3.4.3.1. Chất thải hữu cơ
Chất thải hữu cơ có quá trình lên men thối khá cao, điều kiện tối ưu của quá trình này là khi độ ẩm không khí 78 – 82% và nhiệt độ không khí trung bình khoảng 300C. Quá trình này gây mùi hôi thối làm cho con người khó chịu kèm theo với đó là ruồi nhặng và các vi sinh vật gây bệnh, gây tác động xấu đến môi trường và con người:
Chất lượng không khí khu vực xung quanh
Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu dự án và người dân xung quanh
Làm mất vẻ đẹp mỹ quan đo thị.
Cần phải có biện pháp quản lý hợp lý đối với loại chất thải rắn này và không để lưu trữ trong thời gian dài.
3.4.3.2. Chất thải vô cơ
Trong rác thải sinh hoạt, các thành phần trơ bao gồm:
Loại phân hủy nhanh chóng (giấy, bìa) nhưng cũng có loại phân hủy với tốc độ chậm
Loại khó phân hủy như túi nylon, có loại cháy được như gỗ, giấy, vải và loại không cháy được như thủy tinh, kim loại.
Loại rác thải này sẽ tích tụ thời gian dài trong đất đặc biệt là túi nylon, chúng sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, gây mất thẩm mỹ và phá vỡ cảnh quan thiên nhiên khu vực dự án.
3.4.3.3. Chất thải nguy hại
Các thành phần trong rác thải sinh hoạt như: pin, acquy hỏng, bóng đèn huỳnh quang, hộp mực in,… khi chúng bị thải ra môi trường sẽ gây:
Ô nhiễm nguồn nước, đất,
Gây tác hại lâu dài cho môi trường sinh thái
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
3.5. Những rủi ro về môi trường trong giai đoạn hoạt động
3.5.1. Sự cố tai nạn giao thông
Vào mỗi mùa du lịch và giờ cao điểm, mật độ phương tiện giao thông trên khu vực dự án tăng cao sẽ làm gây ùn tắc giao thông trong dự án và đường Trần Phú, làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động giao thông trong khu vực và xảy ra tai nạn giao thông do sự bất cẩn hoặc ý thức chấp hành luật giao thông của người dân.
Mỗi khi có tai nạn giao thông có thể làm tắc đường, tràn nhiên liệu, cháy các phương tiện giao thông dẫn đến việc ô nhiễm không khí.
3.5.2. Sự cố cháy, nổ
Sự cố môi trường nguy hiểm nhất trong giai đoạn hoạt động của dự án đó là cháy, nổ. Các nguyên nhân thường dẫn đến cháy nổ tại Khu phức hợp Thương mại – Khách sạn – Căn hộ Tropicana Nha Trang.
Rò rỉ khí gas và các sự cố do hoạt động nấu nướng, chế biến thức ăn tại khu bếp ăn của khách sạn.
Rò rỉ nhiêu liệu (xăng, dầu) tại hầm để xe.
Bỏ tàn thuốc không đúng nơi quy định vào khu vực chứa nhiên liệu dễ cháy.
Sự cố về các thiết bị điện: dây điện, quạt, máy điều hòa, máy bơm,… bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt thừa và dẫn đến cháy. Do bị chập điện hoặc do sét đánh.
Nổ lò hơi
Gây thiệt hại về tài sản do sự phá hủy của sự cố cháy nổ là rất lớn.
Gâu thiệt hại về tính mạng con người
Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.
Những thiệt hại do cháy nổ là rất lớn và nguy hiểm. Vì vậy, cần phải nghiêm khắc trong vấn đề thực hiện PCCC trong toàn bộ khu vực của dự án.
3.5.3. Sự cố rò rỉ nhiên liệu
Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu sẽ gây ra các tác hại lớn như gây ra cháy nổ thiệt hại về tính mạng con người, tài sản và môi trường. Nguyên nhân gây ra sự cố rò rỉ nhiên liệu:
Rò rỉ từ bình gas trong khu vực bếp ăn của khách sạn
Rò rỉ từ các phương tiện giao thông dưới tầng hầm
Tràn, đổ dầu DO cấp cho máy phát điện dự phòng và lò hơi
Cần có biện pháp ứng phó sự cố thích hợp tránh gây thiệt hại về cháy nổ,…
3.5.4. Sự cố trạm xử lý nước thải tập trung
Các sự cố có thể xảy ra trong suốt quá trình hoạt đông của trạm xử lý nước thải:
Các thiết bị máy móc tại trạm xử lý bị hư hỏng đôt ngột nhưng không có máy móc, thiết bị khác thay thế làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận.
Hiện tượng nổi bùn và mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải do lượng bùn lắng tại các bể lắng và bể chứa bùn quá nhiều mà chưa được xử lý kịp thời.
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí
4.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải và mùi từ bếp nấu ăn
Trong quá trình nấu ăn của dự án khu phức hợp Thương mại - Khách sạn – Căn hộ Tropicana Nha Trang có sử dụng gas, do đó khả năng phát sinh khí thải từ quá trình này không nhiều nhưng để giảm thiểu lượng khói này ban quản lý khu dự án nên áp dựng các biện pháp sau đây:
Khu vực nấu ăn cần phải có không gian rộng rãi và lưu thông không khí tốt.
Bên trên mỗi bếp nấu ăn cần lắp đặt hệ thống xử lý khí thải từ bếp ăn với chức năng: triệt tiêu CO2, loại bỏ độc chất trong gas, mùi thức ăn, lọc không khí, bảo vệ sức khỏe con người, môi trường. Hệ thống gồm có một chụp hút khói được hút bằng quạt, tại đây có lắp đặt một màng lọc để loại trừ những hạt dầu mỡ có kích thước lớn. Sau đó, khí sẽ được quạt hút đưa đến hệ thống lọc tĩnh điện, tại đây khí thải sẽ được đưa vào môi trường điện tử có sẵn các ion (-) và (+). Các ion này sẽ hút và giữ lại các hạt dầu mỡ có kích thước nhỏ, khói bếp. Khi đó khí từ bếp ăn chỉ còn mùi hôi và sẽ được xử lý bằng cách cho đi qua hệ thống lọc bằng than hoạt tính rồi sau đó được thải ra ngoài môi trường.
Hình 4. 1 :Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải bếp ăn tại nhà hàng
Bếp ăn Chụp hút khói và mùi có màng lọc
Thoát ra môi trường Quạt hút Máy lọc tnh đi nê
Đường khí
4.1.2. Giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ các công trình trong dự án
Rác thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của dự án sẽ được chứa trong các thùng rác có nắp đậy để giảm thiểu mùi hôi phát sinh và sự hoạt động của ruồi nhặng. Rác thải được chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom hàng ngày và xử lý theo quy định hiện hành.
Mùi hôi phát sinh từ các nhà vệ sinh công cộng sẽ được xử lý bằng biện pháp thông thoáng gió, các nhân viên vệ sinh thường xuyên lau dọn khu nhà vệ sinh và dán cảnh báo cấm hút thuốc trong khu vực nhà vệ sinh công cộng.
Với mùi hôi phát sinh từ trạm xử lý nước thải, các công trình bể xử lý sẽ được đậy nắp kín trừ khi cần thiết mới mở ra và có ống thông khí giữa các bể và ống thu khí chung tại tầng hầm để dẫn khí vào bồn hấp thụ bằng than hoạt tính để hấp thụ các khí gây ô nhiễm và gây mùi hôi khó chịu trước khi cho khí đi vào hệ thống ống xả cao hơn mái nhà 2,5m.
4.1.3. Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ máy phát điện
Nguồn gây ô nhiễm không khí từ máy phát điện là không thường xuyên, chúng chỉ được sử dụng trong trường hợp mạng lưới điện quốc gia gặp sự cố hoặc bảo trì và lò hơi đều sử dụng dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh là 0,05% để làm nhiên liệu đốt, nên khí thải từ máy phát điện phần nào đó bị hạn chế và không vượt quá quy định hiện hành QCVN 19:2009/BTNMT
Để xử lý triệt để khí thải từ máy phát điện và lò hơi, dự án nên lắp đặt thêm hệ thống xử lý khí thải của lò hơi và máy phát điện để có thể loại bỏ các khí như bụi, CO2, SO2, CO2, NO2 và VOC trước khi đưa khí ra môi trường. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải và thuyết minh sơ đồ công nghệ được trình bày dưới đây:
Hình 4. 2:Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi, máy phát điện
Thuyết minh sơ đồ công nghệ:
Khí thải từ lò hơi, máy phát điện sẽ được thu vào hệ thống xử lý bằng quạt hút. Tháp giảm nhiệt có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ của khí tải giúp tiết kiệm được hóa chất xử lý và làm tăng khả năng hấp phụ bằng than hoạt tính.Nước được dùng để giảm nhiệt sẽ được tuần hoàn lại bể nước để tái sử dụng, cặn bụi sẽ được đưa về bể chứ bùn để xử lý định kỳ. Sau đó, khí thải được đưa qua tháp hấp thụ kết hợp hấp phụ bằng than hoạt tính, khí thãi sẽ được đưa từ dưới đáy lên gặp lớp than hoạt
Ghi chú:
Đường khi Đường hóa
chất Đường nước
Đường bùn Khi thải
Tháp giảm nhi tê
Quạt hút
Tháp hấp thụ
kết hợp hấp phụ Bể lắng
Hóa chất (dung dịch Ca(OH)2
Nước
Môi trường
tính, giúp loại bỏ mùi hôi và THC, đồng thời dung dịch Ca(OH)2 được bơm vào bể thông qua bơm định lượng từ trên xuống. Tại đây, khí CO, CO2, NOx, SO2 sẽ được loại bỏ. Khi sạch sẽ được đường ống dẫn ra ngoài môi trường.
4.1.4. Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ lò hơi
Do khí thải phát sinh từ lò hơi đến từ việc sử dụng dầu DO làm nhiên liệu đốt nên có thành phần giống với khí thải từ máy phát điện. Để đảm bảo an toàn tránh trường hợp sự cố nổ lò hơi xảy ra làm ảnh hưởng đến các công trình thiết bị khác nên sẽ đặt lò hơi tại khu vực riêng việt và có một hệ thống xử lý giống với hệ thống xử lý khí thải phát sinh từ máy phát điện dự phòng nhưng 2 hệ thống này hoàn toàn tách biệt nhau.
4.1.5. Giảm thiểu ô nhiễm do các phương tiện giao thông trong khu dự án4.1.5.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí tại khu vực tầng hầm 4.1.5.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí tại khu vực tầng hầm
Để giảm tiếng ồn và khí thải của các phương tiện giao thông khi ra vào bãi đậu xe tại tầng hầm thì chủ dự án nên thiết kế ram dốc với giảm độ dốc nhỏ hơn 10% điều này sẽ làm hạn chế đến mức tiếu thiểu tiếng ồn và khí thải khi lên xuống tầng hầm vì động cơ không cần hoạt động với công suất cao để lên được dốc.
Để giảm thiểu triệt để ô nhiễm khí thải tại tầng hầm thì chủ đầu tư cần áp dụng các biện pháp như:
Lắp đặt hệ thống quạt gió cưỡng bức nhằm thông gió cho tầng hầm để giảm thiểu khí thải của các phương tiện giao thông ra vào tầng hầm cũng như khí thải của các hệ thống kỹ thuật phục vụ cho hoạt động của dự án.
Quy định và hướng dẫn các loại phương tiện giao thông khi ra vào tầng hầm phải tắt máy ngay khi vào cửa hầm xe, khi lấy xe phải dắt bộ ra khu vực cửa ra và không được rồ ga vì điều này sẽ thêm phần gây ô nhiễm tiếng ồn cũng như là không khí trong khu vực tầng hầm.
Các nhân viên giữ xe và người gửi xe, không được hút thuốc khi ra vào các bãi giữ xe.
Chủ đầu tư nên lắp đặt các thiết bị đo lường không khí và các thiết bị cấp hút gió dự phòng để trong trường hợp nồng độ không khí vượt tiêu chuẩn cho phép thì các thiết bị này sẽ phát tín hiệu và hệ thống cấp, hút gió dự phòng sẽ hoạt động cùng với hệ thống cấp, hút gió đang hoạt động.
Xây dựng hệ thống đường ống dẫn khí từ trong hầm ra ngoài, phía ngoài tầng hầm sẽ được bố trí nhiều cây xanh có khả năng làm giảm nồng độ của khí thải.
4.1.5.2. Biện pháp giảm thiểu tác động gia tăng mật độ giao thông khu vực dự ánPhân công cán bộ nhân viên trực ban để phân luồng tuyến giao thông trong Phân công cán bộ nhân viên trực ban để phân luồng tuyến giao thông trong và trước khu vực xe ra vào dự án vào các giờ cao điểm, tránh ùn tắc giao thông khi các xe đưa đón khách đi vào khách sạn cùng một thời điểm.
Hướng dẫn tài xế đậu xe đúng nơi quy định và cho khách du lịch nhanh chóng xuống xe, sau đó di chuyển đến nơi đậu xe phù hợp.
4.1.6. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn và rung
4.1.6.1. Tiếng ồn phát sinh từ các hoạt động của các thiết bị trong dự án
Để hạn chế đến mức tối đa các tác động của tiếng ồn phát sinh từ máy phát điện và máy bơm nước…, cần áp dụng các biện pháp sau đây:
Thường xuyên bảo trì bảo dưỡng thiết bị (kiểm tra độ mòn chi tiết, định kỳ bôi trơn, thay thế các chi tiết hư hỏng, khi lắp đặt cần kiểm tra độ cân bằng của máy)
Lắp đệm chống ồn xung quanh thiết bị để giảm thiểu mức độ ồn do máy móc gây ra.
Tại các cửa cấp và hút giớ sẽ bố trí các tấm chắn với vật liệu tiêu âm nhằm làm giảm độ ồn đến mức tối đa. Miệng cấp và hút gió cần được bố trí tại các khu vực hợp lý tránh ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Các ống dẫn cũng cần lắp thêm các vật liệu tiêu âm và chống rung nhằm giảm thiểu mức độ ồn.
Miệng xả khói của máy phát điện cũng sẽ gắn thiết bị tiêu âm đểm giảm độ ồn trước khi được nối vào hệ thống ống xả khói và gắn ống nhún để giảm lan truyền rung động, độ ồn
Đối với máy phát điện cần có phòng riêng biệt và xây dựng tường cách âm không cho tiếng ồn phát tán ra môi trường.
Các thiết bị phát sinh tiếng ồn của hệ thống xử lý nước thải (máy bơm, máy thổi khí…) đều được đặt trong nhà điều hành của trạm xử lý nước thải và cách âm với khu xung quanh và cần gắn thêm đệm để chống rung động từ đó sẽ làm giảm độ ồn. 4.1.6.2. Biện pháp giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ hệ thống điều hòa trung tâm
Giải pháp giảm thiểu tiếng ồn phát sinh từ hệ thống điều hòa trung tâm trong giai đoạn hoạt động đã được chủ dự án đưa ra và tiến hành trong giai đoạn xây dựng như: vị trí lắp đặt điều hòa, kỹ thuật lắp đặt, chất lượng và nguồn gốc của máy… Tại dự án, máy được lắp đặt tại tầng mái và được mua mới 100%. Các giải pháp giảm thiểu tiếng ồn và độ rung như sau
Giải pháp chống ồn:
+ Xây tường cách âm cho máy điều hòa trung tâm để tránh tiếng ồn phát tán ra môi trường xung quanh.
Giải pháp để giảm thiểu độ rung:
+ Lót đệm cao su xung quanh máy điều hòa để giảm thiểu độ rung
+ Lắp ống bảo ôn và vỏ bọc ống bảo ôn cho hệ thống dây điện nối với thiết bị
+ Toàn bộ ống dẫn nước phải được cô lập bằng các móc treo với khoảng cách hợp lý. Đặc biệt lưu ý hệ thống ống dẫn không được tạo thêm ứng suất cho thiết bị, vì điều này tạo thêm độ rung không cần thiết.
4.1.7. Giảm thiểu ô nhiễm do phát sinh nhiệt thừa
Trong quá trình hoạt động của máy phát điện và máy điều hòa trung tâm sẽ phát sinh một lượng nhiệt thừa gây ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh.
Với trường hợp của máy phát điện thì bố trí quạt thông gió cưỡng bức và bố trí các miệng cấp hút gió ở những vị trí phù hợp, biện pháp này vừa làm giảm ô nhiễm tiếng ồn vừa làm giảm ô nhiễm nhiệt cho khu vực lân cận.
Đối với máy điều hòa trung tâm, tại cửa cấp khí cho dàn nóng của máy, chủ đầu tư cần lắp đặt ở những vị trí thích hợp để đảm bảo không gây ồn cũng như ô