Trong trường hợp mạng lưới điện quốc gia ngừng hoạt động hoặc có sự cố về điện trong dự án thì máy phát điện dự phòng sẽ được sử dụng để đảm bảo các hoạt động của dự án diễn ra liên tục. Do máy phát điện sử dụng nhiên liệu là dấu DO nên khi hoạt động chúng sẽ đốt cháy nhiêu liệu và phát sinh ra khói, bụi, SO2, NO2, CO, CO2, THC, các loại khí này đều gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Dự án có 1 máy phát điện dự phòng với công suất 1.500kVA-3Ø-điện áp 380/220v (động cơ diesel) sẽ làm phát sinh khí thải. Lượng khí dư sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu là 30%, nhiệt độ khí thải là 2000C, mức độ tiêu thụ nhiên liệu khoảng 290 lít dầu DO/h, tương đương 275,5 kg/h (tỷ tọng dầu DO là 0,95 kg/lít), Lượng khí thải đốt cháy 1kg DO là 38m3. Vậy lượng khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng là:
275,5 kg/h x 38m3/kg = 10.469 m3/h = 2,908 m3/s.
Dựa vào các hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể tính được tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm của máy phát điện dự phòng như sau:
Bảng 3. 5: Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải máy phát điện
Stt Chất gây ô nhiễm Hệ số ô nhiễm
(kg/tấn) Tải lượng kg/h g/s 1 Bụi 0,71 0,195 0,054 2 SO2 20S 0,276 0,077 3 NO2 9,62 2,650 0,736 4 CO2 2,19 0,603 0,168 5 THC 0,791 0,218 0,061 Ghi chú:
Tải lượng ô nhiễm (kg/h) = Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) × 10-3 × Lượng nhiên liệu tiêu thụ (kg/giờ).
Bảng 3. 6: Nồng độ của khí thải từ máy phát điện
Stt Chất gây ô nhiễm Nồng độ tính
ở điều kiện thực (mg/m3)
Nồng độ tính ở điều kiện
tiêu chuẩn (mg/Nm3) QCVN 19:2009/BTNM T Kp=1, Kv=0,6, cột B 1 Bụi 18,57 29,48 120 2 SO2 26,48 42,03 300 3 NO2 253,09 403,00 510 4 CO 57,77 91,70 600 5 THC 20,98 33,30 - Ghi chú:
Tính cho hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,05%
QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B).
Kp = 1 (lưu lượng nguồn thải không vượt quá 20.000 m3/h), Kv = 0,6 (phân vùng, khu vực loại 1).
Áp dụng công thức: Nồng độ tính ở điều kiện thực:
C = Tải lượng/lưu lượng
Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn:
Ctc = nồng độ tại điều kiện thực x (T0 x P)/(TxP0)
Trong đó:
T là nhiệt độ tiêu chuẩn, tính theo 0k, T = 25 + 273 = 298 0K
P là áp suất tiêu chuẩn, tính theo atm hoặc mmHg ( P = 760 mmHg)
T0 là nhiệt độ thực, tính theo độ K, T0 = 200 + 273 = 473 0K
P0 là áp suất thực, tính theo atm hoặc mmHg ( áp suất làm việc 1atm = 760 mmhg)
Nhận xét: So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện với quy chuẩn khí thải QCVN 19:2009/BTNMT, cột B, ta thấy rằng nồng độ của các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện khi hoạt động đều đạt tiêu chuẩn cho phép. Vì vậy sự tác động đến môi trường là không đáng kể nhưng để giảm tác động
đến con người thì dự án nên xây dựng ống khói với chiều cao 5m được đặt trên mái phòng đặt máy phát điện để khí thải không tác động đến con người trong dự án. 3.2.3. Khí thải phát sinh từ lò hơi
Với mục đích sử dụng cho hệ thống giặt ủi và cấp nước nóng cho dự án và các công trình đã lắp đặt 02 lò hơi với công suất 600kg hơi/giờ, áp suất 8 kg/cm2
mới mỗi lò hơi (nhiên liệu đốt là dầu DO) trên mái để có thể cung cấp đủ lượng nước nóng cho nhu cầu sinh hoạt của mọi người trong dự án. Quá trình đốt nhiên liệu dầu DO để làm nóng nước sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu từ lò hơi. Thành phần khí thải này bao gồm khói, bụi, CO, SO2, NOx, HC.
Mức tiêu thụ nhiên liệu của một lò hơi khi đun nước từ 200C lến 650C là 41,5 kg dầu/giờ. Quá trình cháy sẽ sinh ra lượng khí dư là 30%, nhiệt độ khí thải là 200oC, 1 kg DO khi đốt cháy sinh ra 38m3. Lượng khí thải sinh ra từ 2 lò hơi sẽ là: 2 lò x 41,5 kg/h x 38m3/kg =3.152 m3/h = 0,876 m3/s
Dựa vào các hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có thể tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm của lò hơi sử dụng nhiên liệu dầu DO như sau:
Bảng 3. 7: Tải lượng các chất ô nhiễm từ khí thải của 02 lò hơi
Stt Chất gây ô nhiễm Hệ số ô nhiễm
(kg/tấn) Tải lượng Kg/h g/s 1 Bụi 0,36 0,015 0,004 2 SO2 20S 0,042 0,012 3 NOx 2,6 0,108 0,030 4 CO 0,71 0,029 0,008 5 THC 0,354 0,015 0,004 Ghi chú:
Tải lượng ô nhiễm (kg/h) = Hệ số ô nhiễm (kg/tấn) × 10-3 × Lượng nhiên liệu tiêu thụ (kg/giờ).
Bảng 3. 8: Nồng độ của khí thải từ khí thải của 02 lò hơi
Stt Chất gây ô nhiễm Nồng độ tính ở điều kiện thực (mg/m3) Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn (mg/Nm3)
QCVN 19:2009/BTNM
T Kp=1, Kv=0,6,
cột B 1 Bụi 4,57 7,25 120 2 SO2 13,70 21,75 300 3 NO2 34,25 54,36 510 4 CO 9,13 14,49 600 5 THC 4,57 7,25 - Ghi chú:
Tính cho hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO là 0,05%
QCVN 19:2009/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ (cột B).
Kp = 1 (lưu lượng nguồn thải không vượt quá 20.000 m3/h), Kv = 0,6 (phân vùng, khu vực loại 1)
Nồng độ tính ở điều kiện thực:
C = Tải lượng/lưu lượng
Nồng độ tính ở điều kiện tiêu chuẩn:
Ctc = nồng độ tại điều kiện thực x (T0 x P)/(TxP0)
Trong đó:
T là nhiệt độ tiêu chuẩn, tính theo độ K, T = 25 + 273 = 298
P là áp suất tiêu chuẩn, tính theo atm hoặc mmHg ( P = 760 mmHg)
T0 là nhiệt độ thực, tính theo độ K, T0 = 200 + 273 = 473
P0 là áp suất thực, tính theo atm hoặc mmHg ( áp suất làm việc 1atm = 760 mmhg)
Nhận xét: Từ kết quả tính toán tại bảng 3.8, nhận thấy hàm lượng các chất ô nhiễm do quá trình đốt dầu DO của 02 lò hơi đều nằm trong giới hạn cho phép QCVN19/2009-BTNMT. Nhưng tránh để khí thải tác động xấu đến môi trường và con người trong và xung quanh dự án thì cần có biện pháp giảm thiểu phù hợp. 3.2.4. Khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông trong dự án
Hàng ngày lưu lượng các phương tiện giao thông di chuyển trong dự án là khá lớn đến từ việc đi lại của cán bộ công nhân viên, du khách,… trong dự án. Các phương tiện giao thông khi di chuyển sẽ thải ra lượng đáng kể khí thải và các chất ô
nhiễm như bụi than, CO, SO2, NO2, VOC. Những loại khí này nếu tồn tại lượng đáng kể trong không khí sẽ có tác động xấu đến môi trường và con người.
Dựa theo bảng đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới, có thể ước tính tải lượng ô nhiễm do các loại xe gắn máy như trong bảng sau:
Bảng 3. 9: Tải lượng ô nhiễm do các hoạt động của xe gắn máy
Stt Chất ô
nhiễm
Hệ số ô nhiễm (kg/1.000km)
Tổng chiều dài tính toán (km) Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) (388 lượt) 1 Bụi - 1 - 2 SO2 0,76S 1 1,2×10-4 3 NO2 0,3 1 0,0948 4 CO 20 1 6,32 5 VOC 0,19 1 0,06
Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, WHO, năm 1993
Ghi chú: tính cho trường hợp xe có động cơ 4 thì, >50cc, hàm lượng lưu huỳnh trong xăng không pha chì là 0,05%
Mỗi một loại phương tiện đều có tính năng kỹ thuật khác nhau cho nên lượng khí thải phát sinh ra là không giống nhau. Ngoài ra con phụ thuộc vào chế độ vận hành, như lúc xe đi nhanh, đi chậm hoặc giảm tốc độ.
Bảng 3. 10: Thành phần khí độc hại trong khói thải của động cơ ô tô Thành phần
khí độc hại (%)
Chế độ làm việc của động cơ
Chạy chậm Tăng tốc Ổn định Giảm tốc độ
Xăng Dieze n Xăng Dieze n Xăng Dieze n Xăng Dieze n
Khí CO 7,0 Vết 2,5 0,1 1,8 Vết 2,0 Vết Hydrocacbo
n
0,5 0,04 0,2 0,02 0,1 0,01 1,0 0,03
NOx (ppm) 30 60 1050 850 650 250 20 30 Aldehyde 30 10 20 20 10 10 300 30
Nguồn: Ô nhiễm không khí, TS Đinh Xuân Thắng, 2003
Dựa vào hệ số ôn nhiễm do Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (US EPA) thiết lập có thể ước lượng được tải lượng ô nhiễm của các loại xe ô tô ra vào dự án như bảng sau:
Bảng 3. 11: Tải lượng ô nhiễm của các loại xe ô tô ra vào dự án
Stt Chất ô
nhiễm
Hệ số ô nhiễm (kg/1.000km)
Tổng chiều dài tính toán (km)
Tải lượng trung bình ngày (kg/ngày) ( 165 lượt ra vào) 1 Bụi 0,07 1 0,0116 2 SO2 2,05S 1 1,69×10-4 3 NO2 1,19 1 0,196 4 CO 7,72 1 1,274 5 VOC 0,83 1 0,137
Nguồn: Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ (USEPA)
Ghi chú: Tính cho trường hợp xe có tải trọng nhẹ <3,5 tấn và tính cho chiều dài lưu thông trong dự án là 1km, hàm lượng lưu huỳnh trong xăng không pha chì là 0,05%.
Bảng 3. 12:Tổng tải lượng ô nhiễm của xe ô tô và xe máy
STT Chất ô
nhiễm
Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
Tổng tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)
Xe gắn máy Xe ô tô
1 Bụi - 0,0116 0,0116 2 SO2 1,2×10-4 1,69×10-4 2,89×10-4
3 NO2 0,0948 0,196 0,2908 4 CO 6,32 1,274 7,594 5 VOC 0,06 0,137 0,197
Nồng độ các chất ô nhiễm được xác định theo công thức mô hình cải biên Sutton:
Trong đó:
E: Tải lượng chất ô nhiễm, mg/m/s
z: Độ cao của điểm tính toán, z = 1m
z: Hệ số khuếch tán theo phương z (m) theo chiều gió.
z = 0,53 × X0,73, X là khoảng cách của các điểm tính toán theo chiều gió so với nguồn thải.
U: Tốc độ gió trung bình, U = 4 m/s
Dựa vào công thức trên ta tính được nồng độ các chất ô nhiễm không khí tại các khoảng cách 10m, 100m, 156m
Bảng 3. 13: Nồng độ các chất ô nhiễm tại các khoảng cách khách nhau. Thông số E (mg/m/s ) C (mg/m3) QCVN 05:2013/BTNMT (trung bình 1 giờ) (mg/m3) X=10m X=100m X=156m Bụi 0,134 0,01 2,12×10-3 1,53×10-3 0,3 SO2 0,003 2,2×10-4 1,05×10-4 7,57×10-5 0,35 NO2 3,368 0,46 0,09 0,067 0,2 CO 87,894 10,64 2,15 1,55 30 VOC 2,2800 0,30 0,06 0,044 - Ghi chú:
QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
Nhận xét:
Từ kết quả bảng trên, ta thấy tất cả các nồng độ chất gây ô nhiễm (bụi, SO2, NO2, CO, VOC) đều không vượt quá giới hạn cho phép. Riêng Nồng độ CO khá lớn. Tuy nhiên, các xe ra vào tại các thời điểm khác nhau trong ngày và không gian dự án rộng rãi nên các khí thải rất nhanh sẽ phát tán vào không khí nên không gây ô nhiễm cục bộ, ít gây ô nhiễm môi trường và sức khỏe con người.
Đối với bãi giữ xe dưới tầng hầm, khí thải sinh ra chủ yếu do các phương tiện giao thông ra vào bãi giữ xe. Vào giờ cao điểm khi bắt đầu và kết thúc các ca làm việc có lượng lớn các phương tiện giao thông ra vào và thải ra lượng lớn khí thải trong tầng hầm. Điều này sẽ gây ô nhiễm cục bộ tại khu vực hầm giữ xe và ảnh hưởng trực tiếp đến cho khách gửi xe, người lao động trực tiếp tại hầm.
Nhìn chung phương tiện giao thông là nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm không khí trong khu vực của dự án. Tuy nhiên, các phương tiện giao thông là nguồn ô nhiễm di động, nên việc kiểm soát chúng bằng các biện pháp kỹ thuât gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chủ dự án cần phải có biện pháp làm thông thoáng hầm gửi xe,
phân luồng, phân tuyến, bố trí cổng ra vào hợp lý để giảm lượng khí thải tập trung cục bộ tại một số vị trí nhất định.
Bảng 3.14: Bảng tổng hợp các tác động của các chất gây ô nhiễm không khí đối với con người
Stt Thông số Tác động
1 Bụi
Bụi thường:
Có kích thước rất nhỏ nhưng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Khi có gió thổi mạnh và đưa bụi vào
mắt, ta sẽ thấy mắt cay, đau nhức mắt,… Bụi mịn:
Có kích thước từ 2,5m – 10 m, kích thước này chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường nên rất khó
để phòng tránh.
Các loại bệnh lý mà loại bụi này gây ra cho con người nguy hiểm hơn nhiều so với bụi thường. Nhưng khí hít phải bụi mịn, chúng không gây ảnh hưởng đến cơ thể ngày lập tức như bụi thường mà
tích tụ và hình thành nhiều bệnh lý liên quan. Bụi min gây ra cá bệnh về đường hô hấp như viêm phế quản, hen suyễn, viêm phổi, đặc biệt là ung thư,
…Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) và Cơ quan Nghiên cứu ung thư Quốc Tế (IARC), Nồng độ bui PM10 đạt mức 10g/m3 thì số ca bệnh ung thư phổi
tăng 22% và nồng độ bụi PM2.5 thì tỉ lệ ung thư tăng đến 36%.
Loại bụi này cũng ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến phụ nữ có thai và thai nhi, khiến thai nhi phát triển
chậm và sinh nhẹ cân.
họng… và là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, đau
mắt.
SO2 có thể nhiễm độc qua da làm giảm lượng kiềm trong máu gây rối loạn quá trình chuyển hóa đường và protein. Cũng có thể chuyển hóa Fe2+ thành Fe3+
gây tắc nghẽn mạch máu và làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu.
Đối với môi trường loại khí này gây ra mưa axit làm hủy hoại thảm thực vật, gây mất cân bằng sinh thái. Tăng quá trình ăn mòn kim loại, các vật liệu và công
trình xây dựng làm giảm tuổi thọ của các công trình Tác động xấu đến khí hậu trái đất
3 Cacbon Monoxit (CO)
CO kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO)
làm khả năng vận chuyển oxy trong máu giảm dẫn đến việc thiếu oxy trong máu. Với nồng độ 1000 ppm và thồi gian tiếp xúc 8h hàng ngày sẽ gây ra
hậu quả nghiêm trọng.
4 Volatile organic compounds (VOCs)
Tiếp xúc ngắn: kích ứng mắt, rối loạn thị giác, đau đầu, chóng mặt, khó thở.
Tiếp xúc lâu dài: tổn thương ga, thận và hệ thần kinh trung ương, hình thành tế bào ung thư
3.2.5. Tiếng ồn và độ rung do phương tiện giao thông và máy phát điện dự phòngTrong quá trình hoạt động của dự án, nguồn gây tiếng ồn và độ rung phát Trong quá trình hoạt động của dự án, nguồn gây tiếng ồn và độ rung phát sinh đáng kể từ máy phát điện dự phòng khi mạng lưới điện bị ngắt, từ các thiết bị máy móc tại các hạng mục công trình và từ các phương tiện giao thông trong khu vưc dự án, mỗi một loại phương tiện lại có mức độ ồn khác nhau.
Mức độ ồn cực đại của các phương tiện giao thông và máy phát điện được tổng hợp theo các tài liệu kỹ thuật và trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 3.15: Mức độ ồn của một số phương tiện giao thông và mày phát điện Stt Loại xe Mức ồn (dBA) QCVN 26:2010 Từ 6h – 21h (dBA) Từ 21h – 6h (DBA)
1 Máy phát điện 72 – 82,5 70 55 2 Xe du lịch 77
3 Xe mini bus 84 4 Xe môtô 4 thì 94 5 Máy lạnh trung tâm 85
Nguồn: Tài liệu (1) – Nguyễn Đình Tuấn và cộng sự; Tài liệu (2) – Mackernine, L.da, năm 1985
Dựa vào bảng trên rất dễ thấy tiếng ồn từ phương tiện giao thông đều vượt quá giới hạn cho phép. Tuy nhiên, máy phát điện chỉ hoạt động khi mạng lưới điện ngừng hoạt động và phương tiện giao thông lúc có, lúc không nên tác động sẽ không thường xuyên.
Tiếng ồn từ máy lạnh trung tâm làm cho khách cư trú tại khách sạn cảm thấy khó chịu. Nguyên nhân do lâu ngày bụi bám và có thể là lá cây bám vào…
Bảng 3.16: Mức ồn của các thiết bị kỹ thuật trong khu trung tâm
Thiết bị Mức công suất âm thanh (dBA)