Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt khu dự án

Một phần của tài liệu 91602152 - Nguyễn Đình Tuấn - Đồ án kỹ thuật 1 (Trang 46)

Bảng 3. 20: Thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt

STT Thông số nước thải đầu vào Đơn vị Giá trị QCVN

14:2008/BTNMT, cột A 1 pH - 6,5 – 8,5 5 - 9 2 BOD mg/l 350 30 3 COD mg/l 500 50 4 TSS mg/l 200 50 5 Nitrat (NO3-) mg/l 30 30 6 Amoni (NH4+) mg/l 45 5 7 Phosphat (PO4-)(tính theo P) mg/l 12 6 8 Dầu mỡ mg/l 40 5 9 Tổng Coliforms MPN/

100ml

10.000 3.000

Nguồn: Công ty cổ phần công nghệ môi trường và xây dựng Sài Gòn

QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt

Nhận Xét: Nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt hầu hết đã vượt quá quy chuẩn cho phép nên cần được xử lý trước khi xả thải ra môi trường.

3.3.1.4. Nguồn gốc nước thải đen và nước thải xám

Nước thải đen: Nước thải đen đề cập đến nước thải chứa chất thải của con người và các mầm bệnh có hại, bao gồm phân người, nước tiểu và các vật liệu khác từ nhà vệ sinh, bồn tiểu hoặc bồn rửa. Nước thải chưa qua xử lý này sẽ được chuyển từ phòng tắm hoặc các địa điểm sử dụng đến các vùng nước khác. Nó có thể chứa các hóa chất hoặc vật liệu độc hại. Nước thải đen chứa vi khuẩn, động vật nguyên sinh, virus và các mềm bệnh khác có thể gây bệnh tật nguy hiểm khi tiếp xúc với da hoặc uống phải nước ô nhiễm.

Nước thải xám: Nước thải xám đề cập đến nước thải chứa chất thải đến từ vòi hoa sen, bồn rửa, máy rửa bát và nhiều nguồn khác, không tiếp xúc với chất thải từ con người. Việc xả thải nước màu xám từ các nhà ở, tòa nhà chung cư, bệnh viện và tòa nhà văn phòng không gây ra nhiều nguy hiểm hay tác động tiêu cực như nước thải đen. Nước nhờn có thể chứa dầu từ nấu ăn hoặc da người, tóc, xà phòng hoặc các mẩu thức ăn. Nó thường không chứa nồng độ mầm bệnh mà nước đen có. Tuy nhiên, nó có thể chứa một lượng nhỏ chất gây ô nhiễm và gây bệnh nếu con người uống phải. Nước thải xám cần được xử lý trước khi xả thải ra môi trường vì nó có thể chuyển đổi thành nước thải đen độc hại trong vòng 48 giờ.

3.3.2. Tác động từ nước mưa chảy tràn

Dựa theo bài báo khoa học “ Nghiên cứu đặc điểm, xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng mưa trên khu vực Nam Trung Bộ giai đoạn 1989 – 2018” thì lượng mưa ngày cao nhất tại Nha Trang là 381,3 mm/ngày

Tính toán lượng nước mưa phát sinh:

Công thức tính toán lưu lượng nước cực đại nước mưa chảy tràn trong sách “Quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường nước, PGS.TS. Lê Trình (1997)

Q = 0,278.K.I.A

 Q: lưu lượng cực đại (m3/ngày)

 K: hệ số chảy tràn phụ thuộc vào đặc điểm bề mặt đất. Khu vực đất trồng và cây xanh k = 0,37, khu vực nhà mái, bê tông hóa có k = 0,81. Chọn chu kỳ mưa 10 năm. (Bảng 5, TCVN 7957:2008 Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế).

 I: lượng nước mưa trung bình lớn nhất trong ngày (m3/ngày), I = 381,3 mm/ngày = 0,3813 m/ngày

 A: Diện tích đất bề mặt, A1 = 4152,28 m2 (diện tích cây xanh), A2 = 6272,30 m2

(diện tích xây dựng)

Tổng lưu lượng mưa ngày lớn nhất tại khu vực dự án:

Qmax/ngày = 0,278 x 0,3813 x (0,37 × 4152,28 + 0,81 × 6272,30 )= 701 m3/ngày Từ việc tính toán lưu lượng mưa ngày lớn nhất trong khu dự án sẽ giúp việc thiết kế hệ thống thoát nước mưa dễ dàng và phù hợp với lượng mưa tránh trường hợp hệ thống thoát nước mưa chậm sẽ làm ngập úng các tuyến đường, công trình trong dự án.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nồng độ các chất ô nhiễm có trong nước mưa được liệt kê dưới bảng sau:

Bảng 3.21: Thành phần nước mưa chảy tràn

STT Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)

1 COD 10 – 20

2 Tổng Nitơ 0,5 – 1,5 3 Tổng Phospho 0,004 – 0,03

4 TSS 10 - 20

Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, WHO, năm 1993

Nước mưa khá là sạch, chúng không làm ô nhiễm môi trường. Khi chưa xây dựng khu dư án, nước mưa phần lớn sẽ thấm xuống lòng đất. Khi dự án được xây dựng, mái nhà và sân bãi được đổ nhựa làm mất khả năng thấm vào lòng đất của nước mưa, ngoài ra, khi nước mưa chảy tràn chúng còn cuốn theo đất, cát, cặn bã xuống hệ thống thoát nước, nếu không có biện pháp xử lý thích hợp điều này sẽ làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nước mưa là

loại nước được quy ước là sạch chúng có thể được thu gom trực tiếp vào hệ thống thu gom nước mưa của khu dự án và sau đó xả thẳng vào hệ thống thoát nước của thành phố.

3.4. Đánh giá tác động nguồn phát sinh chất thải rắn

3.4.1. Nguồn phát sinh

Lượng chất thải rắn phát sinh chủ yếu từ quá trình hoạt động của nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại

Rác thải sinh hoạt bao gồm: Thực phẩm thừa, bọc nilon, giấy, chai nhựa, lon, … Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt chủ yếu là các chất hữu cơ dễ phân hủy.

3.4.2. Đặc trưng ô nhiễm và tải lượng ô nhiễm phát sinh3.4.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt 3.4.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt

Trong quá trình hoạt động, CTR sẽ phát sinh từ hoạt động của dân cư tại các căn hộ, khu thương mại, khách sạn chủ yếu bao gồm: rác thải hữu cơ ( thực phẩm thừa, rau củ quả,…) có độ ẩm cao chiếm đến 85 – 90% rác thải sinh hoạt và rác thải vô cơ (bao nylon, vỏ chai, thủy tinh,…) chiếm lượng nhỏ, từ 10 – 15% tổng khối lượng rác.

Với hệ số phát thải chất thải sinh hoạt là 0,617kg/người/ngày (Bảng 2.7,

Giáo trình quản lý và xử lý chất thải rắn, PGS. TS Nguyễn Văn Phước, 2008) và tổng lượng khách và công nhân viên là 1.852 thì tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt sinh ra trung bình mỗi ngày tại dự án vào khoảng 1.143 kg.

Như ta thấy rằng lượng CTR hàng ngày của dự án khá là cao, có nhiều khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí, nước và đất nếu chúng không được thu gom và xử lý đúng quy định. Vì vậy dự án cần phải có biện pháp xử lý nguồn chất thải này thật hợp lý và hiệu quả.

3.4.2.2. Chất thải nguy hại

Các loại chất thải phát sinh từ hoạt động của dự án chủ yếu là bóng đèn, pin, ác quy, dầu nhớt thải, hộp mực in …. Chúng sẽ được ban quản lý dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom và xử lý CTNH đến thu gom và xử lý đúng với quy định hiện hành.

3.4.3. Tác hại của ô nhiễm chất thải rắn3.4.3.1. Chất thải hữu cơ 3.4.3.1. Chất thải hữu cơ

Chất thải hữu cơ có quá trình lên men thối khá cao, điều kiện tối ưu của quá trình này là khi độ ẩm không khí 78 – 82% và nhiệt độ không khí trung bình khoảng 300C. Quá trình này gây mùi hôi thối làm cho con người khó chịu kèm theo với đó là ruồi nhặng và các vi sinh vật gây bệnh, gây tác động xấu đến môi trường và con người:

 Chất lượng không khí khu vực xung quanh

 Ảnh hưởng đến sức khỏe người dân trong khu dự án và người dân xung quanh

 Làm mất vẻ đẹp mỹ quan đo thị.

Cần phải có biện pháp quản lý hợp lý đối với loại chất thải rắn này và không để lưu trữ trong thời gian dài.

3.4.3.2. Chất thải vô cơ

Trong rác thải sinh hoạt, các thành phần trơ bao gồm:

 Loại phân hủy nhanh chóng (giấy, bìa) nhưng cũng có loại phân hủy với tốc độ chậm

 Loại khó phân hủy như túi nylon, có loại cháy được như gỗ, giấy, vải và loại không cháy được như thủy tinh, kim loại.

Loại rác thải này sẽ tích tụ thời gian dài trong đất đặc biệt là túi nylon, chúng sẽ làm ô nhiễm môi trường đất, gây mất thẩm mỹ và phá vỡ cảnh quan thiên nhiên khu vực dự án.

3.4.3.3. Chất thải nguy hại

Các thành phần trong rác thải sinh hoạt như: pin, acquy hỏng, bóng đèn huỳnh quang, hộp mực in,… khi chúng bị thải ra môi trường sẽ gây:

 Ô nhiễm nguồn nước, đất,

 Gây tác hại lâu dài cho môi trường sinh thái

 Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

3.5. Những rủi ro về môi trường trong giai đoạn hoạt động

3.5.1. Sự cố tai nạn giao thông

Vào mỗi mùa du lịch và giờ cao điểm, mật độ phương tiện giao thông trên khu vực dự án tăng cao sẽ làm gây ùn tắc giao thông trong dự án và đường Trần Phú, làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động giao thông trong khu vực và xảy ra tai nạn giao thông do sự bất cẩn hoặc ý thức chấp hành luật giao thông của người dân.

Mỗi khi có tai nạn giao thông có thể làm tắc đường, tràn nhiên liệu, cháy các phương tiện giao thông dẫn đến việc ô nhiễm không khí.

3.5.2. Sự cố cháy, nổ

Sự cố môi trường nguy hiểm nhất trong giai đoạn hoạt động của dự án đó là cháy, nổ. Các nguyên nhân thường dẫn đến cháy nổ tại Khu phức hợp Thương mại – Khách sạn – Căn hộ Tropicana Nha Trang.

 Rò rỉ khí gas và các sự cố do hoạt động nấu nướng, chế biến thức ăn tại khu bếp ăn của khách sạn.

 Rò rỉ nhiêu liệu (xăng, dầu) tại hầm để xe.

 Bỏ tàn thuốc không đúng nơi quy định vào khu vực chứa nhiên liệu dễ cháy.

 Sự cố về các thiết bị điện: dây điện, quạt, máy điều hòa, máy bơm,… bị quá tải trong quá trình vận hành, phát sinh nhiệt thừa và dẫn đến cháy. Do bị chập điện hoặc do sét đánh.

 Nổ lò hơi

 Gây thiệt hại về tài sản do sự phá hủy của sự cố cháy nổ là rất lớn.

 Gâu thiệt hại về tính mạng con người

 Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Những thiệt hại do cháy nổ là rất lớn và nguy hiểm. Vì vậy, cần phải nghiêm khắc trong vấn đề thực hiện PCCC trong toàn bộ khu vực của dự án.

3.5.3. Sự cố rò rỉ nhiên liệu

Sự cố rò rỉ nguyên nhiên liệu sẽ gây ra các tác hại lớn như gây ra cháy nổ thiệt hại về tính mạng con người, tài sản và môi trường. Nguyên nhân gây ra sự cố rò rỉ nhiên liệu:

 Rò rỉ từ bình gas trong khu vực bếp ăn của khách sạn

 Rò rỉ từ các phương tiện giao thông dưới tầng hầm

 Tràn, đổ dầu DO cấp cho máy phát điện dự phòng và lò hơi

Cần có biện pháp ứng phó sự cố thích hợp tránh gây thiệt hại về cháy nổ,…

3.5.4. Sự cố trạm xử lý nước thải tập trung

Các sự cố có thể xảy ra trong suốt quá trình hoạt đông của trạm xử lý nước thải:

 Các thiết bị máy móc tại trạm xử lý bị hư hỏng đôt ngột nhưng không có máy móc, thiết bị khác thay thế làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước nguồn tiếp nhận.

 Hiện tượng nổi bùn và mùi hôi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải do lượng bùn lắng tại các bể lắng và bể chứa bùn quá nhiều mà chưa được xử lý kịp thời.

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP XỬ LÝ VÀ GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 4.1. Giảm thiểu ô nhiễm không khí

4.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải và mùi từ bếp nấu ăn

Trong quá trình nấu ăn của dự án khu phức hợp Thương mại - Khách sạn – Căn hộ Tropicana Nha Trang có sử dụng gas, do đó khả năng phát sinh khí thải từ quá trình này không nhiều nhưng để giảm thiểu lượng khói này ban quản lý khu dự án nên áp dựng các biện pháp sau đây:

 Khu vực nấu ăn cần phải có không gian rộng rãi và lưu thông không khí tốt.

 Bên trên mỗi bếp nấu ăn cần lắp đặt hệ thống xử lý khí thải từ bếp ăn với chức năng: triệt tiêu CO2, loại bỏ độc chất trong gas, mùi thức ăn, lọc không khí, bảo vệ sức khỏe con người, môi trường. Hệ thống gồm có một chụp hút khói được hút bằng quạt, tại đây có lắp đặt một màng lọc để loại trừ những hạt dầu mỡ có kích thước lớn. Sau đó, khí sẽ được quạt hút đưa đến hệ thống lọc tĩnh điện, tại đây khí thải sẽ được đưa vào môi trường điện tử có sẵn các ion (-) và (+). Các ion này sẽ hút và giữ lại các hạt dầu mỡ có kích thước nhỏ, khói bếp. Khi đó khí từ bếp ăn chỉ còn mùi hôi và sẽ được xử lý bằng cách cho đi qua hệ thống lọc bằng than hoạt tính rồi sau đó được thải ra ngoài môi trường.

Hình 4. 1 :Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải bếp ăn tại nhà hàng

Bếp ăn Chụp hút khói và mùi có màng lọc

Thoát ra môi trường Quạt hút Máy lọc tnh đi nê

Đường khí

4.1.2. Giảm thiểu mùi hôi phát sinh từ các công trình trong dự án

Rác thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động của dự án sẽ được chứa trong các thùng rác có nắp đậy để giảm thiểu mùi hôi phát sinh và sự hoạt động của ruồi nhặng. Rác thải được chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom hàng ngày và xử lý theo quy định hiện hành.

Mùi hôi phát sinh từ các nhà vệ sinh công cộng sẽ được xử lý bằng biện pháp thông thoáng gió, các nhân viên vệ sinh thường xuyên lau dọn khu nhà vệ sinh và dán cảnh báo cấm hút thuốc trong khu vực nhà vệ sinh công cộng.

Với mùi hôi phát sinh từ trạm xử lý nước thải, các công trình bể xử lý sẽ được đậy nắp kín trừ khi cần thiết mới mở ra và có ống thông khí giữa các bể và ống thu khí chung tại tầng hầm để dẫn khí vào bồn hấp thụ bằng than hoạt tính để hấp thụ các khí gây ô nhiễm và gây mùi hôi khó chịu trước khi cho khí đi vào hệ thống ống xả cao hơn mái nhà 2,5m.

4.1.3. Giảm thiểu ô nhiễm không khí từ máy phát điện

Nguồn gây ô nhiễm không khí từ máy phát điện là không thường xuyên, chúng chỉ được sử dụng trong trường hợp mạng lưới điện quốc gia gặp sự cố hoặc bảo trì và lò hơi đều sử dụng dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh là 0,05% để làm nhiên liệu đốt, nên khí thải từ máy phát điện phần nào đó bị hạn chế và không vượt quá quy định hiện hành QCVN 19:2009/BTNMT

Để xử lý triệt để khí thải từ máy phát điện và lò hơi, dự án nên lắp đặt thêm hệ thống xử lý khí thải của lò hơi và máy phát điện để có thể loại bỏ các khí như bụi, CO2, SO2, CO2, NO2 và VOC trước khi đưa khí ra môi trường. Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải và thuyết minh sơ đồ công nghệ được trình bày dưới đây:

Hình 4. 2:Sơ đồ hệ thống xử lý khí thải lò hơi, máy phát điện

Thuyết minh sơ đồ công nghệ:

Khí thải từ lò hơi, máy phát điện sẽ được thu vào hệ thống xử lý bằng quạt hút. Tháp giảm nhiệt có nhiệm vụ làm giảm nhiệt độ của khí tải giúp tiết kiệm được hóa chất xử lý và làm tăng khả năng hấp phụ bằng than hoạt tính.Nước được dùng để giảm nhiệt sẽ được tuần hoàn lại bể nước để tái sử dụng, cặn bụi sẽ được đưa về bể chứ bùn để xử lý định kỳ. Sau đó, khí thải được đưa qua tháp hấp thụ kết hợp hấp phụ bằng than hoạt tính, khí thãi sẽ được đưa từ dưới đáy lên gặp lớp than hoạt

Ghi chú:

Đường khi Đường hóa

chất Đường nước

Đường bùn Khi thải

Tháp giảm nhi tê

Quạt hút

Tháp hấp thụ

kết hợp hấp phụ Bể lắng

Hóa chất (dung dịch Ca(OH)2

Nước

Môi trường

Một phần của tài liệu 91602152 - Nguyễn Đình Tuấn - Đồ án kỹ thuật 1 (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w