Cơ sở hạ tầng xung quanh dự án

Một phần của tài liệu 91602152 - Nguyễn Đình Tuấn - Đồ án kỹ thuật 1 (Trang 28)

2.3.2.1. Hiện trạng cấp điện

Nguồn điện sử dụng của dự án được lấy từ mạng lưới điện chung của thành phố từ trạm 110/15-22KV, hiện đang được đặt âm dưới lòng đất trên vỉa hè đường Trần Phú

2.3.2.2. Hiện trạng cấp thoát nước

Hiện trạng cấp nước: Nguồn nước cấp cho toàn bộ dự án đều được lấy từ mạng lưới nước cấp của thành phố trên đường Trần Phú với đường kính ống D300

Hiện trạng thoát nước: Thành phố Nha Trang đã có hệ thống thoát nước mưa và nước thải nằm trên tuyến đường Trần Phú

2.3.2.3. Đặc điểm Giao thông

Đường bộ: Có tuyến đường quốc lộ 1A chạy qua theo hướng Bắc Nam. Quanh khu vực dự án đã có hệ thống giao thông đường bộ rất thuận lợi bao gồm đường Trần Phú, đường Lê Thánh Tông, đường Hùng Vương, đường Nguyễn Chánh với mặt đường rộng 40m. Do dự án nằm trên tuyến đường Trần Phú có nhiều nhà hàng, khách sạn nên mật độ giao thông khá cao nhất là vào những giờ cao điểm và mùa du lịch rất dễ gây ra ùn tắc.

Đường sắt: nằm trên tuyến đường sắt Thống Nhất Bắc Nam với tổng chiều dài đi ngang qua thành phố là 25km thuận lợi cho việc liên kết các tỉnh thành trong nước.

Đường thủy: thành phố có nhiều cảng biển trong đó có cảng Nha Trang là một cảng khá lớn là đầu mối quan trọng của thành phố.

2.3.2.4. Công tác y tế

Tại thành phố Nha Trang có rất nhiều bệnh viện lớn được đầu tư các máy móc lỹ thuật tiên tiến cùng với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm như: bệnh viện Đa Khoa tỉnh Khánh Hòa, bệnh viện Đa Khoa Sài Gòn – Nha Trang, bệnh viện Y Học Cổ Truyền và phục hồi chức năng Khánh Hòa. Đi cùng với đó là các trạm y tế phường luôn luôn chủ động trong công việc, bảo đảm triển khai kịp thời các chương trình y tế của ngành trên địa phương. Nhờ làm tốt công tác ý tế trong năm nên đã góp phần ngăn chặn dịch Covid-19 tại tỉnh nhà và ổ dịch sốt xuất huyết tại đường Hùng Vương, đảm bảo an toàn dức khỏe cho nhân dân.

2.3.3.5. Công tác giáo dục

Tại thành phố Nha Trang có đầy đủ các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung học. Đặc biệt có các trường cao đẳng và đại học lớn như: trường Cao đẳng Kỹ Thuật Công Nghệ Nha Trang, trường Cao Đẳng Y Tế Khánh Hòa, đại học Tôn Đức Thắng – Cơ sở Nha Trang, trường Đại Học Nha Trang, … 2.3.3. Điều kiện kinh tế

Do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp nên tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thành phố Nha Trang năm 2020 chỉ đạt 2.949 tỷ đồng, đạt 51% dự toán và bằng 59% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn ước thự hiện 26.915 tỷ đồng, đạt 95,52% so với kế hoạch. Giá trị sản xuất nông – lâm nghiệp và thủy sản ước đạt 2.550, 864 tỷ đồng. Hoạt động thương mại – dịch vụ, tổng mwucs bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 3.865 tỷ đồng

CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG GIAI ĐOẠN VẬN HÀNH CỦA DỰ ÁN

3.1. Các nguồn tác động xấu đến môi trường và con người liên quan đến chấtthải thải

Nguồn gốc phát sinh ô nhiễm trong gian đoạn vận hành bao gồm:

 Ô nhiễm không khí từ các hoạt động nấu ăn chứa các chất ô nhiễm như bụi, SOx, NO2, CO, THC,…

 Mùi hôi bốc ra từ nhà vệ sinh công cộng, trạm xử lý nước thải

 Khí thải từ máy phát điện, lò hơi, phương tiện giao thông,…

 Nhiệt thừa phát sinh từ hoạt động của máy móc như: máy lạnh, máy bơm,…

 Tiếng ồn của máy phát điện dự phòng, máy điều hòa trung tâm, các phương tiện giao thông trong dự án.

 CTR sinh hoạt và CTNH từ các khu vực trong dự án

 Nước thải sinh hoạt từ trung tâm thương mại, nhà hàng, căn hộ của dự án

Các tác động của dự án trong giai đoạn hoạt động được nêu trong bảng dưới đây:

Bảng 3. 1: Nguồn gây tác động xấu liên quan đến chất thải trong quá trình hoạt động của dự án.

Stt Nguồn gây tác động Tác động

1

Các hạng mục công trình ( khu căn hộ, trung tâm thương mại, khách sạn)

- Khí thải phát sinh từ hoạt động đun nấu - CTR sinh hoạt

- Nước thải sinh hoạt

- Mùi hôi từ các thùng chứa rác và từ các nhà vệ sinh công cộng

2 Hoạt động của hệ thống xử lý nước thải

- Mùi hôi từ quá trình xử lý nước thải - Bùn thải

3

Hoạt động của máy phát điện dự phòng, lò hơi, máy điều hào trung tâm

4 Hoạt động giao thông trong khư vực dự án

- Khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông trong dự án

- Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông trong dự án

5

Lá, cành cây khô, nước mưa chảy tràn trong khu

vực dự án

- Rác thải từ lá, cành cây khô - Nguồn nước

Đối tượng và quy mô bị tác động trong quá trình hoạt động được liệt kê trong bảng dưới đây:

Bảng 3. 2: Đối tượng và quy mô chịu tác động trong giai quá trình hoạt động theo nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

ST T

Đối tượng bị tác động

Nguồn gây tác động Quy mô tác động

Không gian Thời gian

1

Toàn bộ khách lưu trú, khách mua sắm, nhân

viên làm việc trong khu vực

dự án

- Khí thải từ hoạt động đun nấu thức ăn

- Mùi hôi do sự phân hủy rác thải sinh hoạt,

khu vực vệ sinh công cộng, quá trình xử lý

nước thải - Khí thải và bụi từ hoạt động giao thông

trong dự án - Tiếng ồn từ động cơ

máy móc, phương tiện giao thông và sinh hoạt trong dự án

- Khu vực bếp ăn của nhà hàng trong dự

án. - Gần khu vực

chứa rác thải, nhà vệ sinh

công cộng - Khu vực trạm

xử lý rác thải sinh hoạt

- Căn hộ chung cư - Các đường

giao thông trong khu vực

dự án

- Trong suốt thời gian dự án hoạt động

2 Môi trường không khí

- Khí thải, mùi hôi từ thùng chứa, khu tập

kết rác, nhà vệ sinh công cộng, hệ thống

xử lý nước thải, từ máy phát điện dự

phòng, lò hơi. - Tiếng ồn, khí thải, độ rung do hoạt động

giao thông trong dự án và máy phát điện

dự phòng.

- Khu vực xung quanh thùng chứa rác

thải, nhà vệ sinh công

cộng. - Khu vực tầng

hầm kỹ thuật. - Trạm xử lý nước thải sinh

hoạt. - Đường nội bộ trong dự án.

- Trong suốt thời gian hoạt

động của dự án.

3 Môi trường nước

- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các hoạt động của dự án, nhà

vệ sinh công cộng

- Nước mặt, nước ngầm

- Trong thời gian hoạt động của dự

án

4 Môi trường đất

- CTR từ các công trinh trong dự án ( trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ, nhà ở nhân viên,

…)

- Lá, cành cây khô trong dự án

- Khu tập kết CTR

- Trong thời gian hoạt động của dự

án

3.2. Đánh giá tác động nguồn phát sinh khí thải

 Khí từ hoạt động đun nấu thức ăn

 Mùi hôi từ nước thải sinh hoạt và CTR sinh hoạt

 Khí thải từ máy phát điện dự phòng, lò hơi, các phương tiện giao thông di chuyển trong dự án

 Nhiệt thừa từ các máy điều hoà

 Tiếng ồn từ các loại máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông 3.2.1. Khí thải từ hoạt động chế biến thức ăn

Hoạt động chế biến thức ăn sẽ có tác động khác nhau tới môi trường xung quanh như việc đun nấu có nhiều dầu mỡ, gia vị sẽ gây ra mùi khó chịu cho thực khách trong khu nhà hàng và các hộ dân xung quanh. Hiện tại, tất cả các hoạt động đun nấu trong dự án đều sử dụng bếp gas nên sẽ ít gây ô nhiễm môi trường không khí hơn so với việc sử dụng than hay củi.

Bảng 3. 3: Hế số ô nhiễm của các chất ô nhiễm trong khí thải đốt gas phục vụ sinh hoạt. Các chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) Bụi 0,061 SO2 20S NO2 2,05 CO 0,41 VOC 0,163

Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, WHO, năm 1993

Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh có trong gas (0,000615%)

 Lượng nhiên liệu tiêu thụ:

Tổng lượng gas sử dụng hàng ngày từ hoạt động nấu ăn:

M = 1552 × 1,5 = 2328 kg/tháng = 77,6 kg/ngày = 0,0776 tấn/ngày

Tính cho 1552 du khách và lượng gas sử dụng 1,5 kg/người/tháng

 Lưu lượng khí thải phát sinh

Theo Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường TP. Hồ Chí Minh, lượng khí tạo thành khi cháy hoàn toàn 1kg gas ở 00C là 28 ÷ 30 m3, với nhiệt độ khí thải là 2000C.

Q = M × (28 ÷ 30) = 77,6 × (28 ÷ 30) = 2172,8 ÷ 2328 m3/ngày

Dựa theo định mức tiêu thụ, hệ số ô nhiễm, lưu lượng khí thải. Tải lượng ô nhiễm và nồng độ các chất ô nhiễm khi sử dụng gas được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 3. 4: Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải khi sử dụng gas Chất ô nhiễ m Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) Nồng độ (mg/m3) Nồng độ ở điều kiện tiêu chuẩn

(mg/Nm3) QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, Kp = 1, Kv = 0,6 (mg/Nm3) Bụi 4,734 × 10-3 2,03 ÷ 2,18 3,22 ÷ 3,46 120 SO2 9,545 × 10-3 4,10 ÷ 4,39 6,51 ÷ 6,97 300 NO2 0,194 83,33 ÷ 89,28 132,27 ÷ 141,71 510 CO 0,032 13,76 ÷ 14,73 21,84 ÷ 23,38 600 VOC 0,01265 5,43 ÷ 5,82 8,62 ÷ 9,24 - Ghi chú:

 QCVN: 19:2009/BTNMT, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ.

Kp = 1 (lưu lượng nguồn thải không vượt quá 20.000 m3/h), Kv = 0,6 (phân vùng, khu vực loại 1)

 Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) = Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) × Lượng nhiên liệu tiêu thụ (tấn/ngày)

 Nồng độ (mg/Nm3) = [Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)/Lưu lượng (m3/ngày)] × 106  “ – “ Quy chuẩn không quy định.

 Nồng độ tính ở điều kiện thực:

C = Tải lượng/lưu lượng

 Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn:

Ctc = nồng độ tại điều kiện thực x (T0 x P)/(TxP0)

Trong đó:

 T là nhiệt độ tiêu chuẩn, tính theo 0k, T = 25 + 273 = 298 0K

 P là áp suất tiêu chuẩn, tính theo atm hoặc mmHg ( P = 760 mmHg)

 T0 là nhiệt độ thực, tính theo độ K, T0 = 200 + 273 = 473 0K

 P0 là áp suất thực, tính theo atm hoặc mmHg ( áp suất làm việc 1atm = 760 mmhg)

Tải lượng và nồng đồ các chất ô nhiễm không khí được sinh ra trong quá trình đun nấu sử dụng gas là không đáng kể, ít gây tổn hại đến môi trường và sức khỏe con người. Mặc dù vậy nhưng để giảm thiểu mùi hôi từ hoạt động này cần có biện pháp xử lý mùi thích hợp.

3.2.2. Khí thải phát sinh từ máy phát điện

Trong trường hợp mạng lưới điện quốc gia ngừng hoạt động hoặc có sự cố về điện trong dự án thì máy phát điện dự phòng sẽ được sử dụng để đảm bảo các hoạt động của dự án diễn ra liên tục. Do máy phát điện sử dụng nhiên liệu là dấu DO nên khi hoạt động chúng sẽ đốt cháy nhiêu liệu và phát sinh ra khói, bụi, SO2, NO2, CO, CO2, THC, các loại khí này đều gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.

Dự án có 1 máy phát điện dự phòng với công suất 1.500kVA-3Ø-điện áp 380/220v (động cơ diesel) sẽ làm phát sinh khí thải. Lượng khí dư sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu là 30%, nhiệt độ khí thải là 2000C, mức độ tiêu thụ nhiên liệu khoảng 290 lít dầu DO/h, tương đương 275,5 kg/h (tỷ tọng dầu DO là 0,95 kg/lít), Lượng khí thải đốt cháy 1kg DO là 38m3. Vậy lượng khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng là:

275,5 kg/h x 38m3/kg = 10.469 m3/h = 2,908 m3/s.

Dựa vào các hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể tính được tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm của máy phát điện dự phòng như sau:

Bảng 3. 5: Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện

Stt Chất gây ô nhiễm Hệ số ô nhiễm

(kg/tấn) Tải lượng kg/h g/s 1 Bụi 0,71 0,195 0,054 2 SO2 20S 0,276 0,077 3 NO2 9,62 2,650 0,736 4 CO2 2,19 0,603 0,168 5 THC 0,791 0,218 0,061 Ghi chú:

 Tải lượng ô nhiễm (kg/h) = Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) × 10-3 × Lượng nhiên liệu tiêu thụ (kg/giờ).

Bảng 3. 6: Nồng độ của khí thải từ máy phát điện

Stt Chất gây ô nhiễm Nồng độ tính

ở điều kiện thực (mg/m3)

Nồng độ tính ở điều kiện

tiêu chuẩn (mg/Nm3) QCVN 19:2009/BTNM T Kp=1, Kv=0,6, cột B 1 Bụi 18,57 29,48 120 2 SO2 26,48 42,03 300 3 NO2 253,09 403,00 510 4 CO 57,77 91,70 600 5 THC 20,98 33,30 - Ghi chú:

 Tính cho hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,05%

 QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B).

Kp = 1 (lưu lượng nguồn thải không vượt quá 20.000 m3/h), Kv = 0,6 (phân vùng, khu vực loại 1).

Áp dụng công thức: Nồng độ tính ở điều kiện thực:

C = Tải lượng/lưu lượng

Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn:

Ctc = nồng độ tại điều kiện thực x (T0 x P)/(TxP0)

Trong đó:

 T là nhiệt độ tiêu chuẩn, tính theo 0k, T = 25 + 273 = 298 0K

 P là áp suất tiêu chuẩn, tính theo atm hoặc mmHg ( P = 760 mmHg)

 T0 là nhiệt độ thực, tính theo độ K, T0 = 200 + 273 = 473 0K

 P0 là áp suất thực, tính theo atm hoặc mmHg ( áp suất làm việc 1atm = 760 mmhg)

Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện với quy chuẩn khí thải QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, ta thấy rằng nồng độ của các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện khi hoạt động đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy sự tác động đến môi trường là không đáng kể nhưng để giảm tác động

đến con người thì dự án nên xây dựng ống khói với chiều cao 5m được đặt trên mái phòng đặt máy phát điện để khí thải không tác động đến con người trong dự án. 3.2.3. Khí thải phát sinh từ lò hơi

Với mục đích sử dụng cho hệ thống giặt ủi và cấp nước nóng cho dự án và các công trình đã lắp đặt 02 lò hơi với công suất 600kg hơi/giờ, áp suất 8 kg/cm2

mới mỗi lò hơi (nhiên liệu đốt là dầu DO) trên mái để có thể cung cấp đủ lượng nước nóng cho nhu cầu sinh hoạt của mọi người trong dự án. Quá trình đốt nhiên liệu dầu DO để làm nóng nước sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ lò hơi. Thành phần khí thải này bao gồm khói, bụi, CO, SO2, NOx, HC.

Mức tiêu thụ nhiên liệu của một lò hơi khi đun nước từ 200C lến 650C là 41,5 kg dầu/giờ. Quá trình cháy sẽ sinh ra lượng khí dư là 30%, nhiệt độ khí thải là 200oC, 1 kg DO khi đốt cháy sinh ra 38m3. Lượng khí thải sinh ra từ 2 lò hơi sẽ là: 2 lò x 41,5 kg/h x 38m3/kg =3.152 m3/h = 0,876 m3/s

Dựa vào các hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm của lò hơi sử dụng nhiên liệu dầu DO như sau:

Bảng 3. 7: Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải của 02 lò hơi

Stt Chất gây ô nhiễm Hệ số ô nhiễm

(kg/tấn) Tải lượng Kg/h g/s 1 Bụi 0,36 0,015 0,004 2 SO2 20S 0,042 0,012 3 NOx 2,6 0,108 0,030 4 CO 0,71 0,029 0,008 5 THC 0,354 0,015 0,004 Ghi chú:

 Tải lượng ô nhiễm (kg/h) = Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) × 10-3 × Lượng nhiên liệu tiêu thụ (kg/giờ).

Bảng 3. 8: Nồng độ của khí thải từ khí thải của 02 lò hơi

Stt Chất gây ô nhiễm Nồng độ tính ở điều kiện thực (mg/m3) Nồng độ tính ở

Một phần của tài liệu 91602152 - Nguyễn Đình Tuấn - Đồ án kỹ thuật 1 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w