015/QH13) ngày 27/11/2015;
5.Luật sửa đổi bổ, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 (Luật
số 12/2017/QH1) ngày 20/6/2017;
6.Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao ngày 08/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
7.Thông tư số 173-TANDTC của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
ngày 23/3/1972 hướng dẫn xét xử về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;
B. Tài liệu tham khảo
8.Phạm Kim Anh (2008), Trách nhiệm dân sự liên đới bồi thường thiệt hại trong
pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội;
9.Phạm Kim Anh (2003), “Khái niệm lỗi trong trách nhiệm dân sự”, Tạp chí Khoa
học pháp lý, số 3 (18), tr.32-36;
10. Trịnh Tuấn Anh (2016), "Bàn về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự năm 2015", Tạp chí Kiểm sát, số 19/2016, tr.34-39;
11. Nguyễn Văn Cừ - Trần Thị Huệ (2017), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm
2015, NXB Công an nhân dân;
12. Đỗ Văn Đại (2018), Luật BTTH ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận
bản án Tập 1 (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ tư), Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam;
13. Đỗ Văn Đại (2018), Luật BTTH ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận
bản án Tập 2 (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ tư), Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam;
14. Hoàng Đạo và Vũ Thị Lan Hương (2013), “Yếu tố lỗi trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 13, tr.34-40.
16. Nguyễn Thị Minh Hạnh (2015), “Trách nhiệm liên đới trong bồi thường thiệt hại về môi trường theo pháp luật Việt Nam và bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản”,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 3/2015, tr50-54;
17. Phạm Thanh Hằng (2013), Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng
trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học
Luật Hà Nội;
18. Nguyễn Văn Hồng và Kiều Thành Nghĩa (1999), “Liên đới bồi thường thiệt hại”, Tạp chí toà án nhân dân, số 10/1999, tr.24-25;
19. Nguyễn Văn Hợi (2017), “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra