Sở hữu chung hợp nhất

Một phần của tài liệu Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 44)

Theo quy định tại Điều 210 BLDS 2015 thì sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Trong nội dung này, tác giả chỉ bàn về sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia (ví dụ thường thấy là sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng). Bởi lẽ, việc phân chia nghĩa vụ đối với những người sở hữu tài sản gây thiệt hại là loại tài sản sở hữu chung hợp nhất không phân chia (như tài sản thuộc sở hữu chung của cộng đồng) rất khó khăn và nhiều trường hợp có thể không thể xác định được (ví dụ như nhà thờ của dòng họ, giếng nước, bia đá, cổng của làng,...) và trong trường hợp này chúng ta nên ưu tiên áp dụng tập quán hoặc thông qua thỏa thuận để giải quyết.

Cũng theo quy định tại Điều 210 BLDS 2015 thì các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Theo quy định này, chúng ta có thể suy luận rằng trong trường hợp các đồng sở hữu có quan hệ sở hữu chung hợp nhất phải LĐBTTH do tài sản của họ gây ra, tất cả các nghĩa vụ (trong việc BTTH) mà các đồng sở hữu này phải chịu đều phải ngang nhau. Trong khi đó, MTN của mỗi đồng sở hữu trong việc LĐBTTH do tài sản gây ra thực chất chính là phần nghĩa vụ mà các đồng sở hữu phải gánh chịu khi phải BTTH. Do đó, MTN cho mỗi người trong việc LĐBTTH do tài sản gây ra cũng phải ngang nhau (trừ khi họ có thỏa thuận khác).

Do pháp luật dân sự chưa có quy định cụ thể về việc các đồng sở hữu phải liên đới bồi thường như thế nào trong trường hợp tài sản gây thiệt hại thuộc sở hữu chung hợp nhất nên trên thực tế có nhiều Tòa án đã buộc các đồng sở hữu chung

hợp nhất phải LĐBTTH nhưng lại không phân chia MTN trong việc LĐBTTH cho các đồng sở hữu. Điều này được thể hiện qua vụ án sau đây:

Vụ án thứ mười ba (Nguyễn Thị Ngải khởi kiện Nguyễn Văn Biên đòi BTTH do súc vật gây ra)34:

Nội dung vụ án: Ngày 22/02/2006, cháu Đại con bà Ngải bị con bò của gia đình ông Biên húc vào bụng, đến tối ngày 22 và ngày 23/02/2006 cháu Đại liên tục kêu đau. Ngày 24/02/2006, chị Ngải đưa cháu Đại đi bệnh viện Ninh Bình. Đến ngày 27/02/2006 thì cháu Đại qua đời. Tòa án quyết định: Áp dụng Điều 604, 625 BLDS 2005 xử buộc ông Nguyễn Văn Biên và bà Đào Thị Phương ở thôn Hoàng Long, xã Gia Trung phải có trách nhiệm BTTH do súc vật của gia đình mình gây ra cho chị Nguyễn Thị Ngải với số tiền 7.000.000 đồng chẵn.

Qua vụ án này chúng ta thấy, Tòa án đã áp dụng Điều 604, 625 BLDS 2005 để buộc chủ sở hữu con bò là ông Nguyễn Văn Biên và bà Đào Thị Phương phải BTTH. Mặc dù, đây là trường hợp BTTH do tài sản gây ra nhưng tòa án vẫn viện dẫn Điều 604 BLDS 2005 vì có lẽ tại thời điểm này các trường hợp BTTH cần phải có yếu tố lỗi và do đó Tòa viện dẫn để đảm bảo phán quyết của mình phù hợp với

quy định của pháp luật. Đã có một luận án tiến sĩ làm rõ vấn đề này như sau: “Tòa

án nhân dân huyện Gia Viễn lại áp dụng cả Điều 604 và Điều 625 để đưa ra phán quyết về BTTH do súc vật gây ra là không chính xác. Vì Điều 604 liên quan đến BTTH do hành vi trái pháp luật gây ra nên không thể áp dụng với trường hợp súc

vật gây thiệt hại.”35. Tuy nhiên trong vụ việc này, Tòa án lại không phân chia MTN

của từng đồng sở hữu chung của con bò, chúng ta không thấy một lý giải hợp lý của Tòa án về vấn đề này. Rõ ràng, Tòa án nên xác định MTN trong việc LĐBTTH của ông Biên và Phương một cách cụ thể vì giả xử họ không còn tài sản chung và phải sử dụng tài sản riêng để bồi thường thì việc xác định MTN việc LĐBTTH một cách cụ thể có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp một bên truy đòi bên còn lại sau khi đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ. Trong thực tế, một số phán quyết của tòa án về nghĩa vụ BTTH của vợ chồng cũng phân chia MTN cụ thể cho từng người và đây là xu hướng hợp lý. Ví dụ: Bản án số 26/2018/DS-ST ngày 07/6/2018 của TAND huyện

Thới Bình, tỉnh Cà Mau có nội dung “Buộc ông Lê Tấn L và vợ là bà Lê Thị Kim C

liên đới bồi thường phần thu nhập bị giảm sút cho bà Bùi Thị Cẩm T 253.000 đồng (hai trăm năm mươi ba ngàn đồng). Trong đó, phần của ông L phải bồi thường là

34 Bản án số 11/2006/DSST ngày 15/8/2006 của Tòa án nhân dân huyện Gia viễn, tỉnh Ninh Bình.

35

126.500 đồng (một trăm hai mươi sáu ngàn năm trăm đồng), phần của bà C phải

bồi thường là 126.500 đồng (một trăm hai mươi sáu ngàn năm trăm đồng)”.

Từ thực tiễn giải quyết vụ án được bình luận nêu trên, tác giả đưa ra kiến nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cần ban ngành nghị quyết hướng dẫn BLDS 2015 về việc xác định MTN trong việc LĐBTTH trong trường hợp do tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất gây ra theo hướng khi tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất gây thiệt hại thì MTN trong việc LĐBTTH của từng đồng sở hữu được xác định theo phần bằng nhau.

Một phần của tài liệu Xác định mức trách nhiệm trong việc liên đới bồi thường thiệt hại theo pháp luật việt nam (luận văn thạc sỹ luật) (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)