Nguồn gây ô nhiễm không khí từ máy phát điện là không thường xuyên, chúng chỉ được sử dụng trong trường hợp mạng lưới điện quốc gia gặp sự cố hoặc bảo trì và lò hơi đều sử dụng dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh là 0,05% để làm nhiên liệu đốt, nên khí thải từ máy phát điện phần nào đó bị hạn chế và không vượt quá quy định hiện hành QCVN 19:2009/BTNMT
Để xử lý triệt để khí thải từ máy phát điện và lò hơi, dự án nên lắp đặt thêm hệ thống xử lý khí thải của lò hơi và máy phát điện để có thể loại bỏ các khí như bụi, CO2, SO2, CO2, NO2 và VOC trước khi đưa khí ra môi trường. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải và thuyết minh sơ đồ công nghệ được trình bày dưới đây:
Hình 4. 2:Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi, máy phát điện
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Khí thải từ lò hơi, máy phát điện sẽ được thu vào hệ thống xử lý bằng quạt hút. Tháp giảm nhiệt có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ của khí tải giúp tiết kiệm được hóa chất xử lý và làm tăng khả năng hấp phụ bằng than hoạt tính.Nước được dùng để giảm nhiệt sẽ được tuần hoàn lại bể nước để tái sử dụng, cặn bụi sẽ được đưa về bể chứ bùn để xử lý định kỳ. Sau đó, khí thải được đưa qua tháp hấp thụ kết hợp hấp phụ bằng than hoạt tính, khí thãi sẽ được đưa từ dưới đáy lên gặp lớp than hoạt
Ghi chú:
Đường khi Đường hóa
chất Đường nước
Đường bùn Khi thải
Tháp giảm nhi tê
Quạt hút
Tháp hấp thụ
kết hợp hấp phụ Bể lắng
Hóa chất (dung dịch Ca(OH)2
Nước
Môi trường
tính, giúp loại bỏ mùi hôi và THC, đồng thời dung dịch Ca(OH)2 được bơm vào bể thông qua bơm định lượng từ trên xuống. Tại đây, khí CO, CO2, NOx, SO2 sẽ được loại bỏ. Khi sạch sẽ được đường ống dẫn ra ngoài môi trường.
4.1.4. Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ lò hơi
Do khí thải phát sinh từ lò hơi đến từ việc sử dụng dầu DO làm nhiên liệu đốt nên có thành phần giống với khí thải từ máy phát điện. Để đảm bảo an toàn tránh trường hợp sự cố nổ lò hơi xảy ra làm ảnh hưởng đến các công trình thiết bị khác nên sẽ đặt lò hơi tại khu vực riêng việt và có một hệ thống xử lý giống với hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng nhưng 2 hệ thống này hoàn toàn tách biệt nhau.
4.1.5. Giảm thiểu ô nhiễm do các phương tiện giao thông trong khu dự án4.1.5.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí tại khu vực tầng hầm 4.1.5.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí tại khu vực tầng hầm
Để giảm tiếng ồn và khí thải của các phương tiện giao thông khi ra vào bãi đậu xe tại tầng hầm thì chủ dự án nên thiết kế ram dốc với giảm độ dốc nhỏ hơn 10% điều này sẽ làm hạn chế đến mức tiếu thiểu tiếng ồn và khí thải khi lên xuống tầng hầm vì động cơ không cần hoạt động với công suất cao để lên được dốc.
Để giảm thiểu triệt để ô nhiễm khí thải tại tầng hầm thì chủ đầu tư cần áp dụng các biện pháp như:
Lắp đặt hệ thống quạt gió cưỡng bức nhằm thông gió cho tầng hầm để giảm thiểu khí thải của các phương tiện giao thông ra vào tầng hầm cũng như khí thải của các hệ thống kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của dự án.
Quy định và hướng dẫn các loại phương tiện giao thông khi ra vào tầng hầm phải tắt máy ngay khi vào cửa hầm xe, khi lấy xe phải dắt bộ ra khu vực cửa ra và không được rồ ga vì điều này sẽ thêm phần gây ô nhiễm tiếng ồn cũng như là không khí trong khu vực tầng hầm.
Các nhân viên giữ xe và người gửi xe, không được hút thuốc khi ra vào các bãi giữ xe.
Chủ đầu tư nên lắp đặt các thiết bị đo lường không khí và các thiết bị cấp hút gió dự phòng để trong trường hợp nồng độ không khí vượt tiêu chuẩn cho phép thì các thiết bị này sẽ phát tín hiệu và hệ thống cấp, hút gió dự phòng sẽ hoạt động cùng với hệ thống cấp, hút gió đang hoạt động.
Xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí từ trong hầm ra ngoài, phía ngoài tầng hầm sẽ được bố trí nhiều cây xanh có khả năng làm giảm nồng độ của khí thải.
4.1.5.2. Biện pháp giảm thiểu tác động gia tăng mật độ giao thông khu vực dự ánPhân công cán bộ nhân viên trực ban để phân luồng tuyến giao thông trong Phân công cán bộ nhân viên trực ban để phân luồng tuyến giao thông trong và trước khu vực xe ra vào dự án vào các giờ cao điểm, tránh ùn tắc giao thông khi các xe đưa đón khách đi vào khách sạn cùng một thời điểm.
Hướng dẫn tài xế đậu xe đúng nơi quy định và cho khách du lịch nhanh chóng xuống xe, sau đó di chuyển đến nơi đậu xe phù hợp.
4.1.6. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và rung
4.1.6.1. Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động của các thiết bị trong dự án
Để hạn chế đến mức tối đa các tác động của tiếng ồn phát sinh từ máy phát điện và máy bơm nước…, cần áp dụng các biện pháp sau đây:
Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng thiết bị (kiểm tra độ mòn chi tiết, định kỳ bôi trơn, thay thế các chi tiết hư hỏng, khi lắp đặt cần kiểm tra độ cân bằng của máy)
Lắp đệm chống ồn xung quanh thiết bị để giảm thiểu mức độ ồn do máy móc gây ra.
Tại các cửa cấp và hút giớ sẽ bố trí các tấm chắn với vật liệu tiêu âm nhằm làm giảm độ ồn đến mức tối đa. Miệng cấp và hút gió cần được bố trí tại các khu vực hợp lý tránh ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Các ống dẫn cũng cần lắp thêm các vật liệu tiêu âm và chống rung nhằm giảm thiểu mức độ ồn.
Miệng xả khói của máy phát điện cũng sẽ gắn thiết bị tiêu âm đểm giảm độ ồn trước khi được nối vào hệ thống ống xả khói và gắn ống nhún để giảm lan truyền rung động, độ ồn
Đối với máy phát điện cần có phòng riêng biệt và xây dựng tường cách âm không cho tiếng ồn phát tán ra môi trường.
Các thiết bị phát sinh tiếng ồn của hệ thống xử lý nước thải (máy bơm, máy thổi khí…) đều được đặt trong nhà điều hành của trạm xử lý nước thải và cách âm với khu xung quanh và cần gắn thêm đệm để chống rung động từ đó sẽ làm giảm độ ồn. 4.1.6.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ hệ thống điều hòa trung tâm
Giải pháp giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ hệ thống điều hòa trung tâm trong giai đoạn hoạt động đã được chủ dự án đưa ra và tiến hành trong giai đoạn xây dựng như: vị trí lắp đặt điều hòa, kỹ thuật lắp đặt, chất lượng và nguồn gốc của máy… Tại dự án, máy được lắp đặt tại tầng mái và được mua mới 100%. Các giải pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung như sau
Giải pháp chống ồn:
+ Xây tường cách âm cho máy điều hòa trung tâm để tránh tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh.
Giải pháp để giảm thiểu độ rung:
+ Lót đệm cao su xung quanh máy điều hòa để giảm thiểu độ rung
+ Lắp ống bảo ôn và vỏ bọc ống bảo ôn cho hệ thống dây điện nối với thiết bị
+ Toàn bộ ống dẫn nước phải được cô lập bằng các móc treo với khoảng cách hợp lý. Đặc biệt lưu ý hệ thống ống dẫn không được tạo thêm ứng suất cho thiết bị, vì điều này tạo thêm độ rung không cần thiết.
4.1.7. Giảm thiểu ô nhiễm do phát sinh nhiệt thừa
Trong quá trình hoạt động của máy phát điện và máy điều hòa trung tâm sẽ phát sinh một lượng nhiệt thừa gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.
Với trường hợp của máy phát điện thì bố trí quạt thông gió cưỡng bức và bố trí các miệng cấp hút gió ở những vị trí phù hợp, biện pháp này vừa làm giảm ô nhiễm tiếng ồn vừa làm giảm ô nhiễm nhiệt cho khu vực lân cận.
Đối với máy điều hòa trung tâm, tại cửa cấp khí cho dàn nóng của máy, chủ đầu tư cần lắp đặt ở những vị trí thích hợp để đảm bảo không gây ồn cũng như ô nhiễm nhiệt cho khu vực lân cận.
Các ống dẫn khí nóng sẽ được bao bọc bằng các vật liệu cách nhiệt để khổng tỏa nhiệt thừa ra môi trường. Còn các đường ống khí lạnh sẽ được bao bọc bằng lớp bảo ồn để không làm tổn thất nhiệt lạnh tránh gây lãng phí năng lượng, điều này sẽ giúp giảm lượng nhiên liệu sử dụng đồng thời làm giảm lượng phát thải của các chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình này.
4.2. Giảm thiểu ô nhiễm nước
4.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm nước mưa
Để giảm thiểu lượng nước mưa chảy tràn trên bề mặt dự án thì trên mái của các công trình sẽ được lắp đặt các đường ống PVC có đường kính 110mm để thu gom lượng nước mưa này sau đó chảy qua song chắn rác để lọc đất, cát và các chất lơ lửng trước khi chảy qua song chắn rác. Tại khuân viên dự án cũng được xây dựng các mương dẫn nước khi mưa rơi trực tiếp xuống đất. Cũng giống như thu nước mưa trên tầng mái thì nước mưa rơi xuống sân cũng được loại bỏ lá cây, đất cát trước khi qua song chắn rác và sau đó sẽ được đưa về bể dự trữ đặt âm dưới đất tại tầng hầm để sử dụng cho việc tưới cây, việc này sẽ giúp tiết kiệm được nước tưới cây hàng ngày của dự án
Các song chắn rác phải được định kỳ thu gom, nạo vét để loại bỏ các rác bám và cặn lắng. Các chất thải này sẽ được thu gom và tập kết về khu chứa chất thải rắn của dự án và sẽ được đơn vị chức năng vận chuyển về bãi rác của thành phố Nha Trang.
4.2.2. Giảm thiểu ô nhiễm từ hồ bơi
Hồ bơi của dự án có dung tích là 150 m3, và mỗi ngày sẽ được bổ sung 10% tổng dung tích (15 m3) do hao hụt (TCVN 4513:1988). Nước hồ bơi được xử lý lọc tuần hoàn nhưng định kỳ 02 tháng/lần phải được thải toàn bộ ra ngoài và vệ sinh. Theo nguyên tắc thì nước thải từ hồ bơi tương đối là sạch nên được thải ra theo
đường ống thoát nước mưa của thành phố mà không cần qua xử lý. Nhưng để sử dụng triệt để, tránh lãng phí nguồn nước này thì dự án nên tập kết về bể chứa nước mưa ở trên để làm nước tưới cây.
Sơ đồ phương án thoát nước mưa và nước hồ bơi được thể hiện dưới hình sau:
Hình 4.3: Sơ đồ thoát nước mưa và nước hồ bơi tại khu phức hợp Thương mại – Khách sạn – Căn hộ Tropicana Nha Trang
Dưạ vào tổng lưu lượng mưa lớn nhất đã tính (mục 3.3.2) là 701 m3/ngày và 15m3/ngày nước hồ bơi để tính chiều cao, chiều dài và chiều rộng của bể chứa nước mưa.
Chọn:
Chiều cao hữu ích: Hhi = 6 m
Chiều cao bảo vệ: Hbv = 0,5 m
Chiều cao xây dựng là: Hxd = 6,5 m
Diện tích bể chứa là: A = 716 : 6 = 113 m2
Chọn: Chiều dài và chiều rộng của bể chứa là: L × B = 12 × 10
Kích thước của bể: L × B × H = 12 × 10 × 6,5
Chủ dự án nên đầu tư xây dựng một bể chứa nước mưa và nước hồ bơi để có thể tái sử dụng cho mục đích tưới cây.
Nước mưa chảy tràn
Nước từ hồ bơi Lọc sơ bô Đường ống
Bể chứa
L = 12m
B = 10m
Hình 4. 4: Hình ảnh bể chứa nước mưa và nước hồ bơi
4.2.3. Giảm thiểu ô nhiễm nước thải sinh hoạt của dự án
Theo như lượng nước thải phát sinh trong toàn bộ khách sạn đã tính là 502,25m3/ngđ. Lượng nước thải phát sinh sẽ được thu gom bằng 3 đường ống khác nhau (nước thải WC, nước thải sinh hoạt, nước thải từ nhà bếp) sau dó sẽ được dẫn về HTXLNT tập trung để xử lý. Bể đảm bảo xử lý hết các nguồn nước thải phát sinh sẽ thiết kế một trạm xử lý nước thải với công suất 600 m3/ngày.đêm.
Nước thải từ các nhà vệ sinh theo đường ống đã thiết kế sẽ được đưa về bể tự hoại từ đây sẽ được đưa về trạm xử lý tập trung sau khi đã được xử lý.
Nước thải từ khu vực bếp ăn của nhà hàng sẽ được đưa qua bể tách dầu để xử lý rồi dẫn về trạm xử lý tập trung.
Chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt chuẩn cột A QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
Vị trí Trạm xử lý nước thải được đặt tại tầng hầm cửa dự án Quy trình xử lý nước thải:
Hình 4. 5: Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt của dự án
Nước thải nhà v ê
sinh Nước thải sinh hoạt
Nước thải nhà ăn
Song chắn rác
Nước ép bùn Bể tách dầu/Hố thu
gom Hầm tự hoại
Bể điều hòa
Máy thổi khí
Bể SBR Bể nén
bùn Bể khử trùng
Clo
Nguồn tếp nh n đạt C t A â ô QCVN 14:2008/BTNMT
Lý do lựa chọn sơ đồ công nghệ:
Diện tích xây dựng của dự án có hạn, cần để xây dựng các công trình khác.
Bể SBR có khả năng tích hợp từ 3 bể: Anoxic, Aerotank, lắng, điều này giúp tiết kiệm diện tích
Bể SBR xử lý triệt để các chất hữu cơ, khử được N và P với hiệu suất cao.
Không cần bơm tuần hoàn bùn hoạt tính nên tiết kiệm được điện năng.
Dễ dàng kiểm soát được các sự cố khi gặp vấn đề.
Thuyết minh sơ đồ công nghệ
Nước thải phát sinh từ các công trình của dự án sẽ được thu gom bằng các đường ống khác nhau và được xử lý sơ bộ trước khi đi vào HTXLNT tập trung.
Hướng thu gom 1: Nước thải từ các nhà vệ sinh sẽ được đưa về bể tự hoại để thực hiện việc lắng cặn trong nước thải, phân hủy kỵ khí chất hữu trong phần hòa tan và trong phần cặn và lọc nước thải qua ngăn lọc.
Hình 4. 6 :Hình ảnh bể tự hoại 3 ngăn
Đường nước Đường hóa chất Đường khí Đường bùn Ghi chú:
Bể tự hoại có tổng cộng 3 ngăn: ngăn chứa, ngăn lắng và ngăn lọc
Ngăn chứa: Nước thải từ bồn cầu tại dự án sẽ được tập trung về đây. Tại ngăn chứa sẽ xảy ra quá trình lên men và phân hủy kỵ khí, chất thải sẽ được chuyển hóa thành cặn bùn và sẽ lắng dưới đáy. Còn lại là các cặn lơ lửng sẽ được dẫn qua ngăn thứ 2 là ngăn lắng
Ngăn lắng: Tại đây chứa các chất thải khó phân hủy, khi gặp điều kiện thuận lợi các chất thải này sẽ phân hủy tạo thành chất khí (CH4, HsS, CO2…) sẽ bay ra ngoài không khí bằng một đường ống nối từ bể tự hoại lên trên mặt đất.
Ngăn lọc: nước thải còn lại sẽ tự động chảy qua ngăn lọc, cặn lơ lửng sẽ được loại bỏ và lắng xuống đáy sau đó nước thải sẽ được đưa tới hố thu gom để xử lý.
Hướng thu gom thứ 2: Nước thải từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày sẽ được đưa thẳng xuống hố thu gom
Hướng thu gom thứ 3: Nước thải từ bếp ăn của dự án sẽ được qua bể tách dầu kết hợp hố thu gom để tách dầu mỡ rồi mới đưa xuống công trình tiếp theo.
Tại trạm xử lý:
Nước thải sau khi sử lý sơ bộ sẽ được đưa về trạm xử lý tập trung tại tầng hầm dự án với công suất 600 m3/ngđ.
Công trình đầu tiên song chắn rác, tại đây, nước thải sẽ được lọc tách rác để loại bỏ các chất thải có kích thước lớn để tránh làm ảnh hưởng đến các thiết bị công nghệ phía sau. Sau đó, nước thải sẽ được đưa về bể tách dầu kết hợp hố thu gom