Hiện nay, Trung tâm đang sử dụng 3 công cụ để phân loại tài liệu đó là: bảng phân loại thập phân Dewey (DDC) ấn bản rút gọn 14, bảng phân loại tài liệu khoa học tổng hợp của Thư viện Quốc gia biên soạn và bảng phân loại tài liệu luật học. Mỗi bảng được Trung tâm sử dụng để phân loại cho từng nhóm tài liệu khác nhau.
2.2.2.1 Bảng phân loại DDC 14 rút gọn
Bảng phân loại (BPL) thập phân Dewey được nhà thư viện học người Mỹ, có tên đầy đủ là Melvil Louis Dewey (1851 - 1931) biên soạn vào năm 1873 và xuất bản lần đầu tiên năm 1876. Dewey đã quyết định sử dụng số thập phân để biểu thị cho chủ đề của cuốn sách thay vì sử dụng các số nguyên thông thường. Toàn bộ tri thức của nhân loại được chia làm 10 lớp chính, mỗi lớp chính được chia thành 10 lớp con; đến lượt mình mỗi lớp con lại được chia thành 10 lớp nhỏ chi tiết hơn.
BPL Dewey hiện đang được sử dụng rộng rãi ở 138 nước và được dịch sang hơn 30 ngôn ngữ. Hiện nay có khoảng 20.000 thư viện trên thế giới sử dụng DDC.
42
BPL thập phân Dewey được xuất bản thành hai dạng: Bảng rút gọn và bảng đầy đủ. Bảng rút gọn dành cho các thư viện có vốn tài liệu khoảng 20.000 bản, được xuất bản lần đầu năm 1894 và đến nay đã được xuất bản đến lần thứ 14. Bảng phân loại DDC rút gọn ấn bản lần thứ 14 bao gồm bảng chính, 04 bảng phụ và bảng tra cứu chủ đề.
Bảng chính chia thành 10 môn loại chính còn gọi là các lớp cơ bản có ký hiệu bằng chữ số Ả rập với ba con số và có hai số 0 ở cuối, cụ thể như sau:
000 Tổng loại 100 Triết học và tâm lý học 200 Tôn giáo 300 Khoa học xã hội 400 Ngôn ngữ 500 Khoa học tự nhiên 600 Công nghệ 700 Nghệ thuật 800 Văn học 900 Lịch sử và địa lý Các bảng phụ bao gồm:
Bảng 1: Tiểu phân mục chung
Bảng 2: Khu vực địa lý và con người
Bảng 3: Tiểu phân mục cho từng nền văn học, các thể loại văn học cụ thể Bảng 4: Tiểu phân mục của từng ngôn ngữ
Bảng phân loại DDC 14 được Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội sử dụng để phân loại các tài liệu ngoại văn. Hiện nay, có đến 70% các tài liệu ngoại văn của thư viện không tiến hành biên mục gốc mà được nhập khẩu biểu ghi từ một số thư viện trên thế giới qua cổng tra cứu Z39.50 của phần mềm Libol 6.0. Những biểu ghi được tải về từ các thư viện này hầu hết được phân loại theo bảng phân loại thập phân Dewey. Do vậy, để đảm bảo tính
43
thống nhất ký hiệu phân loại, thư viện đã quyết định sử dụng bảng phân loại DDC 14 để phân loại các tài liệu ngoại văn mà không tải được biểu ghi qua cổng Z39.50.
2.2.2.2 Bảng phân loại tài liệu khoa học tổng hợp
Ngay từ những ngày đầu thành lập, Thư viện đã sử dụng Bảng phân loại tài liệu khoa học tổng hợp để phân loại tài liệu và tổ chức bộ máy tra cứu trong thư viện. Đến nay, với sự bùng nổ thông tin, số lượng tài liệu thuộc ngày càng gia tăng và sự xuất hiện nhiều ngành, lĩnh vực mới đã làm bảng phân loại này trở nên chật hẹp và thiếu vị trí cho một số chủ đề nhất định. Hơn nữa mục 34: Nhà nước và pháp luật của bảng đã lỗi thời lạc hậu, khả năng cập nhật cũng hạn chế khiến cho công tác phân loại gặp nhiều khó khăn. Mặc dù những hạn chế như vậy nhưng thư viện vẫn sử dụng bảng này để phân loại các tài liệu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội như lịch sử, chính trị, văn hóa, giáo dục, kinh tế, các tài liệu về chủ nghĩa Mác Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh…bởi số lượng tài liệu thuộc nhóm ngành này không nhiều và nội dung của tài liệu không quá chuyên sâu.
Bảng phân loại tài liệu khoa học tổng hợp gồm 2 tập: Tập 1: Bảng chính và Các bảng phụ
Tập 2: Bảng tra chủ đề và Hướng dẫn sử dụng
Bảng chính được chia thành các môn loại lớn, cụ thể như sau: 0 Tổng loại
1 Triết học. Tâm lý học. Logic học 2 Chủ nghĩa vô thần. Tôn giáo 3K Chủ nghĩa Mác Lê nin
3 Các khoa học xã hội – Chính trị 4 Ngôn ngữ học
5 Khoa học tự nhiên – Toán học ………..
44 8 Nghiên cứu văn học
9 Lịch sử - Địa lý K Văn học dân gian
V Tác phẩm văn học Việt Nam
N(…) Tác phẩm văn học của nước ngoài C Tác phẩm văn học thế giới cổ đại Đ Sách thiếu nhi
Trong mỗi môn loại lớn lại được chia thành những môn ngành trực thuộc và những đề mục chi tiết hơn.
Bảng trợ kí hiệu bao gồm: - Trợ kí hiệu hình thức
- Trợ kí hiệu địa lý Việt Nam
- Trợ kí hiệu địa lý các châu, nước ngoài - Trợ kí hiệu ngôn ngữ
2.2.2.3 Bảng phân loại tài liệu luật học
Với đặc thù là một thư viện chuyên ngành, 70% tài liệu trong thư viện thuộc lĩnh vực luật, do đó việc biên soạn một BPL tài liệu mang tính chuyên ngành để áp dụng trong công tác chuyên môn của thư viện là một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho Thư viện.
Từ thực tiễn đó, tháng 8/1996 với sự giúp đỡ về chuyên môn của các khoa, tổ bộ môn, chuyên gia luật, chuyên gia thư viện trong và ngoài Trường, nhóm cán bộ nghiệp vụ của Thư viện đã triển khai biên soạn Bảng phân loại các tài liệu luật học và được hoàn thành vào tháng 5/1998.
Bảng phân loại các tài liệu luật học được xây dựng trên cơ sở phát triển mục 34 – Nhà nước pháp quyền; các khoa học pháp lý của “Bảng phân loại dùng cho các thư viện khoa học tổng hợp” của Thư viện Quốc gia biên soạn năm 1991. Cấu trúc của Bảng phân loại các tài liệu luật học bao gồm:
45
- Bảng chính phản ánh nội dung 7 nhóm ngành cơ bản của lĩnh vực luật từ 34.0 đến 34.7, cụ thể như sau:
34.0 Các ngành khoa học lý luận và lịch sử
34.01 Lý luận về nhà nước và pháp luật 34.02 Lịch sử nhà nước và pháp luật 34.03 Lịch sử các học thuyết chính trị
34.1 Các ngành khoa học luật hiến pháp và luật hành chính
34.11 Luật Hiến pháp 34.12 Luật Hành chính
34.2 Các ngành khoa học pháp luật kinh tế
34.20 Luật Kinh tế 34.21 Luật Tài chính 34.22 Luật Ngân hàng 34.23 Luật Lao động 34.24 Luật Đất đai
34.25 Luật Bảo vệ tài nguyên - môi trường
34.3 Các ngành khoa học luật dân sự và luật hôn nhân – gia đình
34.31 Luật Dân sự
34.32 Luật Hôn nhân và gia đình
34.4 Các ngành khoa học luật hình sự và tội phạm học
34.41 Luật Hình sự 34.42 Tội phạm học 34.5 Các ngành khoa học luật tố tụng 34.51 Luật tố tụng hình sự 34.52 Luật tố tụng dân sự 34.53 Luật tố tụng kinh tế 34.54 Luật tố tụng hành chính 34.55 Luật tố tụng lao động
46
34.6 Các ngành khoa học luật quốc tế và tƣ pháp quốc tế
34.61 Luật quốc tế 34.62 Tư pháp quốc tế
34.7 Các ngành khoa học pháp lý bổ trợ
34.71 Khoa học điều tra hình sự 34.72 Tâm lý học tư pháp
34.73 Tâm thần học tư pháp
- Bảng trợ ký hiệu hình thức dùng để phân biệt các thể loại văn bản pháp luật khác nhau như Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Thông tư, chỉ thị…
- Bảng trợ ký hiệu địa lý phản ánh đầy đủ địa danh, địa giới hành chính của Việt Nam cũng như các nước trên thế giới trên cơ sở của Bảng phân loại 19 lớp.