I. Bài mới :Nằ mở phía Tây nước ta,Tây nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòngđối với cả nướcvà khu vực Đông Dương.Tây Nguyêncó tiềm năng để phát triển kinh tế và
B. Phương tiện kiểm tra:
- Bút chì, thước kẻ, SGK địa lí 9 và at lat C. Đề bài:
Câu 1: (2,5 điểm). Dựa vào bảng thống kê dưới đây:
Lương thực có hạt bình quân đầu người thời kì 1995 - 2002 (kg)
Năm 1995 1998 2000 2002 Cả nước Bắc Trung Bộ 363,1 235,2 407,6 251,6 444,8 302,1 463,8 333,7 a) Nhận xét về bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ và với cả nước. b)Giải thích vì sao?
Câu 2: (3,5điểm). So sánh sự khác nhau về cơ cấu cây công nghiệp lâu năm giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên. Giải thích vì sao có sự khác nhau đó.
Câu 3: ( 4 điểm )
Dựa vào lược đồ H28.1 và H 29.2 hãy nêu tên các đối tượng địa lí theo thứ tự từ Bắc xuống Nam của vùng Tây Nguyên:
a. Tên các tỉnh.
b. Tên các vườn quốc gia
c. Tên các sông và nhà máy thuỷ điện
d. Tên các con đường quốc lộ nối Tây nguyên đến cảng biển Duyên hải Nam trung bộ và các cửa khẩu đến Lào và Căm pu chia.
Hết
ĐÁP ÀN VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu1: ( 2,5 điểm)
a) Nhận xét: 1,0 điểm ( mỗi ý đạt 0,5 đ)
- Bình quân lương thực có hạt theo đầu người của Bắc Trung Bộ và cả nước liên tục tăng, nhưng Bắc trung bộ luôn thấp hơn cả nước:
- Tốc độ tăng bình quân lương thực có hạt đầu người của Bắc Trung Bộ giai đoạn 1998 - 2002 cao hơn cả nước, cụ thể cả nước giai đoạn này tăng 56,2kg/người, trong khi đó Bắc trung bộ là 82,1 kg/người
b) Giải thích: ( 1,5 điểm) ( mỗi ý đúng đạt 0,75 điểm)
- Bình quân lương thực có hạt thấp hơn cả nước vì đây là vùng có nhiều khó khăn về sản xuất lương thực (đồng bằng nhỏ và đất đai ít màu mỡ, nhiều thiên tai, dân đông)
- Tốc độ tăng bình quân lương thực có hạt của Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn cả nước là do gần đây Bắc Trung Bộ đã có nhiều cố gắng trong sản xuất để đảm bảo việc tự túc lương thực (đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất)
Câu 2:: 3,5 điểm a) Khác nhau: 1,5 điểm
- Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng chủ yếu là chè và một số cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới như hồi, sơn, quế. (0,5 điểm)
- Tây Nguyên: 1 điểm (mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm)
+ Trồng chủ yếu là cây xứ nóng như cà phê, hồ tiêu, cao su, trong đó nhiều nhất là cà phê. + Ngoài ra đây cũng là nơi trồng nhiều chè, đứng thứ 2 sau Trung du và miền núi Bắc Bộ.
b) Giải thích: 2 điểm
- Do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên (0,25 đ)
- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng có mùa đông lạnh nhất cả nước, điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Khí hậu có mùa đông lạnh và những vùng núi cao có khí hậu mát quanh năm là ĐK thuận lợi cho việc trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới. (0,75 điểm) - Tây Nguyên: 1 điểm (mỗi ý đúng 0,5 điểm)
+ Khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm, nhiều đất badan, thuận lợi cho việc trồng các cây công nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là cà phê.
+ Những nơi địa hình cao, có khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho việc trồng chè. Câu 3: ( 4 đ)
a. Tên tỉnh: Kon tum, Gia lai, ĐăK Lăk, Đăk nông và Lâm đồng ( 1 đ)
b. Vườn quốc gia: Chư Mom Rây, Kon ka kinh, Yok đôn, Chư yang sin ( 1 đ)
c. Sông và nhà máy thuỷ điện: Sông xe xan ( ya li và xê xan), Xrê pôk ( nDrây Hlinh và Buôn kuôp) ( 1 đ)
d. Quốc lộ:19 và 26; Cửa khẩu: Bờ y, và Lệ thanh, ( 1 đ)
Ghi chú: Nếu HS ghi sai cứ một vị trí thì trừ 0,25 đ , từ hai vị trí trở lên thì không chấm điểm..
Hết ―♣―♣―
Tuần 20 Ngày soạn: Tiết 35
Bài 31: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Hiểu được Đông Nam bộ là vùng phát triển kinh tế rất năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp vị trí địa lí,các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển, cũng như các đặc điểm dân cư – xã hội
2. Kĩ năng:
- Nắm vững phương pháp kết hợp kênh hình và kênh chữ để giải thích: +Một số đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng.
+ Trình độ đô thị hoá và một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cao nhất trong cả nước. 3. Thái độ tình cảm:
Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ biên giới, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên B. Phương tiện dạy học:
-Lược đồ tự nhiên vùng Đông nam bộ - Bản đồ địa lí tự nhiên,bản đồ khu vực Đông nam á - Một số tranh ảnh về tự nhiên Đông nam bộ
C. Hoạt động trên lớp:
I. Khởi động :Chúng ta đã tìm hiểu 5 vùng kinh tế nước ta, hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp một vùng kinh tế nữa, đây là vùng kinh tế có vị trí địa lí, điều kiện tự nhiân, dân cư – xã hội thuận lợi để phát triển kinh tế, đoá là vùng Đông nam bộ. Vậy vùng này có đặc điểm gì ta tìm hiểu bài học hôm nay.
II. Hoạt động của Thầy – Trò:
Để nắm vừng vị trí và giới hạn của vùng ở đâu ta tìm hiểu phần 1:
Hoạt động 1 ( 6 /) I. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ: ? Dựa vào lược đồ 31.1 lên bảng xác định ranh
giới của vùng và cho biết vùng tiếp giáp với nơi nào, phía nào? ( Phía đông và đông an,m giáp vùng TN và DH NTB, phái nam là biển, TN giáp vùng DDB sông cửu Long, phía bắc và tây bắc giáp căm pu chia )
? Dựa vào kênh chữ SGK Nêu diện tích và số dân của vùng
? Dựa vào bản đồ và lược đồ 17.1 nêu vị trí giới hạn của vùng
? Quan sát H17.1 nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng(Dễ dàng giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng trong nước, với các nước ĐNA, nằm vị độ thấp nên ít thiên tai...)
Tiếp giáp với các vùng kinh tế năng động và trung tâm ĐNA
Chuyển ý: Vùng DDNB có đặc điểm gì về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ta tìm hiểu phần 2:
Hoạt động 2: (17/) II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên: ? Dựa vào gam màu trên bản đồ và sự hiểu biết
theo em vùng ĐNB có dạng địa hình gì ? Quan sát B 31.1 nêu đặc điểm khí hậu vùng ĐNB
? Theo em đặc điểm tự nhiên Đông nam bộ có thế mạnh gì để phát triển kinh ( phát triển ngành nông
1. Điều kiện tự nhiên : -Địa hình:
Phù sa cổ
nghiệp....)
? Dựa vào bảng 31.1 kết hợp với lược đồ, bản đồ hãy nêu tên các loại tài nguyên của vùng ĐNB ? Xác định trên bản đồ các mỏ khoáng sản vùng DDNB. ? Xác định trên bản đồ các sông, hồ của vùng. ?Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển ngành kinh tế nào. ( Đầy đủ các ngành kinh tế)
? Tại sao DDNB phát triển mạn ngành kinh tế biển ( biển ấm, ngư trường rộng...)
? Trong quá trình phát triển kinh tế ĐNB gặp khó khăn gì ( Trên đất liền ít khoáng sản, diện tích rừng ít....)
? Vì sao phải bảo vệ rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở ĐNB.( Để giữ nước chống xói mòn...)
2. Tài nguyên thiên nhiên:
Phong phú: Đất, khoáng sản, khí hậu biển, nước
Chuyển ý: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên có ảnh hường gì đến đặc diểm dân và xã hội của vùng
ta tìm hiểu phần 3
Hoạt động 3: ( 10/ ) III. Đặc điểm dân cư, xã hội: ? Dựa vào kênh chữ SGK nêu đặc điểm dân cư của
vùng
?Quan sát bảng 17.2 nhận xét các chỉ têu của vùng ĐNB so với cả nước , từ đó nêu nhận xét về đời sống dân cư của ĐNB.
( Tiểu vùng Đông bắc các chỉ tiêu phát triển dân cư xã hội cao hơn tiểu vùng Tây bắc)
? Qua đó em hãy rút ra nhận xét về đặc điểm dân cư xã hội của vùng
? Theo em trình độ đô thị hoá cao có thuận lợi và khó khăn gì. ( Tốc độ đô thị hoá nhanh, cônng nghiệp phát triển mạnh, ô nhiễm môi trường...)
2. Dân cư :
Số dân đông, nguồn lao động dồi dào, có tay nghề cao, năng động sang tạo.
2.Xã hội:
Đời sống dân cư khá phát triển
III. Củng cố đánh giá: Dựa vào kiến thức của nội dung bài học, hãy điền Đ hoặc S vào các đáp án sau cho phù hợp:
Câu 1:Ý nghiĩa của vị trí địa lí vùng Đông Nam Bộ: a.Vùng nằm ở vị độ thấp nên ít thiên tai.
b.Cầu nối giữa Tây nguyên, DH Nam trung bộ, ĐB sông cửu Long, những vùng giàu tiềm năng. c.Gần các tuyến giao thông khu vực và quốc tế.
đ Cửa ngõ của các nước láng giềng phía Tây ra biển.
e. Nối liền vùng đất liền với biển Đông giàu tiềm năng kinh tế
g. Là vùng giàu khoáng sản nhất nước ta. Đáp án: Đ: a, b, c, e S: d, g
IV. Hoạt động nối tiếp:
3. Giao việc : Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động kinh tế vùng Đông Nam Bộ . 4. Dặn dò: Học bài, làm bài tập SGK, nghiên cứu bài 32.
Tuần 21 Ngày soạn: 10 – 01 – 2009 Tiết 36
Bài 32: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tt) A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Hiểu được Đông Nam bộ là vùng có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng caotrong GDP. Sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng. Bên cạnh những thuận lợi, các ngành này cũng có những khó khăn nhất định.
- Hiểu một số khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp tiên tiến như khu công nghệ cao, khu chế xuất. 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kênh hình và kênh chữ để phân tích, nhận xét một số vấn đề quan trọng của vùng. - Kĩ năng phân tích so sánh số liệu, dữ liệu trong các bảng, trong lược đồ theo câu hỏi dẫn dắt.
3. Thái độ tình cảm:
Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. B. Phương tiện dạy học:
-Lược đồ kinh tế vùng Đông nam bộ - Một số tranh ảnh về tự nhiên Đông nam bộ C. Hoạt động trên lớp:
I. Khởi động :Chúng ta đã tìm hiểu về vị trí địa lí điều kiện tự nhiên ĐNB, đó là những điều kiện thuận lợi giúp cho vùng phát triển kinh tế. Vậy vùng ĐNB tình hình phát triển kinh tế như thế nào chúng ta tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
II. Hoạt động của Thầy – Trò:
Hoạt động 1 ( 15/) IV.Tình hình phát triển kinh tế: ? Dựa vào kênh chữ SGK nêu đặc điiểm ngành
công nghiệp vùng ĐNB trước năm 1975? ( Phụ thuộc nước ngoài, tập trung sài gòn...)
? Dựa vào lược đồ 32.2 nêu các ngành công nghiệp chủ yếu của ĐNB.Và rút ra nhận xét cơ cấu ngành hiện nay? ( Đa dạng...)
? Dựa vào bảng 32.1 nhận xét tỉ trọng công nghiệp – xây dựng so với các ngành khác.
? Quan sát H17.1 nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng(Dễ dàng giao lưu kinh tế - xã hội với các vùng trong nước, với các nước ĐNA, nằm vị độ thấp nên ít thiên tai...)
? Dựa vào lược đồ 32.2 nhận xét sự phân bố các trung tâm công nghiệp của vùng.
? Xác định trên bản đồ các trung tâm công nghiệp của vùng.
? Sản xuất công nghiệp của vùng tập trung chủ yếu ở đâu?
? Vì sao sản xuất công nghiệp lại tập trung chủ yếu ở TPHCM? (Vị trí đại lí, nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao, cơ sở hạ tầng phát triển...)
? Trong quá trình phát triển công nghiệp gặp khó khăn gì? Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, chất lượng môi trường suy giảm...)
1. Công nghiệp:
- Công nghiệp – xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong GDP. - Cơ cấu cân đối: Công nghiệp nặng, nhẹ,
chế biến lương thực thực phẩm
- Một số ngành hiện đại đã và đanh hình thành:Dầu khí, công nghệ cao, điện tử.
- TP Hồ chí minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng.
? Dựa vào điều kiện tự nhiên hãy cho biết cây trồng quan trọng nhất vùng ĐNBlà cây gì?
?Dựa vào bảng 32.2 cho biết cây công nghiệp bnào được trồng nhiều nhất ĐNB. ( Cao su).
? Xác định trên bản đồ nơi trồng nhiều cây công nghiệp dài ngày.
? Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết tại sao cây cao su lại được trồng nhiều ở ĐNB. ( Khí hậu nóng ẩm, đất xám, nguyên liệu cho công nghiệp) ? Ngoài cây công nghiệp vùng còn trồng được những loại cây nào khác?
? Xác định trên bản đồ nơi phát triển các loại gia súc gai cầm?
? Tại sao chăn nuôi lại phát triển tại TP HCM? ( Nguồn thức ăn từ công nghiệp...)
? Rút ra nhận xét về ngành chăn nuôi vùng ĐNB? ? Xác định trên bản đồ các hồ vùng ĐNB.
? Nêu giá trị kinh tế của các hồ nêu trên? ( Hồ Trị an, hồ Thác mơ ngoài cung cấp nước để sản xuất ra điện, nó còn có giá trị cung cấp nước tưới cho cây trồng; Hồ Dầu tiếng ngoài cung cấp nước tưới còn có giá trị nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản) ? Ngoài phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt vùng ĐNB còn nuôi thuỷ sản ở đâu?
? Để đẩy mạnh thâm canh cây công nghiệp vùng cần chú ý vấn đề gì? ( Thuỷ lợi...)
? Hiện nay các địa phương trong vùng đã làm gì để phát triển kinh tế bền vững? ( Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn...)
a. Trồng trọt:
- Cây công nghiệp dài ngày là cây quan trọng nhất: Cao su, hồ tiêu, điều, cà phê
- Cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả cũng là thế mạnh của vùng.
a. Chăn nuôi:
- Chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển theo hướng công nghiệp.
- Nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản đem lại nguồn lợi lớn.
III. Củng cố đánh giá:
1. Củng cố : Câu hỏi 1 SGK (Phần 1 ).
2. Đánh giá: Dựa vào kiến thức đã học hãy điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống sao cho thích hợp: Các trung tâm công nghiệp lớn vùng ĐNB tập trung chủ yếu ở...1... vì đây là những nơi có ...2... nguồn....3...và .4...tương đối tốt.
Đáp án: 1: TPHCM, Biên hoà, Vũng tàu; 3:Lao động dồi dào, tay nghề cao; 2: Vị trí thuận lợi; 4: Cơ sở hạ tầng
IV. Hoạt động nối tiếp:
1 Giao việc : Sưu tầm tranh ảnh về hoạt động kinh tế vùng Đông Nam Bộ . 2 Dặn dò: Học bài, làm bài tập SGK, nghiên cứu bài 34 .
Tuần 22 Ngày soạn: 10 – 01 – 2009 Tiết 36
Bài 33: VÙNG ĐÔNG NAM BỘ (tt) A. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Hiểu được dịch vụ là lĩnh vực kinh tế phát triển mạnh và đa dạng, sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên và kinh tế - xã hội, góp phần thúc đẩy sản xuất và việc làm. TPHCM và các TP Biên hoà, Vũng tàu cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có tầm quan trọng đặc biệt đối với ĐNB và cả nước - Tiếp tục tìm hiểu khái niệm vùng kinh tế trọng điểm qua thực tế vùng kinh tế trọng điểm phía Nam 2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kênh hình và kênh chữ để phân tích và gải thích một số vấn đề bức xúc ở vùng ĐNB
- Kĩ năng khai thác thông tin trong ảnh và lược đồ theo câu hỏi gợi ý 3. Thái độ tình cảm:
Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển kinh tế ổn định xã hội B. Phương tiện dạy học:
-Lược đồ kinh tế vùng Đông nam bộ - Một số tranh ảnh về tự nhiên Đông nam bộ C. Hoạt động trên lớp:
I. Khởi động :Chúng ta đã tìm hiểu hooijddawcj điểm ngành nông nghiệp và công nghiệp vùng ĐNB, vùng ĐNB không chỉ có ngành nông, công nghiệp phát triển mà dịch vụ là một trong những hoạt động kinh tế hàng đầu của vùng vậy ngành này có đặc điểm gì, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có vai trò gì ta tìm hiểu bài học hôm nay
II. Hoạt động của Thầy – Trò:
Hoạt động 1 ( 15/) IV.Tình hình phát triển kinh tế: ? Dựa vào kênh chữ SGK cho biết ngành dịch vụ
của vùng gồm những hoạt động kinh tế nào - Thảo luận: ( 3 / )
Phân tích bảng 33.1 rút ra nhận xét về một