Khi nhiều tài sản cùng gây ra thiệt hại

Một phần của tài liệu Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 39)

Trong đời sống, có lẽ bất cứ ai trong chúng ta đều đã bắt gặp rất nhiều trường hợp nhiều tài sản cùng gây ra một thiệt hại (mà không có yếu tố tác động của con người hoặc con người được xác định là không có lỗi gây ra thiệt hại). Ví dụ như: Nhiều phương tiện giao thông cùng gây ra một tai nạn, nhiều con chó cùng cắn một người, nhiều ngôi nhà cùng làm nứt, sụt lún một ngôi nhà khác, nhiều cây cối đâm rễ làm sụp đổ một bức tường, nhiều ao nuôi tôm cùng làm nhiễm mặn cánh đồng lúa bên cạnh,... và có rất nhiều ví dụ tương tự như cho thấy trường hợp nhiều tài sản cùng gây ra một thiệt hại tồn tại rất nhiều trong thực tế. Tuy nhiên, pháp luật dân sự hiện không có quy định về việc khi nhiều tài sản cùng gây ra một thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu phải LĐBTTH hay BTTH một cách độc lập và nếu các chủ sở hữu, người chiếm hữu phải LĐBTTH thì việc xác định MTN trong việc LĐBTTH trong trường hợp này như thế nào. Trong giới nghiên cứu, có quan điểm cho rằng trong trường hợp nhiều súc vật của các chủ sở hữu khác nhau gây ra thiệt hại nhưng không biết chính xác súc vật nào trực tiếp gây thiệt hại thì nên theo hướng tất cả các chủ sở hữu phải liên đới bồi

thường27. Theo tác giả quan điểm nêu trên là thuyết phục và cần được mở rộng theo

hướng áp dụng tương tự quy định “nhiều người cùng gây ra thiệt hại”, khi không chỉ trường hợp “không biết chính xác tài sản nào trực tiếp gây thiệt hại” mà “khi nhiều tài sản cùng gây ra một thiệt hại chung” (thiệt hại đó không thể phân định một cách rõ ràng) thì cần phải buộc các chủ sở hữu, người chiếm hữu phải LĐBTTH.

Và khi có các chủ thể phải LĐBTTH pháp luật buộc phải cho biết làm thể nào để xác định MTN trong việc LĐBTTH của mỗi chủ thể để Tòa án có thể căn cứ để xác định MTN của các bên có nghĩa vụ LĐBTTH khi xảy ra tranh chấp. Do trách nhiệm BTTH do tài sản gây ra có đặc điểm riêng khác với trách nhiệm BTTH do người gây ra và phát sinh khi có các điều kiện gồm: có thiệt hại xảy ra; có hoạt động gây thiệt hại trái pháp luật của tài sản; có mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động của tài sản và thiệt hại xảy ra. Cho nên chúng ta chỉ có thể căn cứ vào quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản và thiệt hại thực tế để xác định

MTN trong việc LĐBTTH do tài sản gây ra. Tuy nhiên như đã nói ở trên pháp luật

dân sự hiện không có quy định về vấn đề này, thậm chí trong khoa học pháp lý, dường như cũng chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đề cập đến việc làm thế nào để xác định MTN trong việc LĐBTTH do tài sản gây ra.

27 Đỗ Văn Đại (2018), Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án Tập 2 (Sách chuyên khảo, xuất bản lần thứ tư), Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam, tr.317-318.

Trên thực tế, đã có Tòa án đã buộc các chủ sở hữu phải LĐBTTH khi tài sản của họ cùng gây ra một thiệt hại và căn cứ vào quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản và thiệt hại thực tế để xác định MTN trong việc LĐBTTH do tài sản gây ra. Điều này được thể hiện qua vụ án sau đây:

Vụ án thứ mười một(Nguyễn Kim Muội khởi kiện Huỳnh Anh Tuấn, Nguyễn

Minh Phương yêu cầu BTTH do tài sản bị xâm phạm)28

:

Nội dung vụ án: Cách thời điểm tranh chấp 15 đến 16 năm, bà Muội có xây 01 căn nhà tọa lạc tại huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh. Phía Bắc giáp đất nhà ông Tuấn và anh Phương. Đến năm 2011, ông Tuấn và anh Phương xây nhà, thì nhà của bà Muội có dấu hiệu rạn nứt và lún đất. Bà Muội yêu cầu ông Tuấn và anh Phương BTTH. Các bên đồng ý với kết quả thẩm định thiệt hại là 70.178.089 đồng. Tòa án nhận định: xác định phương pháp BTTH tính tỷ lệ theo chiều dài tiếp giáp với nhà bà Muội là 15m. Trong đó nhà ông Tuấn tiếp giáp 05m, còn nhà anh Phương tiếp giáp 10m, nên được tính cụ thể như sau: 70.178.089 đồng : 3 = 23.392.696 đồng; phần đất của anh Phương tiếp giáp bà Muội là 10m nên 23.392.696 đồng x 2 = 46.785.392 đồng. Quyết định: Áp dụng điều 608 BLDS (năm 2005), buộc ông Tuấn, bà Vui và anh Phương, chị Lộc phải liên đới bồi thường cho bà Muội số tiền 70.178.089 đồng, cụ thể ông Tuấn, bà Vui bồi thường 23.392.696 đồng; anh Phương, chị Lộc bồi thường 46.785.392 đồng.

Qua vụ án này ta thấy, Tòa án đã buộc chủ sở hữu 02 ngôi nhà gây thiệt hại phải liên đới bồi thường cho bà Muội mặc dù căn cứ pháp luật mà Tòa án áp dụng (Điều 608 BLDS 2005) dường như không liên quan đến vấn đề áp dụng LĐBTTH cũng như việc xác định MTN trong việc LĐBTTH. Có lẽ trong tình huống này, Tòa án đã không tìm ra được quy định của pháp luật để làm cơ sở cho phán quyết của mình. Mặc dù phán quyết của Tòa án buộc vợ chồng ông Tuấn và vợ chồng anh Phương phải liên đới bồi thường cho bà Muội và MTN trong việc LĐBTTH cho các bên được tính theo tỷ lệ theo chiều dài nhà của những người phải bồi thường tiếp giáp với nhà bà Muội rất thuyết phục. Phán quyết này cho thấy Tòa án đã căn cứ vào quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản và thiệt hại thực tế để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều tài sản cùng gây ra. Ta có thể thấy được điều đó khi đánh giá rằng nhà anh Phương tiếp giáp nhiều hơn nên theo quan hệ nhân quả nhà anh Phương phải gây ra thiệt hại với tỷ lệ lớn hơn so với nhà ông Tuấn trong tổng thiệt hại chung.

Từ thực tiễn giải quyết vụ án được bình luận nêu trên và do pháp luật dân sự hiện nay vẫn chưa có quy định về áp dụng trách nhiệm LĐBTTH do nhiều tài sản

28

cùng gây ra và xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều tài sản gây ra, tác giả đưa ra kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cần ban ngành nghị quyết hướng dẫn BLDS 2015 về việc xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều tài sản gây ra theo hướng quy định yếu tố quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản và thiệt hại thực tế để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều tài sản

cùng gây ra. Theo đó, trách nhiệm bồi thường của từng chủ sở hữu, người chiếm

hữu tài sản gây thiệt hại được xác định tương ứng với quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của các tài sản và thiệt hại thực tế, nếu không xác định được theo căn cứ trên thì họ phải BTTH theo phần bằng nhau.

Một phần của tài liệu Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 37 - 39)