Trên thực tế, bên cạnh các trường hợp nhiều tài sản cùng gây ra một thiệt hại, chúng ta còn có thể bắt gặp các trường hợp tài sản và hành vi của con người cùng gây ra thiệt hại. Ví dụ: Xe A đang lưu thông thì bị bất ngờ nổ lốp làm mất lái đâm vào B làm B ngã ra xuống đường, cùng lúc đó xe C chạy quá tốc độ đâm tiếp vào B, B bị
thương do 02 xe A và C đâm phải29; cháu A đu đẩy cổng trường (đã mục bên trong)
dẫn đến đổ cổng làm chết cháu B,... Ở các tình huống này, chúng ta có thể thấy nguyên nhân gây ra thiệt hại có cả hành vi gây thiệt hại của con người và việc gây thiệt hại do tự thân tài sản gây ra. Rõ ràng, đây là một trường hợp đặc thù nên chúng ta không thể áp dụng tương tự pháp luật như trường hợp nhiều người cùng gây ra thiệt hại hoặc nhiều tài sản cùng gây ra thiệt hại. Trong khi đó, hiện chúng ta không thể tìm thấy bất cứ quy định nào trong pháp luật dân sự đưa ra hướng xử lý cụ thể khi tài sản và hành vi của con người cùng gây ra thiệt hại. Trên thực tế cho thấy, hướng xử lý của một số Tòa án tại Việt Nam là kết hợp BTTH do người và tài sản gây ra và quy trách nhiệm liên đới cho cả chủ sở hữu tài sản và người cùng gây ra thiệt hại30
và đây là cách xử lý phù hợp. Vấn đề đặt ra là nếu các chủ ở hữu và cả người chiếm hữu tài sản) phải LĐBTTH với người cùng gây ra thiệt hại với tài sản thì việc xác định MTN trong việc LĐBTTH trong trường hợp này sẽ thực hiện như thế nào và dựa trên cơ sở nào để phân định. Pháp luật dân sự cũng chưa có quy định về vấn đề này.
Trong khi đối với trường hợp BTTH do nhiều người cùng gây ra, chúng ta có thể có nhiều cơ sở để làm căn cứ xác định MTN trong việc LĐBTTH, nhưng đối với trường hợp tài sản gây thiệt hại chúng ta chỉ có duy nhất một căn cứ xác định MTN
29 Hoàng Ngọc, “Hải Phòng: Ô tô bất ngờ nổ lốp, gây tai nạn cho 5 xe máy”, https://www.vietnamplus.vn/hai -phong-oto-bat-ngo-no-lop-gay-tai-nan-cho-5-xe-may/372693.vnp, ngày 05/06/2021.
30
trong việc LĐBTTH do là dựa vào quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản và thiệt hại thực tế để xác định. Và khi đó đối với hành vi cùng gây thiệt hại với tài sản của con người chúng ta cũng phải dựa vào quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản và thiệt hại thực tế để xác định. Bởi lẽ, chúng ta không thể xác định một vấn đề khi xem xét chúng trên 02 hệ quy chiếu khác nhau và rất thuận lợi khi mà đối với hành vi cùng gây thiệt hại của con người chúng ta cũng có căn cứ để xác định MTN trong việc LĐBTTH dựa trên yếu tố quan hệ nhân quả.
Trên thực tế, đã có Tòa án đã buộc chủ sở hữu tài sản và người cùng gây thiệt hại với tài sản phải LĐBTTH. Đồng thời, căn cứ vào quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản, quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế để xác định MTN trong việc LĐBTTH do tài sản và hành vi của con người gây ra. Điều này được thể hiện qua vụ án sau đây:
Vụ án thứ mười hai (A kiện B đòi BTTH ngoài hợp đồng)31:
Nội dung vụ án: Ngày 10/9/2016, cháu H (con của anh D) và cháu E (con của anh F) trèo lên cổng nhà anh D (bị đơn B là cha D) đu đẩy làm đổ cổng làm chết cháu K. Tòa án nhận định: Sự việc diễn ra tại nhà D, H chưa thành niên là con D và I tham gia đu đẩy cổng làm chết cháu K. Do đó D và I là người chịu trách nhiệm chính. D vừa là chủ nhà, vừa là người giám hộ cho H nên D và I phải có trách nhiệm bồi thường cho gia đình anh A với mức 4/5 của số tiền 45.880.000 đồng, tương ứng số tiền 36.880.000đ. D đã đưa B 10.000.000 đồng để bồi thường cho gia đình A, D còn phải bồi thường tiếp 26.880.000 đồng cho gia đình A là phù hợp. F và G phải có trách nhiệm liên đới bồi thường cho gia đình A thay cho cháu E. Tuy nhiên trách nhiệm bồi thường của F và G với mức 1/5 của số tiền 45.880.000 đồng tương ứng số tiền là 9.000.000 đồng là phù hợp. Quyết định: Căn cứ Điều 357 và Điều 468 của BLDS 2015; Buộc D và I, F và G phải có nghĩa vụ liên đới bồi thường cho gia đình A số tiền 45.880.000 đồng. Kỷ phần như nhận định.
Qua vụ án này ta thấy, Tòa án đã buộc chủ sở hữu tài sản gây thiệt hại (anh D và chị I) và người có hành vi gây thiệt hại (do H và E là người chưa thành niên nên người giám hộ của H và E phải bồi thường) phải LĐBTTH. Tòa án cũng có hướng căn cứ vào quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản D và I, quan hệ nhân quả giữa tác động của hành vi của 02 cậu bé H và E với thiệt hại thực tế để xác định MTN khi nhận định và phân chia như sau: chủ sở hữu tài sản gây thiệt hại là D và I chịu 3/5, A và I chịu cho con trai 1/5 và F và G chịu cho con trai là 1/5. Mặc
31
dù, chúng ta có thể thấy tòa phán quyết khá định tính trong trường hợp này (chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được khi không hề có cơ sở pháp lý nào để Tòa án làm căn cứ để quyết định) khi chưa lý giải vì sao chủ sở hữu lại chịu 3/5 và người cùng gây thiệt hại chịu 2/5 thiệt hại. Có thể Tòa án đã cho rằng nguyên nhân gây thiệt hại đến từ tài sản nhiều hơn là hành vi của con người, nhưng thiết nghĩ Tòa án nên trưng cầu giám định chất lượng cổng nhà D và I để làm cơ sở cho lập luận và phán quyết của mình được vững chắc. Và nếu không giám định được thì xác định MTN trong việc LĐBTTH bằng nhau giữa các chủ thể là hợp lý.
Từ thực tiễn giải quyết vụ án được bình luận nêu trên và do pháp luật dân sự hiện nay vẫn chưa có quy định chung về áp dụng trách nhiệm LĐBTTH do tài sản và hành vi của con người cùng gây ra, cũng như quy định xác định MTN trong việc LĐBTTH do tài sản và hành vi của con người cùng gây ra, nên tác kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cần ban ngành nghị quyết hướng dẫn BLDS 2015 về việc xác định MTN trong việc LĐBTTH do tài sản và hành vi của con người cùng gây ra theo hướng quy định yếu tố quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản, quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại thực tế để xác định MTN trong việc LĐBTTH do tài sản và hành vi của con người cùng gây ra.
Theo đó, trách nhiệm bồi thường của từng chủ sở hữu, người chiếm hữu tài
sản gây thiệt hại và người cùng gây thiệt hại với tài sản được xác định tương ứng với quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản, hành vi của người gây thiệt hại và thiệt hại thực tế, nếu không xác định được theo căn cứ trên thì họ phải BTTH theo phần bằng nhau.
2.2. Xác định mức trách nhiệm liên đới bồi thường dựa vào hình thức sở hữu chung đối với tài sản
BLDS 2015 không có quy định rõ về việc khi một tài sản có nhiều đồng sở hữu gây thiệt hại thì các đồng sở hữu có phải LĐBTTH hay không. Theo một tác giả, trong thực tế, một số quy định không thể hiện rõ về phát sinh trách nhiệm bồi thường liên đới nhưng hàm chứa nội dung cho phép có xác định liên đới như trong các các điều luật về
BTTH do tài sản gây ra khi tài sản này thuộc đồng sở hữu (đồng sở hữu sẽ liên đới)32
và không hiếm trường hợp Tòa án buộc các đồng sở hữu súc vật cùng bồi thường cho người bị thiệt hại33
. Rõ ràng việc các đồng sở hữu phải LĐBTTH do tài sản thuộc đồng sở hữu gây ra là quan điểm phù hợp và đã được các tòa án vận dụng để giải quyết các
32 Đỗ Văn Đại (2018), tlđd (5), tr.794.
33
tranh chấp trên thực tế. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là khi các đồng sở hữu phải LĐBTTH thì cùng với đó phải xác định MTN trong việc LĐBTTH của từng người, về vấn đề này chúng ta vẫn chưa tìm thấy câu trả lời một cách rõ ràng từ các quy định của pháp luật. Dựa theo các quy định về sở hữu chung của BLDS 2015, có 02 loại sở hữu chung là sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần, mỗi loại sở hữu lại có các quy định khác nhau về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu. Nhìn từ quy định của pháp luật, ta thấy khi các đồng sở hữu phải LĐBTTH do tài sản thuộc sở hữu chung của họ gây ra tức là họ đang phải cùng chịu một nghĩa vụ xuất phát từ quan hệ sở hữu tài sản, hay nói cách khác là loại sở hữu chung trong quan hệ tài sản của các đồng sở hữu sẽ quyết định cách thức thực hiện nghĩa vụ giữa họ.
2.2.1. Sở hữu chung hợp nhất
Theo quy định tại Điều 210 BLDS 2015 thì sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Trong nội dung này, tác giả chỉ bàn về sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia (ví dụ thường thấy là sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng). Bởi lẽ, việc phân chia nghĩa vụ đối với những người sở hữu tài sản gây thiệt hại là loại tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia (như tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng) rất khó khăn và nhiều trường hợp có thể không thể xác định được (ví dụ như nhà thờ của dòng họ, giếng nước, bia đá, cổng của làng,...) và trong trường hợp này chúng ta nên ưu tiên áp dụng tập quán hoặc thông qua thỏa thuận để giải quyết.
Cũng theo quy định tại Điều 210 BLDS 2015 thì các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Theo quy định này, chúng ta có thể suy luận rằng trong trường hợp các đồng sở hữu có quan hệ sở hữu chung hợp nhất phải LĐBTTH do tài sản của họ gây ra, tất cả các nghĩa vụ (trong việc BTTH) mà các đồng sở hữu này phải chịu đều phải ngang nhau. Trong khi đó, MTN của mỗi đồng sở hữu trong việc LĐBTTH do tài sản gây ra thực chất chính là phần nghĩa vụ mà các đồng sở hữu phải gánh chịu khi phải BTTH. Do đó, MTN cho mỗi người trong việc LĐBTTH do tài sản gây ra cũng phải ngang nhau (trừ khi họ có thỏa thuận khác).
Do pháp luật dân sự chưa có quy định cụ thể về việc các đồng sở hữu phải liên đới bồi thường như thế nào trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thuộc sở hữu chung hợp nhất nên trên thực tế có nhiều Tòa án đã buộc các đồng sở hữu chung
hợp nhất phải LĐBTTH nhưng lại không phân chia MTN trong việc LĐBTTH cho các đồng sở hữu. Điều này được thể hiện qua vụ án sau đây:
Vụ án thứ mười ba (Nguyễn Thị Ngải khởi kiện Nguyễn Văn Biên đòi BTTH do súc vật gây ra)34:
Nội dung vụ án: Ngày 22/02/2006, cháu Đại con bà Ngải bị con bò của gia đình ông Biên húc vào bụng, đến tối ngày 22 và ngày 23/02/2006 cháu Đại liên tục kêu đau. Ngày 24/02/2006, chị Ngải đưa cháu Đại đi bệnh viện Ninh Bình. Đến ngày 27/02/2006 thì cháu Đại qua đời. Tòa án quyết định: Áp dụng Điều 604, 625 BLDS 2005 xử buộc ông Nguyễn Văn Biên và bà Đào Thị Phương ở thôn Hoàng Long, xã Gia Trung phải có trách nhiệm BTTH do súc vật của gia đình mình gây ra cho chị Nguyễn Thị Ngải với số tiền 7.000.000 đồng chẵn.
Qua vụ án này chúng ta thấy, Tòa án đã áp dụng Điều 604, 625 BLDS 2005 để buộc chủ sở hữu con bò là ông Nguyễn Văn Biên và bà Đào Thị Phương phải BTTH. Mặc dù, đây là trường hợp BTTH do tài sản gây ra nhưng tòa án vẫn viện dẫn Điều 604 BLDS 2005 vì có lẽ tại thời điểm này các trường hợp BTTH cần phải có yếu tố lỗi và do đó Tòa viện dẫn để đảm bảo phán quyết của mình phù hợp với
quy định của pháp luật. Đã có một luận án tiến sĩ làm rõ vấn đề này như sau: “Tòa
án nhân dân huyện Gia Viễn lại áp dụng cả Điều 604 và Điều 625 để đưa ra phán quyết về BTTH do súc vật gây ra là không chính xác. Vì Điều 604 liên quan đến BTTH do hành vi trái pháp luật gây ra nên không thể áp dụng với trường hợp súc
vật gây thiệt hại.”35. Tuy nhiên trong vụ việc này, Tòa án lại không phân chia MTN
của từng đồng sở hữu chung của con bò, chúng ta không thấy một lý giải hợp lý của Tòa án về vấn đề này. Rõ ràng, Tòa án nên xác định MTN trong việc LĐBTTH của ông Biên và Phương một cách cụ thể vì giả xử họ không còn tài sản chung và phải sử dụng tài sản riêng để bồi thường thì việc xác định MTN việc LĐBTTH một cách cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp một bên truy đòi bên còn lại sau khi đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Trong thực tế, một số phán quyết của tòa án về nghĩa vụ BTTH của vợ chồng cũng phân chia MTN cụ thể cho từng người và đây là xu hướng hợp lý. Ví dụ: Bản án số 26/2018/DS-ST ngày 07/6/2018 của TAND huyện
Thới Bình, tỉnh Cà Mau có nội dung “Buộc ông Lê Tấn L và vợ là bà Lê Thị Kim C
liên đới bồi thường phần thu nhập bị giảm sút cho bà Bùi Thị Cẩm T 253.000 đồng (hai trăm năm mươi ba ngàn đồng). Trong đó, phần của ông L phải bồi thường là
34 Bản án số 11/2006/DSST ngày 15/8/2006 của Tòa án nhân dân huyện Gia viễn, tỉnh Ninh Bình.
35
126.500 đồng (một trăm hai mươi sáu ngàn năm trăm đồng), phần của bà C phải
bồi thường là 126.500 đồng (một trăm hai mươi sáu ngàn năm trăm đồng)”.
Từ thực tiễn giải quyết vụ án được bình luận nêu trên, tác giả đưa ra kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cần ban ngành nghị quyết hướng dẫn BLDS 2015 về việc xác định MTN trong việc LĐBTTH trong trường hợp do tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất gây ra theo hướng khi tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất gây thiệt hại thì MTN trong việc LĐBTTH của từng đồng sở hữu được xác định theo phần bằng nhau.
2.2.2. Sở hữu chung theo phần
Như đã phân tích ở trên, khi tài sản thuộc sở hữu chung thiệt hại thì các đồng sở hữu phải liên đới bồi thường. Tương tự như trường hợp tài sản chung hợp nhất gây thiệt hại, dưới góc độ văn bản chúng ta thấy chưa có một quy định cụ thể nào về việc các đồng sở hữu phải liên đới bồi thường như thế nào trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu theo phần gây ra thiệt hại, hay nói cách khác MTN trong việc LĐBTTH của từng đồng sở hữu (của tài sản thuộc sở chung theo phần) được xác định như thế nào thì pháp luật chưa có quy định.
Theo quy định Điều 209 BLDS 2015 thì sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài