Quy trình định từ khóa

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42712 (Trang 49 - 53)

Định từ khóa là quá trình phân tích tài liệu, lựa chọn các yếu tố đặc trưng về nội dung và thể hiện chúng thành tập hợp các từ khóa phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin theo ngôn ngữ từ khóa trong hệ thống tìm tin tự động.

Nội dung các từ khóa có thể là: - Đối tượng nghiên cứu bậc 1

- Đối tượng nghiên cứu khái quát hóa nếu tài liệu có 3 chủ đề trở lên - Đối tượng nghiên cứu bậc 2

- Các phương diện nghiên cứu bậc 1 - Các phương diện nghiên cứu đặc thù - Lĩnh vực áp dụng đặc biệt

Quy trình định từ khóa của cán bộ Trung tâm được tiến hành theo quy trình định từ khóa tự do, bao gồm các bước sau:

- Phân tích chủ đề, xác định các đặc trưng nội dung

- Dịch các đặc trưng nội dung sang ngôn ngữ từ khóa bằng phương pháp xử lý từ vựng.

- Trình bày từ khóa theo quy định

Cũng giống như phân loại tài liệu, trước khi định từ khóa, các cán bộ thư viện sẽ tiến hành kiểm tra các biểu ghi tương ứng của tài liệu trên CSDL của các thư viện lớn trên thế giới để có thể tham khảo các từ khóa. Công việc này

50

chỉ áp dụng đối với tài liệu ngoại văn. Hầu hết các biểu ghi của thư viện nước ngoài đều được định chỉ mục theo phương thức tạo đề mục chủ đề. Căn cứ vào đề mục chủ đề (được trình bày bằng tiếng Anh), các cán bộ sẽ chọn ra các yếu tố đặc trưng về nội dung của tài liệu và dịch các đặc trưng đó sang tiếng Việt.

Ví dụ: Tên tài liệu Constitutional law

650: $aConstitutional law $zUnited States

Từ khóa được định cho tài liệu này sẽ là Luật Hiến phápMỹ

Phương thức này sẽ tiết kiệm thời gian và công sức cho cán bộ trong việc định từ khóa, đặc biệt là giải quyết vấn đề hạn chế về trình độ ngoại ngữ của cán bộ. Theo các cán bộ xử lý, có đến 70% tài liệu tiếng Anh của thư viện được định từ khóa theo phương thức này.

Các tài liệu tiếng Việt và tài liệu tiếng Anh không tìm thấy biểu ghi trong CSDL của các thư viện khác sẽ được tiến hành theo quy trình định từ khóa thông thường với các buớc sau:

Bước 1: Phân tích chủ đề

Trong định từ khóa, mục đích của việc phân tích nội dung tài liệu là xác định rõ tài liệu đề cập đến vấn đề gì. Cụ thể là xác định rõ đối tượng bậc 1, đối tượng bậc 2, các phương diện nghiên cứu của đối tượng và các phương pháp đặc thù được đề cập trong nội dung tài liệu.

Đối tượng nghiên cứu là đặc trưng quan trọng nhất phản ánh nội dung của tài liệu. Trong một tài liệu có thể có một hoặc một số đối tượng nghiên cứu. Phương diện nghiên cứu của đối tượng là thông tin trả lời cho câu hỏi: đối tượng được nghiên cứu ở góc độ nào, ở đâu, thời gian nào.

Phương pháp nghiên cứu đặc thù trả lời cho câu hỏi: việc nghiên cứu đối tượng có sử dụng phương pháp gì đặc biệt.

Luận văn đã tiến hành khảo sát 5 cán bộ về cách thức phân tích nội dung tài liệu của họ khi định từ khóa. Kết quả như sau:

51

- 5/5 cán bộ cho rằng khi phân tích nội dung tài liệu phải đọc các yếu tố nhan đề, mục lục, lời giới thiệu…

- 5/5 cán bộ cho rằng sau khi đọc tài liệu cần tìm ra các khái niệm đặc trưng cho tài liệu. Trong đó, 3/5 cán bộ nêu được chính xác các khái niệm đặc trưng của tài liệu là đối tượng nghiên cứu, phương diện và phương pháp nghiên cứu, 2/5 cán bộ không trả lời được đầy đủ và chính xác các khái niệm.

Bước 2: Dịch các đặc trưng sang ngôn ngữ từ khóa tự do bằng phương pháp xử lý từ vựng

Sau khi đã lựa chọn được các đặc trưng của tài liệu, nhiệm vụ tiếp theo của cán bộ xử lý là phải dịch các đặc trưng đó sang ngôn ngữ từ khóa bằng phương pháp xử lý từ vựng.

Xử lý từ vựng là thao tác biến đổi các từ ngữ thành dạng thức được sử dụng trong cách hành văn viết hoặc văn nói sang dạng thức có thể tra cứu được. Để trở thành một đơn vị từ vựng có thể tra cứu được, từ khóa phải đảm bảo các yêu cầu như: đủ nghĩa, thông dụng, súc tích, ngắn gọn, chính xác, hiện đại, đơn nghĩa và khách quan. Chính vì vậy, để lựa chọn được các từ khóa có chất lượng, đòi hỏi người cán bộ xử lý phải nắm chắc phương pháp xử lý từ vựng.

Trong 5 cán bộ được hỏi, có 2 cán bộ trả lời có sử dụng phương pháp xử lý từ vựng trong việc dịch các đặc trưng tài liệu sang ngôn ngữ từ khóa. 03 cán bộ trả lời rằng họ dịch từ khóa một cách cảm tính, có nghĩa là lựa chọn những từ có nghĩa, phản ánh đúng các đặc trưng của tài liệu được lựa chọn. Lý do họ đưa ra là Trung tâm sử dụng phương pháp định từ khóa tự do nên không nhất thiết phải tuân theo các quy tắc, chuẩn, yêu cầu về ngôn ngữ từ khóa. Tất cả cán bộ xử lý đều nêu được từ khóa phải đảm bảo được các yêu cầu như tính đầy đủ, chính xác, súc tích, ngắn gọn, khách quan và đơn nghĩa.

Việc nắm vững phương pháp xử lý từ vựng sẽ giúp cán bộ xây dựng được tập hợp các từ khóa chuẩn mà sau khi dùng công cụ kiểm soát sẽ không phải tra tìm và sửa đổi nhiều.

52

Bước 3: Trình bày từ khóa theo quy định

Từ khóa là từ hoặc cụm từ có nghĩa được sử dụng để mô tả nội dung chính của tài liệu. Đặc điểm riêng biệt của ngôn ngữ từ khóa so với ngôn ngữ đề mục chủ đề là các từ khóa có giá trị tìm tin ngang nhau. Như vậy yêu cầu đặt ra là khi trình bày các từ khóa trong biểu ghi phải tính đến việc ưu tiên các từ khóa chính (đối tượng nghiên cứu của tài liệu) hơn các từ khóa khác. Một yêu cầu khác là làm thế nào có thể trích rút được các từ khóa chính, từ khóa địa lý hay từ khóa nhân vật để xây dựng các bảng tra cứu phụ trợ hoặc biên soạn thư mục và các ấn phẩm thông tin khác. Hiện nay, có 2 cách trình bày từ khóa trong biểu ghi được các thư viện áp dụng.

Cách thứ nhất: trình bày các từ khóa trong trường 653, tất cả các từ khóa đều được trình bày ở trường này, bao gồm từ khóa chính, từ khóa nhân vật, từ khóa địa lý…

Cách thứ hai: trình bày từ khóa chính và từ khóa phụ trong trường 653, từ khóa địa lý được trình bày ở trường 651 và từ khóa nhân vật được trình bày ở trường 610.

Việc trình bày từ khóa tại Trung tâm được thực hiện theo cách thứ nhất, có nghĩa là toàn bộ từ khóa được trình bày ở trường 653.

Mã tài liệu Nhãn trƣờng Chỉ thị Nội dung trƣờng

HLU020000019 653 ## $aLuật Dân sự

$aNghĩa vụ dân sự $aViệt Nam

HLU020000655 653 ## $aLuật Quốc tế

$aThanh toán quốc tế $aThương mại quốc tế

HLU150027448 653 ## $aLuật Hành chính

53

$aTính hợp pháp $aTính hợp lý $aViệt Nam

Bảng 2.2: Cách thức trình bày từ khóa trong CSDL của Trung tâm

Như vậy, với phương thức trình bày từ khóa như trên, các từ khóa sẽ có giá trị ngang nhau, không có dấu hiệu để phần mềm phân biệt được từ khóa chính và các từ khóa khác. Điều đó đồng nghĩa với việc khi tìm tin các kết quả tìm kiếm sẽ không có sự ưu tiên đối với các từ khóa chính. Khi biên soạn các ấn phẩm thư mục sẽ không trích được các từ khóa chính, các từ khóa nhân vật, từ khóa địa lý để xây dựng các bảng tra phụ trợ.

Một phần của tài liệu Trung tâm Thông tin – Thư viện Library and Information Center42712 (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)