Pháp luật dân sự hiện hành không có quy định căn cứ mức hưởng lợi của từng người gây thiệt hại để làm căn cứ xác định MTN của từng người khi phải LĐBTTH. Ở góc độ khoa học pháp lý, dường như các học giả cũng chưa đề cập đến vấn đề này.
Tuy nhiên nhìn từ thực tế, từ lâu trong xã hội tồn tại câu nói “Có làm thì mới có ăn”, hay theo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguyên tắc phân phối chủ yếu trong quá trình quá độ đi lên Chủ nghĩa xã hội là “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”,... và có rất nhiều câu nói khác mang ý nghĩa tương tự mà thông qua đó chúng ra rút ra được một kết luận rằng: trong xã hội hiện tại, nguyên tắc phân phối vật chất chủ yếu trong xã hội là dựa vào lao động của mỗi cá nhân trong xã hội, hay nói cách việc hưởng lợi ích từ lao động của một người phụ thuộc vào mức độ tham gia lao động của người đó trong việc việc tạo ra lợi ích. Như vậy, rõ ràng việc hưởng lợi ích của một ai đó phản ánh chân thực mức độ tham gia của người đó vào việc tạo ra lợi ích, mặc dù có một số trường hợp không phải ánh đúng theo quy luật này (ví dụ khi có sự tác động một số yếu tố khác như tình cảm, quan hệ,... sẽ dẫn đến sự phân chia lợi ích không còn dựa theo yếu tố lao động) hay nói một cách ngắn gọn hơn là việc hưởng lợi của một người phản ánh mức độ tham gia của người đó vào việc tạo ra kết quả để hưởng lợi.
Tuân theo nguyên tắc nêu trên, chúng ta thấy trong một số trường hợp khi mà một nhóm người cùng gây ra thiệt hại cho chủ thể nào đó để hưởng lợi thì họ cũng có nhu cầu phân chia lợi ích tương ứng với phần tham gia gây thiệt hại của mình. Đặc biệt, chúng ta thường thấy điều này qua các vụ việc chiếm đoạt tài sản, khi mà một nhóm người sau khi chiếm đoạt tài sản (gây thiệt hại) sẽ phân chia lợi ích từ tài sản đã chiếm đoạt tương ứng với mức độ tham gia của mỗi người vào việc chiếm đoạt tài sản. Có nghĩa là, việc hưởng lợi của từng người gây thiệt hại phản ánh mức độ tham gia vào việc gây thiệt hại của người đó để hưởng lợi (ngoại trừ khi bị tác động bởi một số yếu tố khác), hay nói các khác việc hưởng lợi từ hành vi chiếm đoạt chính là biểu hiện về mặt vật chất của việc chiếm đoạt (phần hưởng lợi của một ai đó cũng chính là phần vật chất mà người đó đã chiếm đoạt của người khác). Theo lý lẽ đời thường, chúng ta thường thấy khi một người nào đó chiếm đoạt tài sản của người khác, thì người bị chiếm đoạt có xu hướng đòi lại đúng phần tài sản đã bị chiếm đoạt hay nói dân giã là “lấy bao nhiêu, trả bấy nhiêu”. Còn trong khoa học pháp lý, chúng ta nhận định là việc BTTH phải tương xứng với thiệt hại đã xảy ra. Suy rộng ra, đối với trường hợp nhiều người cùng chiếm đoạt tài sản, theo nguyên tắc “lấy bao nhiêu, trả bấy nhiêu” thì mỗi người chiếm đoạt cần phải trả lại tương ứng với mức mình đã chiếm đoạt trong tổng tài sản chiếm đoạt. Do đó, theo quan điểm của tác giả, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng yếu tố mức hưởng lợi của từng người gây thiệt hại làm căn cứ để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều
người cùng gây ra. Nhất là, trong một số trường hợp khi các căn cứ khác gây khó khăn cho cơ quan xét xử trong việc xác định MTN của những người cùng gây ra thiệt hại hoặc xác định theo các căn cứ khác sẽ dẫn đến MTN không công bằng, điển hình trong các vụ án chiếm đoạt, thì mức hưởng lợi sẽ phù hợp hơn cả khi được sử dụng làm căn cứ để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra.
Trên thực tế rất nhiều Tòa án đã áp dụng mức hưởng lợi của từng người gây thiệt hại để xác định MTN khi những người này phải LĐBTTH. Điều này được thể hiện qua một số vụ án sau đây:
Vụ án thứ tám (Nguyễn Văn T, Phạm Văn Ng phạm tội “Trộm cắp tài sản”)21
:
Nội dung vụ án: Ngày 23/9/2019, T và Ng vào Đình làng Lũng Hạ và Chùa Long Sơn tỉnh Vĩnh Phúc phá két sắt, hòm công đức trộm cắp tổng số tiền 2.390.000 đồng và 04 hộp sữa giá 16.000 đồng, tổng cộng 2.406.000 đồng. Tòa án nhận định: Cần buộc các bị cáo T, Ng phải LĐBTTH cho Chùa Long Sơn 316.000 đồng; bồi thường cho Đình làng Lũng Hạ 2.090.000 đồng. Trong tổng số tiền các bị cáo chiếm đoạt, số tiền bị cáo Ng được hưởng lợi ít hơn bị cáo T 10.000 đồng nên cần buộc các bị cáo phải bồi thường số tiền các bị cáo trộm cắp theo số tiền các bị cáo được hưởng lợi. Đình làng Lũng Hạ yêu cầu bồi thường két sắt giá 800.000 đồng; Chùa Long Sơn yêu cầu bồi thường vật dụng bị hỏng giá 70.000 đồng nên buộc các bị cáo phải LĐBTTH. Quyết định: Áp dụng các Điều 584, 585, 586, 587, 589 BLDS 2015, buộc các bị cáo T, Ng phải liên đới bồi thường cho Chùa Long Sơn 386.000 đồng (mỗi bị cáo 193.000 đồng); cho Đình làng Lũng Hạ 2.890.000 đồng, trong đó T là 1.450.000 đồng, Ng là 1.440.000 đồng.
Qua vụ án này ta thấy, mặc dù Tòa án sử dụng Điều 587 BLDS 2015 để làm căn cứ giải quyết phần dân sự, tuy nhiên Tòa án lại không xác định MTN trong việc LĐBTTH của các bị cáo dựa vào MĐL mà lại căn cứ vào số tiền các bị cáo được hưởng lợi. Rõ ràng các bị cáo từ động cơ, mục đích tư lợi muốn có tiền để sử dụng vào mục đích cá nhân đã chiếm đoạt tài sản để cùng nhau hưởng lợi (chúng ta cũng không thấy xuất hiện yếu tố tặng, cho, hay vì tình cảm dẫn đến các bị cáo hưởng lợi không đều), vì vậy có thể thấy mức tiền hưởng lợi của các bị cáo cho chúng ta hình dung được sự đóng góp công sức và mong muốn phân chia thành quả của các bị
21
cáo. Và theo quan điểm của tác giả, việc xác định MTN trong việc LĐBTTH của các bị cáo dựa vào số tiền các bị cáo được hưởng lợi để giải quyết vụ việc này là thuyết phục.
Vụ án thứ chín (Thẩm Hoàng P, Hà Văn T, Hoàng Văn H, Nông Văn M, Lục
Văn Đ, Đàm Quốc Th phạm tội “Trộm cắp tài sản”)22
:
Nội dung vụ án: Các đối tượng P, Văn T, H, M, Đ và Quốc T thừa nhận trong thời gian từ tháng 4 và 5 năm 2018 đã thực hiện 05 vụ trộm cắp trên địa bàn huyện Hạ Lang.
Tòa án nhận định: Các bị cáo P có người đại diện hợp pháp là Thẩm Văn L, Văn T có người đại diện hợp pháp là Hà Văn Th, Quốc T và H phải liên đới bồi thường cho chị Lăng Thị H, số tiền 10.000.000đ (mười triệu đồng). Trong vụ án này, T là người hưởng lợi ½ giá trị trộm được, tiếp đến là P và T, còn H là người hưởng lợi ít nhất. Do đó các bị cáo phải liên đới bồi thường như sau: Bị cáo T bồi thường 5.000.000 đồng; bị cáo H bồi thường 1.000.000 đồng; bị cáo P và T mỗi bị cáo 2.000.000 đồng. Quyết định: Về TNDS, áp dụng các Điều 584, 586, 587 và 589 BLDS 2015, buộc các bị cáo bồi thường như đã nêu tại phần nhận định.
Tương tự vụ án thứ tám đã bình luận, mặc dù Tòa án sử dụng Điều 587 BLDS 2015 để làm căn cứ giải quyết phần dân sự, tuy nhiên Tòa án lại không xác định MTN trong việc LĐBTTH của các bị cáo dựa vào MĐL mà lại căn cứ vào số tiền các bị cáo được hưởng lợi. Và rõ ràng hướng xử lý của Tòa án trong trường hợp này là phù hợp.
Vụ án thứ mười (Bùi Quốc B, Trần V T, Nguyễn Mạnh C phạm tội “Trộm cắp tài sản”)23
:
Nội dung vụ án: Năm 2018, lần trộm bò thứ hai, B cùng T và C trộm bò nhà ông V bán được 21.000.000 đồng, B chia cho T 4.500.000 đồng, chia cho C 3.000.000 đồng số còn lại B tiêu xài cá nhân. Tòa án nhận định: Căn cứ hành vi các bị cáo thực hiện, số tiền từng bị cáo được hưởng lợi cần chia theo phần từng bị cáo, cụ thể: đối với thiệt hại tại lần trộm cắp bò thứ nhất buộc bị cáo B bồi thường cho ông V 45.000.000đ (B tự nguyện bồi thường); đối với thiệt hại tại lần trộm cắp bò thứ 2, B thực hiện cùng với T và C cần buộc các bị cáo liên đới bồi thường cho V số tiền 45.000.000đ, theo phần: B phải bồi thường 22.0000.000 đồng (cộng lần thứ nhất B phải bồi thường 67.000.000đ), C bồi thường 10.000.000 đồng, T bồi thường
22 Bản án số 19/2018/HSST ngày 26/9/2018 của Tòa án nhân dân huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.
23
13.000.000 đồng. Quyết định: áp dụng các Điều 584, Điều 585, Điều 587, Điều 589 BLDS 2015, buộc các bị cáo phải liên đới bồi thường như nhận định.
Qua vụ án này ta thấy, mặc dù Tòa án sử dụng Điều 587 BLDS 2015 để làm căn cứ giải quyết phần dân sự, tuy nhiên Tòa án lại không xác định MTN trong việc LĐBTTH của các bị cáo dựa vào MĐL mà lại căn cứ vào hành vi các bị cáo đã thực hiện và số tiền các bị cáo được hưởng lợi. Việc Tòa án kết hợp các căn cứ khác nhau để xác định MTN trong việc LĐBTTH trong vụ án này rất thuyết phục. Khi mà việc BTTH trong pháp luật dân sự ngoài thể hiện là một biện pháp khắc phục thiệt hại, còn mang ý nghĩa một chế tài đối với người đã gây ra thiệt hại. Do vậy, đối với các trường hợp phân chia theo mức hưởng lợi chưa đảm bảo tính “trừng phạt” người gây thiệt hại thì chúng ta cần kết hợp các yếu tố khác để phân định MTN trong việc LĐBTTH cho phù hợp như trong vụ án nêu trên.
Từ thực tiễn giải quyết các vụ án được bình luận nêu trên, tác giả kiến nghị Quốc hội sửa đổi quy định tại Điều 587 BLDS 2015 theo hướng bổ sung yếu tố “mức hưởng lợi” của những người cùng gây ra thiệt hại để làm căn cứ thứ hai để xác định MTN trong việc LĐBTTH do nhiều người cùng gây ra.
Kết hợp các kiến nghị được nêu trong chương này, ta có thể hoàn thiện lại Điều 587 BLDS 2015, góp phần cung cấp cơ sở pháp lý để cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết các vụ án được thuận lợi (dự thảo quy định xem tại Mục 1 Phụ lục I luận văn này).
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Khi xác định MTN trong việc LĐBTTH do hành vi nhiều người cùng gây ra, Điều 587 BLDS 2015 quy định dựa vào MĐL của từng người gây thiệt hại để làm căn cứ xác định. Thực tế cho thấy, việc xác định MĐL của từng người gây thiệt hại rất khó khăn, nhiều trường hợp không thể xác định được và việc xác định MĐL của từng người gây thiệt hại lại phải dựa vào các yếu tố thuộc về hành vi của mỗi người để đánh giá. Bên cạnh đó, việc dựa vào MĐL của từng người gây thiệt hại để xác định MTN trong việc LĐBTTH do hành vi nhiều người cùng gây ra sẽ dẫn đến sự không công bằng khi có người chưa thành niên cùng gây thiệt hại với người đã thành niên.
Trong khi đó, nhiều Tòa án đã sử dụng các căn cứ khác như vai trò, tính chất của hành vi của từng người gây thiệt hại, mối quan hệ nhân quả giữa tính chất hành vi gây thiệt hại của từng người gây thiệt hại với tỷ lệ thiệt hại trong tổng thiệt hại chung, mức hưởng lợi của từng người gây thiệt hại thay thế cho MĐL khi xác định MTN trong việc LĐBTTH do hành vi nhiều người cùng gây ra để phán quyết được thuyết phục. Do đó, việc bổ sung căn cứ xác định MTN trong việc LĐBTTH do hành vi nhiều người cùng gây ra có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các tranh chấp dân sự hoặc phần dân sự trong vụ án hình sự về BTTH ngoài hợp đồng được thuyết phục và công bằng.
CHƢƠNG 2
XÁC ĐỊNH MỨC TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC LIÊN ĐỚI BỒI THƢỜNG THIỆT HẠI DO TÀI SẢN GÂY RA
Theo BLDS 2015, việc BTTH do tài sản gây ra được quy định theo từng trường hợp cụ thể tại Điều 601 BTTH do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, Điều 603 BTTH do súc vật gây ra, Điều 604 BTTH do cây cối gây ra, Điều 605 BTTH do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra (lần lượt tương ứng với các quy định tại Điều 623, 625, 626 và 627 BLDS 2005) và mỗi điều luật lại có cách quy định về việc LĐBTTH không giống nhau.
Cụ thể, tại Điều 601 BLDS 2015, nhà làm luật quy định theo hướng chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải LĐBTTH khi có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật; Điều 603 BLDS 2015, nhà làm luật quy định theo hướng người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại thì phải LĐBTTH hoặc chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng phải LĐBTTH khi có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật; Điều 604 BLDS 2015 không có quy định về trường hợp phải LĐBTTH; Điều 605 năm 2015 nhà làm luật lại quy định theo hướng chủ sở hữu (ngay cả khi không có lỗi) phải liên đới bồi thường với người thi công khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại.
Trong phạm vi của đề tài, tác giả sẽ không đi sâu nghiên cứu các trường hợp phải LĐBTTH khi tài sản gây thiệt hại, tuy nhiên có thể thấy các điều luật trên chủ yếu quy định các trường hợp phải LĐBTTH khi có lỗi của con người, tức là thiệt hại được gây ra bởi hành vi của con người, mặc dù trách nhiệm bồi thường do tài sản gây ra chỉ được áp dụng khi tự thân tài sản đó gây thiệt hại và sự kiện gây thiệt hại của tài sản trong những trường hợp này theo cơ chế “tự gây thiệt hại”24. BLDS 2015 không có quy định điều chỉnh một cách cụ thể khi xảy ra các trường hợp nhiều tài sản tự thân cùng gây ra một thiệt hại (tức thiệt hại không phải do mỗi tài sản độc lập gây nên) hoặc khi tài sản tự thân gây thiệt hại có nhiều đồng sở hữu hoặc khi tự thân tài sản và con người cùng gây thiệt hại. Trên thực tế, có trường hợp khi tự thân tài sản gây thiệt hại thì những người có liên quan (như các chủ sở của từng tài sản khi nhiều tài sản cùng gây thiệt hại, đồng sở hữu tài sản,...)
24 Nguyễn Văn Hợi (2017), Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tài sản gây ra theo pháp luật dân sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.27-28.
phải liên đới bồi BTTH với nhau hoặc LĐBTTH với người cùng gây ra thiệt hại và khi đó đặt ra vấn đề phải xác định MTN của từng người trong việc LĐBTTH khi có yếu tố “tài sản gây ra thiệt hại”, đây cũng là vấn đề mà BLDS 2015 chưa có quy định.
Trong chương này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu các căn cứ để xác định MTN trong việc LĐBTTH khi có yếu tố “tài sản gây ra thiệt hại”, bao gồm: (1) Trường hợp căn cứ vào quan hệ nhân quả giữa tác động gây thiệt hại của tài sản và thiệt hại thực tế để xác định MTN trong việc LĐBTTH khi nhiều tài sản cùng gây ra